Chuyên gia dự báo 3 lý do giá dầu thế giới năm 2024 sẽ bình ổn

Bất chấp những căng thẳng địa chính trị và hiệp định thương mại thay đổi, các chuyên gia nhận xét thị trường dầu mỏ thế giới sẽ khó biến động trong năm nay.
Giá dầu thế giới vẫn chưa hết biến động Vì sao giá dầu không tăng bất chấp nỗ lực của OPEC+ và căng thẳng ở Trung Đông? Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 28/3: Lực bán áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới

Nhìn qua, nhiều người sẽ nghĩ rằng giá dầu thế giới sẽ có nhiều biến động trong năm 2024. Lý do bởi, các thành viên và đối tác của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) mới đây đã quyết định cắt giảm sản lượng dầu trong quý II năm nay. Tình hình chiến tranh tại Trung Đông đang ngày càng phức tạp, đặc biệt là tại khu vực Biển Đỏ, nơi vận chuyển khoảng 12% lượng dầu thô thế giới. Thậm chí, đầu năm nay, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã cảnh báo tình hình tại Trung Đông là nguy hiểm nhất kể từ Chiến tranh giữa các quốc gia A Rập và Israel vào năm 1973. Sau cuộc chiến, nhiều quốc gia bị cắt giảm nguồn cung dầu khiến giá dầu tăng gấp 4 lần trong 3 tháng.

Khai thác dầu tại Mỹ. Nguồn ảnh: Liz Hampton, Reuters

Khai thác dầu thô tại Mỹ. Nguồn ảnh: Liz Hampton, Reuters

Nhưng thực tế, thị trường dầu mỏ vẫn phát triển bình ổn. Từ năm ngoái đến nay, giá dầu phần lớn giao động trong khoảng từ 75 - 85 USD. Tuy vậy, vẫn có ngoại lệ. Dầu thô Brent, một chuẩn mực toàn cầu, đã tăng trên 85 USD/thùng vào đầu năm 2023, sau khi OPEC+ cho biết sẽ cắt giảm sản lượng. Khi Saudi Arabia gia hạn cắt giảm sản xuất vào tháng 9, rồi sau đó là chiến sự Israel - Hamas vào 7/10, giá dầu đã tăng đến mức 94 USD/thùng. Mặc dù vậy, giá dầu Brent lại kết thúc năm 2023 ở mức 78 USD, giảm 4 USD so với đầu năm.

Vì sao dầu lại có mức giá ổn định như vậy? Và liệu giá dầu có tiếp tục bình ổn trong năm tới không? Theo các chuyên gia từ tờ Economist, đang có 3 lý do khiến thị trường dầu khó biến động trong năm nay.

Lý do đầu tiên đến từ năng lực sản xuất mạnh mẽ hơn, trong thời gian ngắn hơn của các thành viên OPEC so với 20 năm trước. Khi khủng hoàng năng lượng đầu năm 2000 xảy ra, giá dầu đã tăng vọt lên tới 147,30 USD/thùng trong bối cảnh sản xuất bị thắt chặt, làm gia tăng nguồn cung dầu. Ngày nay, năng lực sản xuất dầu thô dự phòng của OPEC cao hơn nhiều so với mức trung bình 5 và 10 năm qua và đang ở mức cao kỉ lục trong 3 năm liên tiếp. Thậm chí, các thành viên OPEC được ước tính có công suất dự phòng khoảng 4,5 triệu thùng mỗi ngày, lớn hơn sản lượng dầu hàng ngày của Iraq, theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA).

Ngoài ra, OPEC cũng góp phần lớn trong việc bình ổn giá thị trường dầu, theo bà Carole Nakhle - giám đốc điều hành Crystol Energy (Mỹ), chia sẻ trên trang Nghiên cứu Tình báo Địa chính trị GIS. Cụ thể, trong quá khứ, OPEC đã nhiều lần cắt giảm sản lượng để ngăn giá tiếp tục trượt dốc. Ngược lại, nếu giá dầu có tăng đột biến trong năm nay, tổ chức này chắc chắn sẽ tăng trưởng sản lượng để vượt mức cung trên thị trường. Thậm chí, các nhà đầu tư đang đặt cược vào khả năng OPEC sẽ như một “tấm đệm lò xo”, có thể làm dịu đi tác động từ sự gián đoạn nguồn cung.

