Thứ năm 19/12/2024 12:04

Chuyên gia Slovenia đánh giá cao tiềm năng hợp tác thương mại với Việt Nam

Doanh nghiệp Slovenia nhận định, Việt Nam có nhiều tiềm năng để tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực khác nhau như lao động, du lịch, logistics, xuất nhập khẩu.

Nỗ lực thay đổi "cuộc chơi" trong quan hệ thương mại song phương

Sáng 26/9, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Bộ Kinh tế, Du lịch và Thể thao Slovenia (Cơ quan Phát triển Kinh doanh Slovenia) tổ chức Diễn đàn giao thương Việt Nam - Slovenia.

Tại sự kiện, các chuyên gia Slovenia đánh giá cao buổi gặp gỡ này và xem đây là cơ hội gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm, tìm hiểu thông tin thị trường cũng như kết nối giao thương, tìm kiếm đối tác tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Ông Rok Capl - Giám đốc cơ quan phát triển kinh doanh SPIRIT, Slovenia - cho biết: “Trong nhiều năm qua, SPIRIT Slovenia và các đối tác đã tận tâm xây dựng mối quan hệ giữa Slovenia và Việt Nam. Chúng tôi đã tạo điều kiện cho các phái đoàn, tổ chức diễn đàn kinh doanh và hỗ trợ các tương tác thông qua các hội thảo, hỗ trợ xuất khẩu và tham quan hội chợ thương mại. Việc ký kết Biên bản ghi nhớ với VIETRADE hôm nay là một bước phát triển quan trọng trong quan hệ đối tác của chúng ta. Chúng tôi rất biết ơn vì cơ hội này”.

Ông Rok Capl - Giám đốc Cơ quan phát triển kinh doanh SPIRIT, Slovenia. Ảnh: Đỗ Nga

Ông cũng nhận thấy, những nỗ lực này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc củng cố mối quan hệ kinh doanh giữa hai nước. Cùng với các cuộc họp B2B, ông Rok Capl tin rằng, doanh nghiệp hai nước sẽ hiểu sâu hơn về chuỗi cung ứng toàn cầu và tìm ra các giải pháp để thúc đẩy thương mại hơn nữa. “Chúng tôi đánh giá cao mối quan hệ bền chặt giữa Việt Nam và Slovenia và cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua mọi thách thức mà họ có thể gặp phải” - ông Rok Capl cam kết.

Với tư cách là người dẫn đầu đoàn doanh nghiệp hậu cần vận tải lớn nhất của Slovenia đến Việt Nam, bà Vesna Nahtigal - Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Slovenia - đánh giá cao diễn đàn giao thương Việt Nam - Slovenia hôm nay. Bà xem đây là một tiềm năng để hai nước khám phá và tạo ra cơ hội mới cho các công ty Việt Nam đang tìm cách mở rộng phạm vi hoạt động của mình vào thị trường châu Âu. Đặc biệt, kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực vào ngày 1/8/2020, đã thay đổi cuộc chơi đối với quan hệ thương mại song phương hai nước.

Theo bà Vesna Nahtigal, thỏa thuận đầy tham vọng này đang dần xóa bỏ gần 99% tất cả các loại thuế quan giữa EU và Việt Nam, giảm đáng kể các rào cản thương mại và thúc đẩy môi trường thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp ở cả hai quốc gia.

"Về cơ bản, điều này có nghĩa là các nhà xuất khẩu Việt Nam dễ dàng tiếp cận thị trường châu Âu hơn, tăng cường khả năng cạnh tranh và vô số cơ hội mới để phát triển, hợp tác với các công ty Slovenia" - bà Vesna Nahtigal thông tin.

Bên cạnh đó, Slovenia tự hào có cơ sở hạ tầng phát triển tốt, bao gồm các cảng, đường sắt và mạng lưới đường bộ hiện đại. Đặc biệt, cảng Koper là một trong những cửa ngõ hàng hải quan trọng nhất trong khu vực, cung cấp khả năng kết nối tuyệt vời và lợi thế đáng kể về chi phí để cung cấp cho các thị trường Trung và Đông Âu.

Với địa thế chiến lược, cảng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa hiệu quả và tiết kiệm chi phí, trở thành điểm vào lý tưởng cho các sản phẩm của Việt Nam vào châu Âu. Cảng Koper mang lại lợi thế đáng kể về chi phí để cung cấp cho thị trường Trung và Đông Âu (bắc Italy, nam Đức, Áo, Slovakia, Cộng hòa Séc, Hungary, Croatia, Ba Lan...), bà Vesna Nahtigal nói.

