Thứ bảy 28/12/2024 19:51

Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia năm 2018: Hỗ trợ ngành hàng trọng điểm

Cùng với nhiều điểm mới trong Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia (XTTMQG) năm 2018, Nghị định 28/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương vừa được ban hành đã tạo thêm căn cứ pháp lý cho chương trình triển khai và phát huy hiệu quả hơn nữa.
Doanh nghiệp Việt Nam - Cu Ba ký kết biên Bản ghi nhớ hợp tác tại Hội chợ quốc tế La Habana lần thứ 35

Nhiều điểm mới

Chương trình XTTMQG năm 2018 được phê duyệt với kinh phí 103 tỷ đồng, triển khai 156 đề án. Chương trình bao gồm các hoạt động nhằm phát triển thị trường, mặt hàng xuất khẩu như: Hội chợ chuyên ngành trong nước, thực hiện tại nước ngoài, hoạt động đón nhà nhập khẩu nước ngoài vào Việt Nam giao dịch mua hàng, thông tin thương mại… Cùng với đó, chương trình tiếp tục triển khai các hoạt động XTTM phát triển thị trường nội địa, nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo, góp phần củng cố và phát triển thị trường trong nước.

So với những năm trước, Chương trình XTTMQG năm 2018 có nhiều điểm mới khi tập trung hỗ trợ các đề án trọng điểm theo ngành hàng, thị trường, ưu tiên phát triển thương hiệu cho một vài sản phẩm chủ lực theo từng năm. Thiết thực nhất, chương trình đã phê duyệt 11 đề án mang tính trung hạn, tạo điều kiện cho đơn vị chủ trì và doanh nghiệp chủ động trong việc xây dựng kế hoạch triển khai XTTM cho cả giai đoạn 2018-2020.

Được biết, sau nhiều năm triển khai, Chương trình XTTMQG đã trở thành kênh phát triển thị trường hiệu quả. Năm 2017, có gần 7.000 lượt doanh nghiệp hưởng lợi từ các hoạt động XTTMQG. Tổng giá trị hợp đồng và giao dịch trực tiếp tại các sự kiện đạt hơn 569 triệu USD và hơn 324 tỷ đồng.

Bà Phan Thị Thanh Xuân - Tổng thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam - bày tỏ, sau 14 năm tham gia Chương trình XTTMQG, doanh nghiệp da giày không chỉ có thêm đơn hàng, mở rộng thị trường mà còn tạo được mối liên kết giữa các doanh nghiệp. Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu của ngành tăng trưởng vượt bậc, từ 3 tỷ USD năm 2003 lên 18 tỷ USD năm 2017. Dự kiến, năm 2018 sẽ đạt khoảng 20 tỷ USD.

Thêm căn cứ pháp lý

Chương trình XTTMQG được dự báo tiếp tục thành công hơn nữa khi Chính phủ vừa ban hành Nghị định 28/2018/NĐ-CP quy định một số biện pháp phát triển ngoại thương, trong đó, quy định rất rõ về nội dung, nguồn kinh phí, nguyên tắc hỗ trợ và mức hỗ trợ… đối với đề án XTTMQG.

Theo Nghị định, các hoạt động XTTMQG được thực hiện theo tiêu chí: XTTM cho sản phẩm, ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu của vùng kinh tế, quốc gia, phát triển thị trường xuất khẩu; nâng cao hiệu quả nhập khẩu, phục vụ phát triển sản xuất trong nước và xuất khẩu; chương trình được Thủ tướng Chính phủ ban hành, có cơ chế phối hợp của bộ, ngành; Bộ Công Thương là cơ quan chủ trì, đầu mối...

Nghị định cũng quy định các đề án được thực hiện phải phù hợp với nhu cầu thực tiễn của cộng đồng doanh nghiệp; phù hợp với định hướng chiến lược xuất nhập khẩu và chiến lược phát triển ngành hàng được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển vùng kinh tế, địa phương. Đối với các đề án mà quá trình thực hiện kéo dài trên 1 năm, đơn vị chủ trì phải xây dựng nội dung và kinh phí, thực hiện quyết toán theo từng năm.

Theo nguyên tắc, nhà nước sẽ hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện đề án tham gia Chương trình XTTMQG. Kinh phí hỗ trợ thực hiện được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương. Các đơn vị chủ trì được tiếp nhận kinh phí hỗ trợ từ nhà nước để thực hiện các đề án có trách nhiệm bảo đảm sử dụng hiệu quả, đúng mục đích nguồn kinh phí hỗ trợ và thanh, quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.

Năm 2017, có gần 7.000 lượt doanh nghiệp hưởng lợi từ các hoạt động XTTMQG. Tổng giá trị hợp đồng và giao dịch trực tiếp tại các sự kiện đạt hơn 569 triệu USD và hơn 324 tỷ đồng.
Bùi Việt
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại quốc gia

Tin cùng chuyên mục

Giá trị miến dong Kiên Sơn tăng cao nhờ kinh doanh trên Sàn Việt

Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Khai mạc Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong xúc tiến thương mại và đầu tư tại Hoa Kỳ

Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử