Thứ sáu 16/05/2025 17:38

Cơ hội lớn cho ngành logistics từ dự án đường sắt trên 203 nghìn tỷ đồng

Dự án tuyến đường sắt Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng với giá trị đầu tư sơ bộ trên 203 nghìn tỷ đồng được xem là cơ hội lớn cho ngành logistics Việt Nam.

Chiều 15/2, tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Tuyến đường sắt Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng bắt đầu tại vị trí kết nối ray qua biên giới giữa ga Lào Cai mới và ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc), kết thúc tại khu bến Lạch Huyện. Tuyến đường đi qua 9 địa phương: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng với tổng chiều dài tuyến chính khoảng 390,9 km và ba tuyến nhánh khoảng 27,9 km.

Toàn cảnh phiên họp chiều ngày 15/2. Ảnh: QH

Theo tờ trình của Chính phủ, tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 203.200 tỷ đồng (khoảng 8,37 tỷ USD). Chính phủ dự kiến nguồn vốn cho dự án gồm ngân sách trung ương, địa phương; nguồn vốn trong nước, vốn vay từ Chính phủ Trung Quốc và các nguồn hợp pháp khác.

Thảo luận tại hội trường, đại biểu Sùng A Lềnh - đoàn Lào Cai cho biết: Dự án tuyến đường sắt Lào Cai- Hà Nội - Hải Phòng là tuyến giao thông quan trọng kết nối giao thương kinh tế giữa các vùng kinh tế của Việt Nam và quốc tế, mở ra cơ hội lớn để phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, tiết kiệm chi phí logistics, giảm tải giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển xanh bền vững, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Để triển khai dự án, các địa phương nơi có tuyến đường sắt đi qua đã có nhiều đề xuất về cơ chế, chính sách đặc thù qua trọng, tuy nhiên để đảm bảo tiến độ theo đề xuất của Thủ tướng Chính phủ, đại biểu Sùng A Lềnh đề nghị có thêm hỗ trợ khác để ổn định chỗ ở, ổn định đời sống, sản xuất cho nhân dân. Cho phép Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương chủ động quyết định biện pháp hỗ trợ, mức hỗ trợ đối với từng trường hợp cụ thể theo quy định hiện hành của pháp luật.

Đại biểu Sùng A Lềnh - Đoàn Lào Cai. Ảnh: QH

Đồng thời, cho phép Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được thực hiện ngay công tác quy hoạch thuộc các nội dung liên quan đến dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng theo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn số 47/2024/QH15 ngày 26/11/2024 trước ngày Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2025.

Đóng góp ý kiến tại tổ vào chiều ngày 14/2, đại biểu Trần Lưu Quang – đoàn Hải Phòng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương khẳng định: Đây là cơ hội rất lớn cho chúng ta. Bởi cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc đều mong muốn đường sắt này.

Lý do giản dị lắm. Phía Trung Quốc, đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nam của Trung Quốc để đi được ra biển trên đất của họ phải mất quãng đường gấp 3 lần thay vì đi qua tuyến Lào Cai- Hà Nội - Hải Phòng.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Lưu Quang - đại biểu Đoàn TP Hải Phòng. Ảnh: Thu Hường

Phía Trung Quốc rất muốn có tuyến đường sắt này để nối với cảng Hải Phòng, để từ vận tải biển chuyển lên đường sắt và chuyển về khu vực phía Nam và Tây Nam của Trung Quốc. Chúng ta hoàn toàn có thể tiếp cận được công nghệ đường sắt của Trung Quốc - được xem là hàng đầu của thế giới, nó vượt qua cả các nước khác như là châu Âu, Mỹ, Nhật và điều quý hơn là chúng ta có thể tiếp cận được nguồn vốn ODA”- Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Lưu Quang nhấn mạnh.

Tuyến đường sắt không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế tại các địa phương, đặc biệt là Hải Phòng bởi lượng hàng hóa qua cảng. Dọc tuyến đường sắt chúng ta có thể làm TOD, và ngiên cứu thêm tuyến Lạng Sơn - Hà Nội và các tuyến Móng Cái (Quảng Ninh) – Hải Phòng - Hà Nội là ba tuyến đường sắt để chúng ta phát triển kinh tế tại khu vực phía Bắc, kết nối vùng Trung du và miền núi phía Bắc với các trung tâm kinh tế, cảng biển lớn của cả nước.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Kỳ họp bất thường lần thứ 9

Tin cùng chuyên mục

Giới thiệu 300 tư liệu quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các Bộ trưởng thông qua Tuyên bố chung về thương mại APEC 2025

Việt Nam - Thái Lan phấn đấu đạt kim ngạch thương mại hai chiều 25 tỷ USD

Phát triển kinh tế tư nhân phải bằng cơ chế đủ mạnh, mang tính đột phá

Phát triển kinh tế tư nhân là nhiệm vụ chiến lược, không chỉ là khẩu hiệu

Quốc hội bàn cơ chế đặc thù phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025 tại Nghệ An

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Thái Lan

Thủ tướng đề nghị WB hỗ trợ vốn phát triển năng lượng tái tạo

Chính phủ họp bàn gỡ vướng cho các dự án tồn đọng

Nghiên cứu chuyển đổi nhà ở thương mại kém hiệu quả sang nhà ở xã hội

Bộ Ngoại giao thông tin đàm phán thương mại Việt - Mỹ đang được tích cực triển khai

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu quan điểm của Việt Nam về hệ thống thương mại đa phương hiện nay

Đại biểu Quốc hội kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp lên 5 năm

Tổng Bí thư: Nghệ An phải trở thành mô hình phát triển hiện đại của miền Trung trong kỷ nguyên mới

Chính phủ giao các bộ đánh giá kỹ đề xuất của VinSpeed

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp, làm việc với Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản tại APEC 2025

Kiến nghị bổ sung cơ chế thu hút nhân lực ngành năng lượng nguyên tử

Đại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung cơ chế đặc biệt xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chia sẻ quan điểm về AI và thương mại tại APEC 2025