Chuyên gia VinaCapital: Vụ ngân hàng SCB và Vạn Thịnh Phát không phải vấn đề mang tính hệ thống

Sau vụ bắt giữ ban lãnh đạo Vạn Thịnh Phát, người dân xếp hàng rút tiền từ ngân hàng SCB song VinaCapital tin rằng đây không phải là vấn đề mang tính hệ thống.
Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thâu tóm hàng nghìn mét vuông đất công như thế nào? Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan bị bắt vì lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Ngày 8/10/2022, sau thông tin ban lãnh đạo Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP) bị bắt, truyền thông trong nước cho biết nguyên nhân là do “bị cáo buộc gian lận liên quan đến việc phát hành và mua bán trái phiếu” trong giai đoạn 2018-2019, trong khi báo chí nước ngoài đăng tải nguyên nhân là do "bị cáo buộc chiếm đoạt tài sản thông qua các phương thức lừa đảo" .

Theo sau những thông tin này, khách hàng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) xếp hàng để rút tiền tiết kiệm, “làm dấy lên nghi ngờ rằng ngân hàng có quan hệ mật thiết với bà trùm bất động sản Trương Mỹ Lan, sau khi bà này bị bắt vì nghi ngờ gian lận tài chính.

Nhận định về thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam sau vụ việc này, ông Michael Kokalari, CFA - Chuyên gia Kinh tế trưởng của VinaCapital nói, chúng tôi tin rằng cả Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ban lãnh đạo của SCB đã có những hành động quyết liệt để ổn định tình hình và hạn chế dòng tiền rút ra khỏi hệ thống ngân hàng. Cụ thể, SCB đã tăng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên 9 tháng thêm 100 điểm cơ bản lên hơn 8,5% đối với tiền gửi kỳ hạn một năm. Đây là mức lãi suất huy động cao nhất dành cho người gửi tiết kiệm tại Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước khẳng định rằng Chính phủ sẽ bảo vệ khoản tiền gửi của SCB và khách hàng trong mọi trường hợp.

Cuối tuần qua, Ngân hàng Nhà nước thông báo đã đưa SCB vào diện kiểm soát đặc biệt , theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ lựa chọn “nhân sự có kinh nghiệm và năng lực từ các ngân hàng thương mại của nhà nước bao gồm BIDV (BID), Agribank (chưa niêm yết), Vietinbank (CTG), Vietcombank (VCB) để tham gia vào Ban điều hành SCB nhằm “thực hiện các giải pháp cần thiết để đảm bảo hoạt động thông suốt và lành mạnh”.

“Tất cả các biện pháp này đã xoa dịu thị trường, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước đã tuyên bố rằng hoạt động của SCB đã trở lại tình trạng “ổn định” vào cuối tuần trước. Cũng có báo cáo rằng khách hàng của ngân hàng này đã gửi hơn 700 triệu USD vào thứ năm (ngày 13/10) và thứ sáu (ngày 14/10), tương đương với khoảng 3% tổng tài sản của ngân hàng”- vị chuyên gia của VinaCapital nhận xét.

Theo ông Michael Kokalari, SCB là ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam tính theo tổng tài sản, như có thể thấy trong bảng trên. Các nhà đầu tư đã hỏi VinaCapital rằng liệu có bất kỳ hậu quả tiềm ẩn nào trong hệ thống ngân hàng từ các sự kiện gần đây nêu trên hay không. Câu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi đó là 'không', bằng chứng là: Các ngân hàng khác không bị rút tiền ồ ạt. Thị trường liên ngân hàng tiếp tục hoạt động bình thường kể từ khi có thông tin về SCB và nhóm ngân hàng của S&P cho rằng rủi ro từ sự kiện này chỉ giới hạn ở từng ngân hàng và “chúng tôi không kỳ vọng sẽ có tác động mạnh mẽ đến xếp hạng tín nhiệm quốc gia của chúng tôi đối với Việt Nam”.

Phân tích cụ thể, vị chuyên gia của VinaCapital chỉ ra: Tình trạng tài chính của SCB đã được thị trường hiểu rõ trong nhiều năm, điều này cũng giúp giảm thiểu rủi ro hệ thống của các sự kiện tuần trước bởi vì các ngân hàng thương mại trong nước đã xem xét tình trạng yếu kém của SCB trong các giao dịch của họ với ngân hàng; Tỷ lệ vốn hóa/khả năng thanh toán và tính thanh khoản của SCB ở mức tối thiểu, và khả năng sinh lời về mặt Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cũng rất kém (NIM của SCB ở mức 240 điểm cơ bản thấp hơn nhiều so với mức trung bình ngành là 390 điểm cơ bản, và ROE dưới 6% so với mức trung bình toàn ngành là 20%). Với tất cả những điều trên, Ngân hàng Nhà nước đã cam kết hỗ trợ thanh khoản mạnh mẽ cho ngân hàng và đã thu xếp để bốn Ngân hàng Thương mại Quốc doanh (SOCB) của Việt Nam và năm ngân hàng tư nhân lớn Việt Nam cung cấp thanh khoản cho SCB, nếu cần.

Kết luận chung cho tất cả những điều trên là SCB không phải là một vấn đề mang tính hệ thống, mà là trường hợp cá biệt của một ngân hàng (lưu ý rằng SCB được thành lập từ sự hợp của ba ngân hàng yếu kém vào năm 2012 và năm 2020 NHNN đã chấp thuận kế hoạch tái cơ cấu trong 10 năm nhằm mục đích xử lý tài sản xấu của SCB để lại). Do đó, các sự kiện tuần trước không thay đổi đáng kể quan điểm của VinaCapital về lĩnh vực ngân hàng.

