Thứ hai 25/11/2024 12:35
Tổng công ty Điện lực miền Nam:

Chủ động kế hoạch cấp điện chống hạn và xâm nhập mặn

Khu vực Nam bộ và Đông Nam bộ đang trong đợt cao điểm nắng, hạn, xâm nhập mặn làm thiệt hại lớn đến sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân. Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) đã chủ động phối hợp với các địa phương có kế hoạch cung cấp điện an toàn ổn định, đặc biệt cho những vùng bị ảnh hưởng nhằm giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.

Trước tình hình hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng ở khu vực Nam bộ, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), EVNSPC yêu cầu các đơn vị trực thuộc chủ động xây dựng phương án cấp điện, đảm bảo điện cho nhu cầu tưới tiêu, chống hạn, phục vụ nước sạch cho người dân trên địa bàn các tỉnh ĐBSCL và Đông Nam bộ.

Điện lực Long An đưa điện phục vụ các trạm bơm chống hạn

EVN SPC yêu cầu các công ty điện lực địa phương theo dõi sát phụ tải để có điều chỉnh phù hợp, nắm rõ tình hình hoạt động của các trạm bơm nước; kế hoạch vận hành các trạm bơm trong đợt xuống giống vụ hè thu 2016 ở ĐBSCL, khi có nước về từ sông Mê Kông…

Bến Tre là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do hạn hán và xâm nhập mặn, nước mặn trên diện rộng. Trên địa bàn tỉnh có trên 90% số xã, độ mặn trong nội đồng có nơi lên tới 5‰, người dân thiếu nước ngọt sinh hoạt, cây trồng vật nuôi bị thiệt hại và đặc biệt ngành công nghiệp Bến Tre cũng đang chịu những ảnh hưởng rất nặng nề. Nước mặn đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của hơn 400 doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp chế biến dừa, doanh nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống. Dự báo, xâm nhập mặn sẽ còn kéo dài đến tháng 6/2016.

Để khắc phục tình trạng mặn xâm nhập, hạn chế tối đa thiệt hại, cứu diện tích bị hạn, ngăn mặn, lo nước ngọt cho dân, tỉnh Bến Tre đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương xác định khu vực có nhu cầu cấp bách, đảm bảo điện cho tưới tiêu, chống hạn, phục vụ nước sạch sinh hoạt trên địa bàn để lập phương án cấp điện ưu tiên 24/24 trong mùa khô tại các nhà máy nước liên xã trực thuộc trung tâm bao gồm: Tân Mỹ, Phú Lễ, An Phú Trung, Thạnh Phú, Thới Lai, Long Định và Nhà máy nước ngọt Ba Lai... để đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân trong vùng. Thực hiện phương thức vận hành ổn định, an toàn hệ thống điện, bố trí kế hoạch sửa chữa các trạm, lưới điện hợp lý. Công ty Điện lực Bến Tre chỉ đạo các điện lực trực thuộc chủ động liên hệ với các cơ quan chức năng tại địa phương xác định các khu vực có nhu cầu cấp bách, đảm bảo điện cho tưới tiêu, chống hạn, phục vụ nước sinh hoạt trên địa bàn để lập phương án cấp điện ưu tiên.

Vào mùa khô, Công ty Điện lực Lâm Đồng cũng đã tích cực chỉ đạo các đơn vị, nhất là những điện lực ở những vùng cây công nghiệp trọng điểm có phương án cấp điện liên tục, không để xảy ra quá tải, mất điện. Tại các huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm, Điện lực Lâm Đồng đưa vào 100 trạm biến áp để đáp ứng nhu cầu phụ tải tăng cao do điện tưới cây cà phê của người dân vào mùa khô hạn.

Công ty Điện lực Đồng Tháp cũng cho biết đã có phương án chi tiết cung cấp điện trong năm 2016, trong đó cung cấp điện được ưu tiên đối với các trạm bơm nông nghiệp, các khu, cụm công nghiệp, sinh hoạt của người dân…

Hiện trên địa bàn các tỉnh Bến tre, An Giang, Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp… các trạm bơm tưới tiêu được đầu tư đã phát huy hiệu quả rõ rệt trong sản xuất lúa, nuôi trồng thủy sản, hạn chế thiệt hại do khô hạn và xâm nhập mặn.

Ông Nguyễn Văn Hợp, Tổng giám đốc EVN SPC cho biết, tổng công ty đã chỉ đạo các công ty điện lực trực thuộc phối hợp với các địa phương ưu tiên vốn đầu tư đã được phân bổ theo kế hoạch để xây dựng các công trình cấp điện phục vụ các trạm bơm tưới tiêu nhằm hạn chế tác hại do khô hạn, xâm nhập mặn trên địa bàn 21 tỉnh, thành phố phía Nam. Năm 2016, riêng Công ty Điện lực Long An sẽ đầu tư xây dựng lưới cấp điện cho thêm 71 trạm bơm tưới tiêu nông nghiệp nhằm chủ động trong việc cấp, thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là vùng sản xuất lúa trọng điểm của tỉnh.

Thành Lê

Tin cùng chuyên mục

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải