Thứ hai 23/12/2024 17:37

Chủ động giảm thiệt hại từ điều tra phòng vệ thương mại gỗ xuất khẩu

Thời gian qua, gỗ xuất khẩu là mặt hàng chỉ sau thép, thủy sản liên tiếp bị các nước khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại.

Mới đây nhất, Liên minh tủ bếp Hoa Kỳ đại diện cho một số doanh nghiệp sản xuất tủ gỗ (tủ bếp và tủ nhà tắm) của Hoa Kỳ đã nộp đơn tới Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đề nghị xem xét phạm vi sản phẩm và điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đối với với sản phẩm tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam và Malaysia.

Thông tin về vụ việc, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết, tháng 4 năm 2020, Hoa Kỳ đã ban hành lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với cùng loại sản phẩm trên có xuất xứ từ Trung Quốc với mức thuế chống bán phá giá từ 4,37% đến 262,18%, mức thuế chống trợ cấp là từ 13,33% đến 293,45%.

Theo dữ liệu sơ bộ từ Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC), trong năm 2021, giá trị xuất khẩu sản phẩm bị đề nghị điều tra của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt khoảng 2,7 tỷ USD. Trong giai đoạn 2019-2021, sau khi Hoa Kỳ áp thuế với Trung Quốc, nhập khẩu sản phẩm bị đề nghị điều tra từ Trung Quốc vào Hoa Kỳ giảm 54% (từ 2,5 xuống còn 1,6 tỷ USD), trong khi đó xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ lại tăng tới hơn 130% (từ 1,37 lên 2,7 tỷ USD).

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu tiềm năng với ngành gỗ của Việt Nam. Xuất khẩu gia tăng, đồng nghĩa các mặt hàng gỗ Việt Nam đang phải đối diện nhiều hơn các vụ điều tra phòng vệ thương mại từ chính thị trường này.

Trong tương lai, nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại, các vụ kiện phòng vệ thương mại đang dần trở thành một thách thức không nhỏ cản trở đà tăng trưởng cũng như sức cạnh tranh của ngành chế biến xuất khẩu gỗ Việt Nam.

Công tác cảnh báo về khả năng các thị trường khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại đang được đẩy mạnh

Theo Cục Phòng vệ thương mại, từ năm 2019 đến nay việc bị điều tra phòng vệ thương mại đối với sản phẩm gỗ diễn ra liên tiếp, như Hàn Quốc điều tra chống bán phá giá với gỗ dán, Ấn Độ điều tra chống bán phá giá với mặt hàng gỗ ván MDF và Hoa Kỳ điều tra chống lẩn tránh thuế với gỗ dán.

Trước “làn sóng” điều tra phòng vệ thương mại đối với mặt hàng này, thời gian qua, Bộ Công Thương đã liên tục cảnh báo các hiệp hội và doanh nghiệp xuất khẩu về khả năng các thị trường khởi xướng điều tra. Đồng thời tăng cường công tác quản lý, siết chặt công tác chứng nhận xuất xứ, thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu của một số doanh nghiệp có dấu hiệu gian lận.

Đặc biệt, để chủ động phòng tránh khả năng lẩn tránh thuế của các doanh nghiệp, Bộ Công Thương cũng đã ban hành Thông tư số 22/2019/TT-BCT ngày 12/11/2019 về việc tạm dừng kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập gỗ dán vào Việt Nam để tái xuất sang Hoa Kỳ.

Mới đây, ngay khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thông báo về nhận đơn đề nghị điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại với tủ gỗ (tủ bếp và tủ nhà tắm) nhập khẩu từ Việt Nam, Cục Phòng vệ thương mại đã nhanh chóng có thông báo gửi tới Hiệp hội Gỗ và Lâm sản để thông tin cho các doanh nghiệp thành viên và các hiệp hội liên quan có hoạt động kinh doanh, sản xuất tủ gỗ xuất khẩu sang Hoa Kỳ chuẩn bị ứng phó với vụ việc

Tiếp đó, Cục Phòng vệ thương mại cũng đã phối hợp với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản tổ chức Hội thảo về việc Hoa Kỳ xem xét điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đối với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam.

Bà Phạm Châu Giang, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cho biết, Hoa Kỳ luôn là quốc gia điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (chiếm hơn 20% tổng số các vụ việc phòng vệ thương mại nước ngoài của ta).

Qua thời gian, bà Phạm Châu Giang đánh giá, nhận thức và khả năng ứng phó với các vụ việc của ngành hàng xuất khẩu Việt Nam đã từng bước được cải thiện. Đặc biệt, các hiệp hội và doanh nghiệp đã có kinh nghiệm chuẩn bị và ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại do Hoa Kỳ điều tra.

Tuy nhiên, trong vụ việc đề nghị điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại với tủ gỗ. để ứng phó với nguy cơ bị điều tra, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp cần nắm rõ quy định điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ, cũng như cách thức truy cập Cổng thông tin điện tử của Bộ Thương mại Hoa Kỳ để cập nhật các diễn biến của vụ việc và cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan điều tra.

Đặc biệt, Cục Phòng vệ thương mại đề nghị Hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tủ gỗ tiếp tục chủ động rà soát các hoạt động xuất khẩu sang Hoa Kỳ; nghiên cứu, nắm chắc các quy định, trình tự thủ tục điều tra chống lẩn tránh thuế của Hoa Kỳ; cung cấp đầy đủ, trung thực, chính xác các thông tin theo yêu cầu của cơ quan điều tra Hoa Kỳ trong trường hợp vụ việc điều tra được khởi xướng.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần theo dõi sát diễn biến của vụ việc và phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

Thời gian tới, “các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ cần chủ động theo dõi danh sách cảnh báo các mặt hàng có nguy cơ bị Hoa Kỳ điều tra phòng vệ thương mại, điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại do Bộ Công Thương cập nhật định kỳ để xây dựng kế hoạch kinh doanh, xuất khẩu phù hợp”- bà Giang nhấn mạnh.

Hoa Quỳnh

Tin cùng chuyên mục

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024