Chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác chợ Nghệ An: Chậm, do đâu?

  Trước tình trạng chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác, kinh doanh chợ trên địa bàn Nghệ An còn chậm, gặp nhiều khó khăn và đạt tỷ lệ thấp, UBND tỉnh đã yêu cầu các đơn vị liên quan đôn đốc khắc phục tồn tại, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chợ trên địa bàn. 
cham do dau
Chợ cá Cửa Lò

Theo báo cáo của Sở Công Thương Nghệ An, tính đến tháng 7/2019, trên địa bàn tỉnh có 405 chợ đang hoạt động; trong đó, 7 chợ hạng 1; 18 chợ hạng 2; 244 chợ hạng 3 và 136 chợ tạm. Từ năm 2011 - 2015, số chợ được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo từ nguồn ngân sách nhà nước là 42 với tổng vốn hỗ trợ 39,850 tỷ đồng; từ năm 2015 đến nay, 8 chợ được hỗ trợ với tổng vốn 6,850 tỷ đồng. Ngoài ra, dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm Lifsap Nghệ An đã thực hiện nâng cấp và bàn giao đưa vào sử dụng xong 41 khu bán thực phẩm tươi sống tại 41 chợ trên địa bàn tỉnh với kinh phí 86,8 tỷ đồng.

Bà Trần Thị Mỹ Hà - Trưởng phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương Nghệ An) - cho biết, thời gian qua, các sở, ngành đã tích cực hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nội dung quản lý nhà nước về chợ; một số quận, huyện đã tập trung triển khai có hiệu quả với tỷ lệ hoàn thành đạt mức cao trên nhiều mặt. Tuy nhiên, chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ nhìn chung còn chậm. Một số địa phương chậm chuyển biến về xây dựng, phê duyệt giá dịch vụ chợ, xác nhận kiến thức, ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm, phân hạng chợ…

Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do chính quyền một số quận, huyện, thị xã chưa quan tâm chỉ đạo sát sao, quyết liệt; chưa bố trí cán bộ, đầu tư kinh phí, nguồn lực thích đáng cho công tác quản lý, phát triển chợ. Cùng với đó, việc cải tạo nâng cấp, đầu tư xây dựng chợ mới gặp nhiều khó khăn do hiệu quả kinh doanh khai thác chưa cao; khó khăn trong kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa; cơ chế sử dụng ngân sách để đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp chợ còn vướng mắc.

Hệ thống chợ giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân địa phương. Các chợ đã tạo hàng nghìn việc làm; tổng lưu chuyển hàng hóa chỉ chiếm khoảng 60% phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chợ, góp phần chấm dứt việc hình thành chợ tạm, chợ cóc gây ảnh hưởng đến chợ truyền thống và hệ thống siêu thị tiêu thụ thực phẩm an toàn có ý nghĩa quan trọng. Xác định điều này, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định 72/2016/QĐ-UBND "Quy định về quy trình chuyển đổi mô hình tổ chức, quản lý, khai thác, kinh doanh chợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An". Từ khi quyết định có hiệu lực, đến nay, 15 huyện, thành phố, thị xã thành lập Ban Chuyển đổi chợ cấp huyện; 4 huyện, thị xã phê duyệt kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý chợ và 9 huyện/thị xã đang thẩm định kế hoạch. Trên địa bàn Nghệ An, đã có 22 chợ chuyển đổi mô hình tổ chức kinh doanh khai thác, trong đó, 16 chợ chuyển đổi trước khi tỉnh ban hành Quyết định số 72/2016/QĐ-UBND. Cùng đó, đơn vị chức năng tổ chức tập huấn, xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm và hướng dẫn hộ kinh doanh trong chợ ký cam kết theo quy định.

Bà Võ Thị An - Phó giám đốc Sở Công Thương Nghệ An:
Quá trình chuyển đổi mô hình chợ cần kêu gọi xã hội hóa để đầu tư xây dựng, nhưng việc cải tạo chợ thường quy mô nhỏ, lợi nhuận không cao, quản lý phức tạp. Đặc biệt, trong quá trình triển khai, tiểu thương thường không đồng thuận ý kiến khiến doanh nghiệp thiếu mặn mà khi tham gia đầu tư xây dựng mới hệ thống chợ.
Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: nông thôn mới

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Ngày 18/3, diễn ra hội thảo “Tầm nhìn hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn 2024 - 2030”.
Hà Giang: Xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế

Hà Giang: Xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế

Hà Giang tập trung phát triển nông nghiệp đồng thời xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế, góp phần quan trọng đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
4 hiệp hội ngành chăn nuôi kiến nghị bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y

4 hiệp hội ngành chăn nuôi kiến nghị bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y

4 hiệp hội ngành chăn nuôi vừa gửi kiến nghị lên Chính phủ, Quốc hội đề xuất bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y.
Thúc đẩy nông nghiệp xanh, phát triển bền vững chuỗi rau quả

Thúc đẩy nông nghiệp xanh, phát triển bền vững chuỗi rau quả

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo tổng kết hoạt động năm 2023 và lập kế hoạch năm 2024 của Nhóm công tác PPP (đối tác công tư) về rau quả.
Bàn giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới

Bàn giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới

Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch 3 loại rừng còn chồng chéo; công tác giao rừng, thuê rừng còn chậm triển khai; năng suất, chất lượng rừng trồng còn thấp.

