Thứ năm 10/04/2025 20:11

Ngổn ngang tại 'siêu dự án' Khu phức hợp cảng Nhà Rồng - Khánh Hội của bà Trương Mỹ Lan

Dự án Khu phức hợp cảng Nhà Rồng - Khánh Hội (TP. Hồ Chí Minh) dự kiến đầu tư 11.000 tỷ đồng của bà Trương Mỹ Lan vẫn đang ngổn ngang.

Theo đó, dự án Khu phức hợp cảng Nhà Rồng - Khánh Hội một mặt trải dài ven sông Sài Gòn, còn lại là mặt tiền đường Nguyễn Tất Thành, quận 4, TP. Hồ Chí Minh.

Vào năm 2017, UBND TP. Hồ Chí Minh đã chấp thuận cho Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Đô thị Ngọc Viễn Đông làm nhà đầu tư thực hiện dự án trên. Dự án với diện tích mặt đất, mặt nước sử dụng khoảng 31,5 ha.

Theo phê duyệt, Khu phức hợp cảng Nhà Rồng - Khánh Hội là nhà cao tầng có chức năng hỗn hợp gồm trung tâm thương mại dịch vụ, căn hộ, biệt thự, trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trạm y tế và cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Chủ đầu tư dự án Khu phức hợp cảng Nhà Rồng - Khánh Hội là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Đô thị Ngọc Viễn Đông. Ảnh: Tấn Hiệp

Hiện, gia đình bà Trương Mỹ Lan nắm 84,82% vốn doanh nghiệp sở hữu dự án này.

Được biết, Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Đô thị Ngọc Viễn Đông dự kiến bán sản phẩm từ năm 2018. Tuy nhiên, từ đó đến nay vẫn chưa thực hiện.

Theo ghi nhận của Báo Công Thương vào ngày 15/10, hiện khu vực của dự án vẫn có tàu thuyền, xe tải, xe container... đang hoạt động. Bên trong là những nhà kho, xưởng đã cũ. Dự án Khu phức hợp Cảng Nhà Rồng - Khánh Hội vẫn chưa có động thái xây dựng, còn nằm trên giấy và chưa hẹn ngày “về đích”.

Đây được đánh giá là dự án có vị trí siêu đắc địa khi trải dài 1,8 km ven sông Sài Gòn và cách trung tâm quận 1 đúng một cây cầu Khánh Hội.

Dưới đây là hình ảnh phóng viên Báo Công Thương ghi nhận tại Khu phức hợp cảng Nhà Rồng - Khánh Hội vào ngày 15/10:

Khu phức hợp cảng Nhà Rồng - Khánh Hội cách trung tâm quận 1 chỉ vài trăm mét. Ảnh: Tấn Hiệp

Dự án có một mặt trải dài ven sông Sài Gòn, còn lại là mặt tiền đường Nguyễn Tất Thành. Ảnh: Tấn Hiệp

Dự án bao gồm phường 12, 13 và 18 của quận 4 với diện tích mặt đất, mặt nước sử dụng khoảng 31,5 ha. Ảnh: Tấn Hiệp

Bên trong là những nhà kho, xưởng đã cũ, nhiều cây cối cũng nằm lộn xộn trong dự án này. Ảnh: Tấn Hiệp
Tổng mức đầu tư của dự án ban đầu được công bố khoảng 11.000 tỷ đồng. Ảnh: Tấn Hiệp
Tấn Hiệp
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Vạn Thịnh Phát

Tin cùng chuyên mục

Chung cư Hà Nội 2025: 'Lặng sóng' nhưng khó giảm giá

Bất động sản xanh hấp dẫn nhà đầu tư có tầm nhìn

Bất động sản công nghiệp quý I: Lấp đầy nhanh, giá thuê tăng nhẹ

Đà Nẵng: Vì sao hồ sơ chuyển nhượng đất đai tăng đột biến?

Nhiều 'đại bàng' bất động sản chọn Hoài Đức để đầu tư

Thanh Xuan Valley: Biểu tượng sống mới, quy tụ tinh hoa

Sốt đất Thái Nguyên: ‘Nóng’ như hội, giá bật đỉnh theo ngày

Yếu tố khiến bất động sản TP. Hồ Chí Minh hút nhà đầu tư phía Bắc

Vì sao thị trường bất động sản vẫn ‘nguội lạnh’?

Bất động sản ngõ nhỏ Hà Nội: Vì sao giá vẫn 'nóng'?

Kế hoạch kinh doanh 'khủng' của Sunshine Group 2025: Doanh thu và lợi nhuận dự kiến tăng gần 20 lần

Giá đất thổ cư Hà Nội tăng mạnh, nên mua khu vực nào?

Yếu tố nào tạo sức hút của bất động sản Hà Nam?

Giá đất có tăng trước tin Hà Nội giảm 50% xã, phường?

Bài toán thanh khoản bất động sản sau tin đồn sáp nhập tỉnh

Vì sao đất đấu giá là kênh đầu tư an toàn?

Nóng: Dự án Hanoi Melody Residences nhận sổ đỏ toàn khu

Hà Nội: Hoang hóa dự án chậm triển khai ở Hà Đông

Nghịch lý bất động sản: Nơi 'sốt' đất, chỗ ảm đạm!

Vì sao bất động sản nghỉ dưỡng vẫn ‘lặng sóng’?