Trong ngắn hạn, những lo lắng đối với ngành ngân hàng có thể đến từ biên lợi nhuận mỏng, do chi phí huy động vốn cao hơn và điều chỉnh lãi suất cho vay chậm hơn, một phần là do chính phủ kêu gọi hạn chế tốc độ tăng lãi suất cho vay; và rủi ro được nhận thấy đối với chất lượng tài sản từ trái phiếu doanh nghiệp có khả năng không thể tái cấp vốn, chuyển nhượng hoặc hoàn trả trong bối cảnh các yêu cầu phát hành chặt chẽ hơn (và có thể làm dao động niềm tin vào các đợt phát hành trái phiếu trong tương lai).

Đối với Vạn Thịnh Phát (VTP) và các công ty thành viên sở hữu một số khu đất giá trị bậc nhất tại TP. Hồ Chí Minh. Theo VinaCapital, để bóc tách cơ cấu của tập đoàn tư nhân này và đưa ra một kiểm kê chi tiết các dự án liên quan là không đơn giản, nhưng VinaCapital đã cố gắng tổng hợp bảng sau đây về các dự án được nhiều người cho là có quan hệ mật thiết với Tập đoàn VTP:

Cuối cùng, lưu ý rằng Viva Land (các dự án Viva One và Viva Harbour Palace trong bảng trên), được biết đến rộng rãi là có liên kết với VTP, về cơ bản xuất hiện vào giữa năm 2019 khi bắt đầu mua lại một số khu đất cao cấp tại TP. Hồ Chí Minh.

“Sau vụ bắt giữ ban lãnh đạo Tập đoàn VTP, người gửi tiền phải xếp hàng rút tiền tiết kiệm từ ngân hàng SCB. Ngân hàng nhà nước đã hành động nhanh chóng và quyết liệt để trấn an người gửi tiền, cung cấp thanh khoản cho ngân hàng và kiểm soát nhiều hơn các hoạt động của ngân hàng. VinaCapital tin rằng đây không phải là vấn đề mang tính hệ thống và vẫn lạc quan về triển vọng dài hạn của ngành ngân hàng Việt Nam. Cuối cùng, chúng tôi khẳng định rằng không có quỹ nào của VinaCapital đầu tư vào VTP, SCB hoặc bất kỳ công ty thành viên nào liên quan đến hai đơn vị này.”- VinaCapital khẳng định.

Mai Ca
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Vạn Thịnh Phát

Tin cùng chuyên mục

Prudential tổng kết 5 năm triển khai dự án “Đến trường an toàn” với Ngày hội An toàn giao thông cấp liên tỉnh

Prudential tổng kết 5 năm triển khai dự án “Đến trường an toàn” với Ngày hội An toàn giao thông cấp liên tỉnh

Khai trương MB Cao Bằng, mở ra cơ hội tài chính cho người dân và doanh nghiệp địa phương

Khai trương MB Cao Bằng, mở ra cơ hội tài chính cho người dân và doanh nghiệp địa phương

Manulife phát động cuộc thi “Đổi mới vì tương lai dân số Châu Á"

Manulife phát động cuộc thi “Đổi mới vì tương lai dân số Châu Á"

Techcombank tái định nghĩa chi nhánh: Hiện đại, số hóa, khác biệt

Techcombank tái định nghĩa chi nhánh: Hiện đại, số hóa, khác biệt

Vì sao FiinRatings nâng triển vọng tín nhiệm F88 sang “thuận lợi”?

Vì sao FiinRatings nâng triển vọng tín nhiệm F88 sang “thuận lợi”?

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

Các quỹ mở của Manulife IM Việt Nam đồng loạt báo lãi

Các quỹ mở của Manulife IM Việt Nam đồng loạt báo lãi

Khu vực 12 ‘góp’ 189 nghìn tỷ đồng để tín dụng tăng 16%

Khu vực 12 ‘góp’ 189 nghìn tỷ đồng để tín dụng tăng 16%

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Home Credit Việt Nam công bố kết quả kinh doanh năm 2024

Home Credit Việt Nam công bố kết quả kinh doanh năm 2024

Danh Khôi nói gì về nguyên nhân lỗ 137 tỷ năm 2024?

Danh Khôi nói gì về nguyên nhân lỗ 137 tỷ năm 2024?

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2024 vượt mốc 2.000 tỷ đồng

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2024 vượt mốc 2.000 tỷ đồng

10 bảo hiểm xã hội khu vực hoạt động từ 1/4

10 bảo hiểm xã hội khu vực hoạt động từ 1/4

Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) và MED Group hợp tác toàn diện, tối đa hóa lợi ích cho khách hàng

Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) và MED Group hợp tác toàn diện, tối đa hóa lợi ích cho khách hàng

Meey Group hợp tác với tư vấn IPO và tài chính ARC

Meey Group hợp tác với tư vấn IPO và tài chính ARC

Tăng tốc cùng doanh nghiệp SME: The Asian Banker vinh danh HDBank

Tăng tốc cùng doanh nghiệp SME: The Asian Banker vinh danh HDBank

Một lần đăng ký tiền sinh tiền- Tạo lợi nhuận không ngừng

Một lần đăng ký tiền sinh tiền- Tạo lợi nhuận không ngừng

BAOVIET Bank: Tiếp tục chuyển đổi số, phát huy thế mạnh của hệ sinh thái Bảo Việt

BAOVIET Bank: Tiếp tục chuyển đổi số, phát huy thế mạnh của hệ sinh thái Bảo Việt

Lãi suất, nợ xấu tác động lên kế hoạch lợi nhuận ngân hàng 2025

Lãi suất, nợ xấu tác động lên kế hoạch lợi nhuận ngân hàng 2025

Nợ xấu cản đường vay vốn

Nợ xấu cản đường vay vốn