Tin cùng chuyên mục

Sửa Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới

Sửa Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã và huyện nông thôn mới.
Bộ Nông nghiệp xây dựng kế hoạch phát triển 1 triệu ha rừng sản xuất gỗ lớn

Bộ Nông nghiệp xây dựng kế hoạch phát triển 1 triệu ha rừng sản xuất gỗ lớn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu đến năm 2030, tổng diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn đạt khoảng 1 triệu ha.
Hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Báo cáo chiến lược hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu trong ngành tôm và lúa gạo sẽ ra mắt vào 27/02.
Mỗi năm hồ thuỷ điện tiêu tốn bao nhiêu nước cho vụ Đông Xuân?

Mỗi năm hồ thuỷ điện tiêu tốn bao nhiêu nước cho vụ Đông Xuân?

Do làm tốt công tác chuẩn bị, công tác cấp nước vụ Đông Xuân hàng năm ngày càng giảm, tiết kiệm lớn lượng nước từ hồ thuỷ điện.
Gỡ

Gỡ 'thẻ vàng' IUU, Bộ Nông nghiệp yêu cầu rà soát, xác định rõ tình trạng tàu cá mất kết nối

Để gỡ 'thẻ vàng' IUU, Bộ Nông nghiệp đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố ven biển rà soát, xác định rõ tình trạng tàu cá mất kết nối.
Rà soát, khắc phục bất cập trên tuyến Cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Rà soát, khắc phục bất cập trên tuyến Cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Sau vụ tai nạn khiến 3 người chết, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu khẩn trương rà soát, điều chỉnh phương án giao thông tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Tổ chức Tết trồng cây, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng

Tổ chức Tết trồng cây, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị về tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" để gỡ “thẻ vàng” IUU

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" để gỡ “thẻ vàng” IUU

Thời gian còn lại rất ít nên phải dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" với mục tiêu cao nhất là gỡ được “thẻ vàng” IUU sau lần thanh tra thứ 5 sắp tới.
Có một ngôi chợ quê giữa lòng Hà Nội

Có một ngôi chợ quê giữa lòng Hà Nội

Ở ngoại thành Hà Nội có một ngôi chợ hàng trăm năm tuổi vẫn giữ được sự mộc mạc, đơn sơ của chợ xưa. Đó là chợ Vạng, ở xã Song Phương, huyện Hoài Đức.
Trà Shan tuyết cổ thụ tạo sinh kế cho người dân trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Trà Shan tuyết cổ thụ tạo sinh kế cho người dân trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Những cây trà Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi đã tạo sinh kế cho người dân nơi ở xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Buôn lậu động vật, sản phẩm động vật qua biên giới diễn biến phức tạp

Buôn lậu động vật, sản phẩm động vật qua biên giới diễn biến phức tạp

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, thời gian qua, tình hình buôn lậu động vật và sản phẩm động vật qua biên giới diễn biến phức tạp.
Trồng khoai tây chất lượng cao giúp nông dân thu lãi 100 triệu đồng/ha

Trồng khoai tây chất lượng cao giúp nông dân thu lãi 100 triệu đồng/ha

Việc trồng khoai tây chất lượng cao sẽ giúp nông dân ở các tỉnh phía Bắc, khu vực Tây Nguyên và các vùng cao thu lãi từ 70-100 triệu đồng/ha.
Nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Sơn La

Nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Sơn La

Năm 2023, Sơn La đạt được nhiều thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực như: Sản xuất nông, lâm, thủy sản, hoạt động thương mại, dịch vụ, công nghiệp...
Vùng kiệu Khánh Hòa tất bật thu hoạch bán Tết

Vùng kiệu Khánh Hòa tất bật thu hoạch bán Tết

Người trồng kiệu ở Khánh Hòa hối hả thu hoạch, sơ chế, đóng bao giao cho thương lái; thu nhập năm nay giảm hơn 30% vì giá rớt do ảnh hưởng của thời tiết.
Lợn nhập lậu tăng đột biến, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai kêu cứu

Lợn nhập lậu tăng đột biến, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai kêu cứu

Từ 1-15/1/2024, trung bình mỗi đêm có khoảng 6.000-7.000 con lợn từ Campuchia nhập lậu vào Việt Nam, chiếm 30% lượng chăn nuôi trong nước bán mỗi ngày.
Xử lý tình trạng tranh chấp ngư trường trên vùng biển tỉnh Cà Mau

Xử lý tình trạng tranh chấp ngư trường trên vùng biển tỉnh Cà Mau

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Công văn gửi UBND tỉnh Cà Mau về xử lý tình trạng tranh chấp ngư trường trên vùng biển tỉnh Cà Mau.
Đã huy động gần 9,5 nghìn tỷ đồng cho Đề án trồng 1 tỷ cây xanh

Đã huy động gần 9,5 nghìn tỷ đồng cho Đề án trồng 1 tỷ cây xanh

Tổng nguồn vốn huy động để thực hiện Đề án trồng 1 tỷ cây xanh trong 3 năm (năm 2021 - 2023) là gần 9,5 nghìn tỷ đồng.
Bảo Thắng chuẩn bị gia cầm cho thị trường Tết Nguyên đán 2024

Bảo Thắng chuẩn bị gia cầm cho thị trường Tết Nguyên đán 2024

Cuối năm, nhất là dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thịt động vật trên địa bàn huyện Bảo Thắng tăng từ 20 - 30% so với ngày thường.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Tăng quy mô, nâng chất lượng

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Tăng quy mô, nâng chất lượng

Đẩy mạnh đào tạo nghề không chỉ giúp bà con vùng đồng bào dân tộc giảm nghèo, mà còn góp phần thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Quảng Ninh: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Quảng Ninh: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề không những giải quyết việc làm cho lao động nông thôn mà còn góp phần hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động