Mặt khác, sự thay đổi và đa dạng hóa nguồn cung ngoài OPEC là lý do thứ 2 khiến thị trường dầu tiếp tục ổn định. Trên thực tế, sản xuất dầu hiện nay tập trung ở Trung Đông ngày càng ít hơn so với 50 năm vừa qua. Khu vực này đã giảm từ việc khai thác 37% lượng dầu thế giới vào năm 1974, xuống chỉ còn 29% trong năm vừa qua.

Trái lại, Nga - nhà sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới, vẫn tiếp tục xuất khẩu dầu, bất chấp những cấm vận từ phương Tây. Chuỗi cung ứng dầu từ Nga cũng có sự biến đổi linh hoạt đáng kinh ngạc, khi các đội tàu từ Dubai và Singapore đã nhanh chóng thay đổi các tuyến đường đã có để đến các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ, làm giảm sự phụ thuộc vào các phương Tây. Chính điều này đã khiến dầu của Nga hiện được giao dịch rộng rãi trên mức giá trần của phương Tây.

Chuyên gia dự báo 3 lý do giá dầu thế giới năm 2024 sẽ bình ổn
Giếng dầu thô tại Nga. Nguồn ảnh: Vasily Fedosenko, Reuters

Tương tự như Nga, nhiều quốc gia ngoài OPEC cũng có sản lượng ngày càng tăng, làm nguồn cung dầu đang ngày càng đa dạng hơn. Ví dụ tiêu biểu là Guyana, quốc gia sản xuất khối lượng dầu thô kỷ lục vào năm ngoái, đạt tới 589,000 thùng vào tháng 12. Nguồn cung dầu cũng đa dạng hơn nhờ sự bùng nổ từ dầu đá phiến trong những năm 2010, khiến Mỹ, lần đầu tiên trong 70 năm, trở thành nhà xuất khẩu ròng năng lượng lớn nhất thế giới. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng các nguồn cung mới, cùng với khối lượng dầu hiện có từ Mỹ và Canada, sẽ đáp ứng phần lớn nhu cầu dầu toàn cầu vào năm 2024.

Lý do cuối cùng cũng chính là nhu cầu. Theo EIA, nhu cầu dầu thế giới sẽ còn cao hơn vào năm 2024, vượt qua cả mức tăng kỷ lục vào năm 2023. Đặc biệt là tại Ấn Độ, nơi nhập khẩu và tiêu thụ dầu đứng thứ 3 thế giớ, đã có mức nhập kỷ lục 5,24 triệu thùng vào tháng 1/2024, theo tờ Reuters đưa tin.

Mặc khác, Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, lại đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp. Ngoài ra, những thay đổi về cơ cấu đối với nền kinh tế Trung Quốc cũng sẽ càng giảm bớt nhu cầu về dầu tại nước này, ví dụ như chính sách tăng cường sản xuất xe điện trong năm tới.

Tờ Economist cũng dự đoán rằng sẽ có nhiều nước như Trung Quốc rời xa dầu mỏ trong nhiều năm tới. Tuy vậy, về lâu dài, điều này sẽ đảm bảo thị trường có khả năng phục hồi tốt hơn trước các cú sốc địa chính trị và cắt giảm sản lượng. “Giá dầu trong năm nay sẽ tăng khá khiêm tốn”, tờ báo Economist đưa ra nhận định.

Mặt khác, bà Carole Nakhle cũng cảnh báo về sự sụt giảm đáng kể nguồn cung dầu nếu căng thẳng địa chính trị, đặc biệt là tại Trung Đông, tiếp tục leo thang. Tuy vậy, bà cũng đặt niềm tin vào những nhà cầm quyền thế giới trong việc điều chỉnh giá dầu. Đặc biệt, năm 2024 dự tính sẽ là năm bầu cử toàn cầu lớn nhất trong lịch sử, trong đó cuộc bầu cử tổng thống Mỹ được dõi theo vô cùng sát sao. “Cú sốc từ nguồn cung, kéo theo đó là giá dầu tăng chắc chắn sẽ là cơn ác mộng với những người mong muốn được lòng đa số cử tri”, bà Carole Nakhle chia sẻ.