Đại diện các đơn vị, doanh nghiệp phía Slovenia dự diễn đàn. Ảnh: Đỗ Nga

Tận dụng các lợi thế chiến lược do EVFTA mang lại

Chia sẻ thêm, các chuyên gia đến từ Slovenia cho biết, do vị trí địa lý độc đáo và người dân Slovenia có khả năng thành thạo nhiều ngoại ngữ, Slovenia là một địa điểm kinh doanh lý tưởng, dù là giao thương Đông - Tây hay đặt trụ sở chính cho các hoạt động kinh doanh của công ty ở Trung, Đông Âu và Tây Balkan.

Thông qua mối quan hệ hợp tác với Slovenia, Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận thị trường EU rộng lớn gồm 450 triệu người tiêu dùng EU và 27,5 triệu doanh nghiệp EU. Thị trường này cho phép hàng hóa được tự do lưu thông qua biên giới của tất cả 27 quốc gia thành viên EU, từ Đức đến Ba Lan và nhiều quốc gia khác.

Nói về mối quan tâm đặc biệt trong quan hệ thương mại, bà Vesna Nahtigal nhấn mạnh: Các doanh nghiệp Slovenia đặc biệt quan tâm đến việc phát triển quan hệ hợp tác kinh doanh với các công ty hậu cần, công ty giao nhận vận tải quốc tế, các công ty vận tải biển ghé cảng Bắc Adriatic, các phòng hậu cần của các công ty công nghiệp và công nghiệp nặng, các nhà xuất khẩu và nhập khẩu đến/đi EU, các nhà sản xuất nhiều loại hàng hóa như ô tô, thép, hóa chất, hàng nguy hiểm, dược phẩm, năng lượng tương lai, thực phẩm, FMCG (hàng tiêu dùng nhanh), hàng dễ hỏng… các cơ quan cảng, nhà cung cấp dịch vụ bưu chính.

“Tôi khuyến khích tất cả các doanh nghiệp Việt Nam coi Slovenia là đối tác thân thiện, đáng tin cậy trong tăng trưởng và thịnh vượng. Cùng nhau, chúng ta có thể xây dựng một tương lai tươi sáng hơn và củng cố mối quan hệ giữa hai nước. Bằng cách tận dụng các lợi thế chiến lược do EVFTA mang lại và cơ sở hạ tầng mạnh mẽ của Slovenia, chúng ta có thể tạo ra một quan hệ đối tác năng động và cùng có lợi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đổi mới”, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Slovenia kỳ vọng.

Đại diện Việt Nam và phía Slovenia thảo luận về dịch vụ vận tải đường biển/đường bộ trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay đang tập trung vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu. Ảnh: Đỗ Nga

Nhấn mạnh tầm quan trọng và cơ hội hợp tác thúc đẩy xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Slovenia, chia sẻ tại diễn đàn, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại nhấn mạnh, trong bối cảnh phát triển xanh và chuyển đổi năng lượng toàn cầu, Việt Nam mong muốn phía Slovenia có thể cung cấp kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực mà Slovenia có thế mạnh như vận chuyển năng lượng, logistics, vận tải đường biển, công nghệ cao và năng lượng tái tạo. Những lĩnh vực quan trọng này sẽ là hướng khai thác mới nhằm thúc đẩy hợp tác song phương giữa Việt Nam và Slovenia trong thời gian tới. "Đặc biệt, doanh nghiệp hai bên cần tiếp tục tích cực triển khai Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, tận dụng tốt hơn nữa các cơ hội Hiệp định này mang lại trong bối cảnh hiện nay" - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho hay.

Đỗ Nga - Phương Cúc
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Đà Nẵng: Hỗ trợ doanh nghiệp kỹ năng xúc tiến thương mại sang thị trường RCEP

2024: Năm thành công rực rỡ của hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

‘Kéo’ nhà mua hàng quốc tế đến Việt Nam để quảng bá rau, quả

Thương mại điện tử: 'Cuộc đua' tiếp tục sôi động

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Khai mạc Tuần hàng nông sản, đầu tư kết nối tiêu thụ sản phẩm của tỉnh Tuyên Quang tại Hải Phòng

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển