Thứ năm 26/12/2024 07:53

Chứng khoán hôm nay ngày 8/11: Nhận định thị trường và phân tích, định giá cổ phiếu ACB

Các công ty chứng khoán đã đưa ra những nhận định, khuyến nghị về thị trường chứng khoán trước phiên giao dịch ngày 8/11 và phân tích, định giá cổ phiếu ACB.

Rủi ro ở nhóm cổ phiếu bị bán kỹ thuật?

Công ty chứng khoán MB (MBS) cho biết, trong phiên giao dịch trước đó, thị trường chứng khoán trong nước giảm sang phiên thứ 4 liên tiếp và thanh khoản cũng ở mức cạn kiệt. Mức giảm của chỉ số VN-Index nằm trong top các chỉ số có mức giảm nhiều nhất trên thế giới mặc dù bối cảnh chứng khoán thế giới khá bình yên, thậm chí chứng khoán khu vực Châu Á đang hồi phục mạnh.

Chỉ số VN-Index đóng cửa giao dịch hôm trước tại mốc 975.19 điểm

Thanh khoản khớp lệnh sàn HOSE đạt 8.376 tỷ đồng so với mức bình quân 9.350 tỷ đồng của tuần trước. Tổng cộng có 534 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng thành công so với mức bình quân 510 triệu cổ phiếu 10 ngày trước đó.

Thị trường trong nước đang tách biệt với diễn biến tích cực từ thị trường chứng khoán thế giới. Áp lực giảm của thị trường chủ yếu đến từ yếu tố nội tại. Việc thị trường đóng cửa với hàng trăm cổ phiếu giảm sàn và thanh khoản cạn kệt cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang bi quan dù khối ngoại phiên này đã quay lại mua ròng rất mạnh nhưng cũng không bù đắp được đà giảm.

MBS cho rằng, chỉ số VN-Index chưa để mất đáy tháng 10 nhưng phần lớn cổ phiếu đã xuyên qua ngưỡng hỗ trợ này, trong đó có nhóm midcap và smallcap. Rủi ro lúc này nằm ở nhóm cổ phiếu bị bán kỹ thuật, đây sẽ là nhóm tín hiệu cho thị trường, chừng nào dòng tiền vào “cân” lượng cổ phiếu dư bán sàn cũng sẽ là lúc thị trường có cơ hội hồi phục. Nhà đầu tư chưa nên bắt đáy, không dùng margin, có thể đứng ngoài thị trường hoặc trading với tỷ trọng thấp.

Nhận định về thị trường trong phiên giao dịch ngày 8/11, Công ty cổ phần chứng khoán Thành Công (TCSC) cũng đưa ra những phân tích liên quan. TCSC cho rằng, xét về kỹ thuật, cây nến kết phiên cho thấy áp lực lớn đến từ phe bán, chỉ số mất mốc MA10 và đóng cửa dưới 1.000 cho thấy lực cung đang dần mạnh lên, chỉ báo BB mở dải xuống cho thấy tín hiệu xấu về xu hướng.

"Hiện tại, chỉ số VN-Index mất mốc 1.000 nên vùng này trở thành vùng kháng cự trong giai đoạn tới. Mặc dù vẫn ghi nhận tín hiệu đỡ giá từ lực cầu nhưng xu hướng đang có sự chuyển biến xấu nên VN-Index các phiên tới sẽ gặp nhiều áp lực hơn với mốc 950 làm ngưỡng hỗ trợ cứng", TCSC nhận định.

Đồng quan điểm trên, Công ty cổ phần chứng khoán Phú Hưng (PHS) cho rằng, chỉ số VN-Index đang nằm trong xu hướng giảm ngắn hạn. Chỉ số duy trì đóng cửa dưới MA20, cùng với đường MA5 có dấu hiệu tạo trạng thái phân kỳ âm so với đường MA20, cho thấy sức ép giảm điểm đang mạnh lên.

Bên cạnh đó, lực cầu hiện có khả năng chưa đủ sức giữ cho đường giá cân bằng lại, và chỉ số vẫn chịu rủi ro giảm về vùng hỗ trợ gần quanh đáy cũ 963 điểm hoặc xa hơn là vùng tâm lý 900 điểm.

"Chỉ số VN-Index vẫn nằm trong xu hướng giảm ngắn hạn. Do đó, nhà đầu tư nên giữ danh mục ở tỷ trọng thấp nhằm hạn chế rủi ro từ thị trường chung", PHS khuyến nghị.

Định giá cổ phiếu ACB

Công ty cổ phần chứng khoán Đà Nẵng (DSC) cập nhật kết quả kinh doanh Quý 3/2022 của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu và phân tích, định giá, khuyến nghị cổ phiếu ACB.

Theo DSC, ACB có những câu chuyện về doanh nghiệp rất đáng lưu ý. Cụ thể, ACB thuộc nhóm các ngân hàng có quy mô lớn với tổng tài sản 561.113 tỷ đồng. Nhà băng này có tầm nhìn trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu, tập trung ở nhóm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bên cạnh đó, ACB có mảng bán lẻ chiếm 94% tổng tín dụng (Q2/2022). Đặc biệt, ACB không sở hữu trái phiếu doanh nghiệp. Tỷ trọng cho vay mua nhà khoảng 21% tổng dư nợ. Cho vay làm dự án bất động sản chỉ khoảng 1,5% tổng dư nợ, giảm từ mức 2% đầu năm. Thêm nữa, đầu tháng 9/2022, ACB được cấp thêm 3% hạn mức, đưa tổng hạn mức được cấp đạt 12,7%.

Theo phân tích chi tiết của DSC, ACB thuộc top những ngân hàng có chất lượng tài sản tốt, tỷ lệ nợ xấu luôn duy trì dưới 1% và dự phòng nợ xấu luôn ở mức cao hơn trung bình ngành.