Phú Quý
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Chiều 21/11, tại Bộ Công Thương, Vụ Thị trường trong nước có buổi làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ (USGC) về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp dầu mỏ doanh thu lớn nhất thế giới

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp dầu mỏ doanh thu lớn nhất thế giới

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) vừa ký thỏa thuận khung hợp tác trong lĩnh vực thương mại dầu khí với Tập đoàn dầu khí Saudi Arabia (Saudi Aramco).
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thiết lập loạt kỷ lục mới, đóng góp 9,2% GDP cả nước

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thiết lập loạt kỷ lục mới, đóng góp 9,2% GDP cả nước

Từ năm 2020 trở lại đây, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã liên tục thiết lập nhiều kỷ lục về sản xuất kinh doanh, trong đó có nộp ngân sách 9,2% GDP.
Cuộc chiến năng lượng của Nga sau 3 năm chiến sự

Cuộc chiến năng lượng của Nga sau 3 năm chiến sự

Năng lượng là nguồn thu quan trọng của Nga giúp nước này vượt qua các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Petrovietnam về đích nộp ngân sách cả năm 2024 trước 3 tháng

Petrovietnam về đích nộp ngân sách cả năm 2024 trước 3 tháng

9 tháng đầu năm 2024, Petrovietnam đã đạt 736,5 nghìn tỷ đồng tổng doanh thu và hoàn thành nộp 115,2 nghìn tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước.

Tin cùng chuyên mục

Arab Saudi ‘tung đòn chí mạng’ vào thị trường dầu Nga

Arab Saudi ‘tung đòn chí mạng’ vào thị trường dầu Nga

Arab Saudi được cho chuẩn bị từ bỏ mục tiêu giá dầu thô 100 USD/thùng khi nước này chuyển sang tăng sản lượng, cho thấy họ chấp nhận mức giá thấp hơn.
Tổ hợp hóa dầu lớn nhất Việt Nam tại Bà Rịa - Vũng Tàu vận hành thương mại

Tổ hợp hóa dầu lớn nhất Việt Nam tại Bà Rịa - Vũng Tàu vận hành thương mại

Tổ hợp hóa dầu tích hợp lớn nhất Việt Nam có nhà máy đặt ở Bà Rịa - Vũng Tàu với mức đầu tư lên đến 5 tỷ USD đã chính thức đưa vào sản xuất thương mại.
Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Công Thương xác định đối tượng điều chỉnh mặt hàng dầu HFO

Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Công Thương xác định đối tượng điều chỉnh mặt hàng dầu HFO

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương đề nghị có ý kiến xác định đối tượng điều chỉnh mặt hàng dầu HFO.
Vietsovpetro đoạt giải nhất Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII

Vietsovpetro đoạt giải nhất Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII

Sau 5 ngày tranh tài, Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro đã đoạt giải Nhất toàn đoàn tại Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII năm 2024.
Trung Đông ‘bùng cháy’, giá dầu lên đỉnh

Trung Đông ‘bùng cháy’, giá dầu lên đỉnh

Theo giới chuyên gia, xung đột leo thang tại Trung Đông đang khiến thị trường lo ngại về nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu trong khu vực.
Dầu Nga bất ngờ

Dầu Nga bất ngờ 'gặp khó' tại Ấn Độ

Tháng 8 vừa qua Ấn Độ nhập khẩu 1,7 triệu thùng dầu Nga/ngày, giảm 18,3% so với tháng trước.
AI đang thay đổi ngành khai thác dầu khí như thế nào?

AI đang thay đổi ngành khai thác dầu khí như thế nào?

Ứng dụng AI và các công nghệ kỹ thuật khác trong ngành dầu khí đã gia tăng trong những năm gần đây và dự kiến sẽ tiếp tục phát triển trong những thập niên tới.
Hơn 280 thí sinh tham dự Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII

Hơn 280 thí sinh tham dự Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII

Sáng ngày 23/9, tại Trường Cao đẳng Dầu khí (Bà Rịa - Vũng Tàu), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII năm 2024.
Bộ Công Thương ban hành quy định mới về bảo quản và huỷ bỏ giếng khoan dầu khí

Bộ Công Thương ban hành quy định mới về bảo quản và huỷ bỏ giếng khoan dầu khí

Bộ Công Thương vừa có Thông tư số 16/2024/TT-BCT (ngày 16/9/2024) quy định về bảo quản và huỷ bỏ giếng khoa dầu khí, thu dọn công trình dầu khí.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

Chiều 19/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex).
Thanh Hóa sẽ trình Bộ Công Thương quy hoạch xây dựng Kho dự trữ quốc gia đối với dầu thô

Thanh Hóa sẽ trình Bộ Công Thương quy hoạch xây dựng Kho dự trữ quốc gia đối với dầu thô

Tỉnh Thanh Hóa thống nhất vị trí khu N, có tổng diện tích khoảng 140 ha để trình Bộ Công Thương quy hoạch xây dựng Kho dự trữ quốc gia đối với dầu thô.
8 tháng đầu năm, Petrovietnam nộp ngân sách ước đạt 96,5 nghìn tỷ đồng

8 tháng đầu năm, Petrovietnam nộp ngân sách ước đạt 96,5 nghìn tỷ đồng

8 tháng đầu năm, dù gặp nhiều khó khăn, song Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã nỗ lực hoàn thành và vượt các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh đã đặt ra.
Đồng Nai: Đồng loạt kiểm tra tại 24 cửa hàng xăng dầu

Đồng Nai: Đồng loạt kiểm tra tại 24 cửa hàng xăng dầu

Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai vừa xây dựng Kế hoạch kiểm tra công tác đảm bảo vệ sinh tại 24 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
PV GAS vận chuyển thành công LNG bằng đường sắt, giữ vững hoạt động cung ứng năng lượng sau bão số 3

PV GAS vận chuyển thành công LNG bằng đường sắt, giữ vững hoạt động cung ứng năng lượng sau bão số 3

Việc PV GAS vận chuyển thành công khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Nam ra Bắc bằng đường sắt đã góp phần giữ vững hoạt động cung ứng năng lượng sau bão số 3 Yagi
Khí đốt và LNG là mấu chốt cho sự phát triển kinh tế của đất nước

Khí đốt và LNG là mấu chốt cho sự phát triển kinh tế của đất nước

Nghiên cứu của Wood Mackenzie cho thấy nhu cầu khí đốt tại Việt Nam sẽ tăng gấp 3 lần vào giai đoạn giữa những năm 2030.
Bí mật đằng sau sự sụt giảm sản lượng của OPEC

Bí mật đằng sau sự sụt giảm sản lượng của OPEC

Sản lượng dầu thô của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã giảm 70.000 thùng/ngày trong tháng 8, xuống còn 27,06 triệu thùng/ngày.
Chặng đường ngành Dầu khí hiện thực hóa mong ước của Người

Chặng đường ngành Dầu khí hiện thực hóa mong ước của Người

Qua 65 năm, ngành Dầu khí Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức vẻ vang, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hiện thực hóa mong ước của Người.
Petrovietnam phát huy

Petrovietnam phát huy ''bộ mã gen'', nỗ lực bảo đảm ''4 chữ An''

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đang đứng trước thời cơ mới, vận hội mới để thay đổi chính mình – trở thành Tập đoàn công nghiệp - năng lượng quốc gia.
Giá dầu thế giới ‘bay cao’, ai là ‘thủ phạm’?

Giá dầu thế giới ‘bay cao’, ai là ‘thủ phạm’?

Giá dầu trên thế giới giữ ở mức gần 80 USD/thùng không phải do hành động của OPEC+ mà là do thiếu đầu tư vào ngành.
Nỗi lo thiếu khí đốt: Ukraine nắm giữ ‘chìa khóa’ năng lượng châu Âu

Nỗi lo thiếu khí đốt: Ukraine nắm giữ ‘chìa khóa’ năng lượng châu Âu

Việc chấm dứt vận chuyển khí đốt Nga qua Ukraine sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến người tiêu dùng Liên minh châu Âu (EU).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động