ACB thuộc top những ngân hàng có chất lượng tài sản tốt

Trong khi đó, áp lực trích lập dự phòng năm 2022 của ACB không quá lớn nhờ đẩy mạnh trích lập dự phòng trong năm 2021.

ACB ưu tiên cho vay ngắn hạn (62,6%/tổng dư nợ), điều chỉnh lãi suất 3 tháng một, hạn chế ảnh hưởng tăng lãi suất huy động.

Trong Quý 3/2022, tốc độ tăng trưởng của ACB khá ấn tượng. Cụ thể, tổng thu nhập hoạt động đạt 7.090 tỷ đồng (+ 24,6% YoY/ + 2,4% QoQ) nhờ tăng trưởng thu nhập lãi thuần (+33,4% YoY/+7,6% QoQ) đóng góp 85% TOI (tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng). Lợi nhuận trước thuế đạt 4.474 tỷ (71,1% YoY/-8,9% QoQ) do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đạt âm 90 tỷ so với Quý 2/2022 dương 267 tỷ nhờ hoàn nhập 267 tỷ chi phí dự phòng cho nợ tái cơ cấu.

ACB đạt huy động tăng trưởng tốt (+2,3% QoQ/+4,2% YTD). Tăng trưởng dư nợ đạt 1,2% QoQ và 10,3% YTD, thấp hơn đáng kể so với hạn mức tín dụng được cấp do ngân hàng phân bổ hạn mức cho mỗi tháng.

Trong Quý 3/2022, biên lãi ròng (NIM) của ACB đạt 4,19% (-0,71% YoY/+2,95% QoQ) nhờ đẩy mạnh cho vay bán lẻ và cho vay ngắn hạn với kỳ điều chỉnh lãi suất ngắn (3 tháng). ACB cũng không đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, ưu tiên nguồn lực cho vay khách hàng.

Do đó, tỷ lệ nợ xấu của ACB đạt 1,01%, lần đầu tiên đạt trên 1% kể từ sau Qúy 4/2017 do nợ tái cơ cấu sau khi hết hạn vào cuối Qúy 2/2022 sẽ được ghi nhận vào nợ nhóm 5. ACB cho biết con số 1,01% đã phản ánh hết rủi ro của nợ tái cơ cấu (chỉ chiếm 3% tổng dư nợ).

Theo DSC, P/B của ACB đạt 1,25, thấp hơn so với P/B trung bình 1 năm (1,83 lần) và thấp hơn so với P/B trung bình ngành ngân hàng (1,31 lần).

Từ 2020, Ngân hàng Nhà nước thắt chặt việc ngân hàng trả cổ tức tiền mặt, khuyễn khích cổ tức cổ phiếu hoặc dùng nguồn lực xử lý hết trái phiếu VAMC. Năm 2022, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu toàn ngành tiếp tục không chia cổ tức tiền mặt để hạ thêm lãi suất cho vay, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Cổ tức cổ phiếu cũng giúp tăng vốn điều lệ, cải thiện tỷ lệ an toàn vốn và dư địa tăng trưởng tín dụng.

Trong năm 2022, DSC ước tính tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế của ACB đạt lần lượt 38.761 tỷ (+14,9% YoY) và 14.913 tỷ (+24,3% YoY). Giá trị sổ sách 2022 là 18.656 đồng/cổ phiếu, tương đương P/B fw là 1,4x lần. Giá mục tiêu của ACB năm 2022 là 34.100 động/cổ phiếu.

Tuy nhiên, theo thống kê của các công ty chứng khoán về mức giá mục tiêu 12 tháng tới của cổ phiếu ACB trong 3 tháng qua dao động trong khoảng từ 33.500 đến 39.600/cổ phiếu.

PV
Bài viết cùng chủ đề: Cổ phiếu

Tin cùng chuyên mục

Dòng vốn 3.000 tỷ đồng kỳ vọng vực dậy DIC Corp

Đón 'sóng' thoái vốn nhà nước của VNSteel, nhà đầu tư trúng đậm

VNDirect: Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở mức hấp dẫn

Ban hành Thông tư hướng dẫn cơ chế, chính sách về giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán

Các quỹ ETF tại Việt Nam ghi nhận rút ròng hơn 1.341 tỷ đồng trong tháng 11/2024

Huy động được 323.006,5 tỷ đồng qua đấu thầu trái phiếu Chính phủ

'Hét' giá cao ngất ngưởng, phi vụ bán vốn Amata Biên Hòa của Sonadezi vắng khách

Lợi nhuận bứt phá của FPT Shop khiến giới phân tích tăng dự phóng thêm 50%

Công ty Du lịch Thành Thành Công ‘hút' 500 tỷ đồng trái phiếu

Cổ phiếu HVN 'cất cánh': Giá trị phản ánh sự chuyển mình của Vietnam Airlines

Cổ phiếu của Quốc Cường Gia Lai tăng trần sau tin bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại

Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024

Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

Cổ phiếu MZG của Công ty Cổ phần Miza chính thức lên sàn UPCoM HNX

Thị trường chứng khoán tuần tới: Nhà đầu tư đang chờ đợi tín hiệu hạ nhiệt của tỷ giá

Trái phiếu doanh nghiệp chậm trả giảm mạnh trong 10 tháng

Tháng 10, HNX đã huy động thành công 30.575 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

Tác động của bầu cử Tổng thống Mỹ đến thị trường chứng khoán Việt Nam ra sao?

Thị trường chứng khoán Việt Nam thêm cơ hội nâng hạng nhờ Thông tư 68

Thị trường chứng khoán giằng co khi áp lực cơ cấu của quỹ ETF Diamond và khối ngoại bán ròng