Thứ sáu 22/11/2024 04:34

Chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn nhiều nhiều khó khăn, vì sao?

Chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn nhiều khó khăn bởi người tiêu dùng còn chuộng hàng "như thật" và doanh nghiệp bị xâm phạm quyền còn "hờ hững".

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang là một vấn nạn ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Doanh nghiệp bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị ảnh hưởng nặng nề về hiệu quả kinh doanh; nhiều vụ việc người tiêu dùng chân chính bị ảnh hưởng tới sức khỏe, vật chất, tinh thần.

Đại diện lực lượng quản lý thị trường và các doanh nghiệp bị xâm phạm cho biết công nghệ làm giả, làm nhái sản phẩm ở trong nước hiện ngày càng tinh vi

“Cuộc chiến” ngăn chặn, đẩy lùi hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, chống hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chưa bao giờ “dễ dàng” mà thậm chí ngày càng nhiều khó khăn.

Những nguyên nhân chính được lực lượng quản lý thị trường, doanh nghiệp bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chỉ ra đó là công nghệ làm giả, làm nhái sản phẩm ngày một tinh vi; tâm lý ưu tiên lựa chọn sản phẩm giả nhưng mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp “như thật” của người tiêu dùng và sự chưa thực sự chủ động của doanh nghiệp bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Ông Trần Phước Trí – Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng cho biết xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay được thực hiện bằng nhiều phương thức, thủ đoạn mới như áp dụng công nghệ cao, sử dụng các thiết bị hiện đại để sảng xuất hàng hóa làm người tiêu dùng và các cơ quan quản lý thị trường khó phân biệt thật giả. Các hành vi vi phạm này ngày càng nguy hiểm hơn ở tính chất vi phạm, có tổ chức chặt chẽ không những trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn mở rộng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Đồng tình với quan điểm này, đại diện đơn vị phân phối sản phẩm thời trang thương hiệu MLB tại Việt Nam cho biết chỉ trong vòng 6 tháng (từ tháng tel:10/2022 – 3/2023), lực lượng quản lý thị trường trong cả nước đã phát hiện, thu giữ gần 3.000 sản phẩm giả, nhái thương hiệu MLB, chưa tính đến một số lượng nhiều hơn nữa các sản phẩm do hãng phát hiện và xác nhận đối tượng xâm phạm sau đó làm đơn đề nghị cơ quan quản lý thị trường xử lý. Đáng chú ý, theo vị đại diện này, từ thực tế những vụ phát hiện hàng giả, hàng nhái thương hiệu, sản phẩm MLB cho thấy có rất nhiều sản phẩm được sản xuất bởi các đối tượng trong nước với công nghệ cao, rất tinh vi. “Khi phát hiện những sản phẩm giả này đến công ty chúng tôi cũng rất bất ngờ vì công nghệ sao chép tinh vi đến vậy. Có những sản phẩm giả chúng tôi phải gửi mẫu về hãng đến 3 lần để xác định thật – giả”, đại diện đơn vị này cho hay và viện dẫn “Điển hình như công nghệ làm giả tinh vi đến độ sao chép được số seri sản phẩm. Khi khách hàng phát hiện sản phẩm không chất lượng, quét mã seri thì ra mã seri của hãng và thắc mắc tại sao một sản phẩm nhiều dấu hiệu hàng giả lại mang seri hàng thật”.

Nhiều người tiêu dùng chuộng hàng "như thật" mà lại có giá bán thấp, thường được gọi công khai với những cái tên như hàng F1, hàng F2

Một lý do quan trọng “kéo lùi” hiệu quả ngăn chặn hàng giả, hàng nhái đó là ý thức của người tiêu dùng. Theo Đại diện Cục Quản lý thị trường TP. Đà Nẵng, tâm lý và hành vi của nhiều người tiêu dùng vẫn ưu tiên lựa chọn những sản phẩm giả nhưng mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp “như thật” mà lại có giá bán thấp. Lợi dụng điều này, nhiều doanh nghiệp thiếu ý thức tôn trọng pháp luật sẵn sàng vì lợi nhuận mà làm giả, làm nhái những sản phẩm được bảo hộ, có uy tín, chất lượng, kiểu dáng để gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng. “Việc sao chụp, mô phỏng, làm nhái các sản phẩm để giành giật thị trường trở thành hiện tượng phổ biến. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ tồn tại và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động”, ông Trí phân tích.

Ông Lý Thành Công - Đại diện Công ty CP Xuất nhập khẩu Bình Tây (đơn vị phân phối độc quyền các sản phẩm máy tính Casio tại Việt Nam) cho rằng người tiêu dùng đóng vai trò trực tiếp quyết định trong chống hàng giả, vì vậy, đơn vị này đã chủ động đẩy mạnh tuyên truyền cũng như đưa ra các giải pháp bằng công nghệ số để hỗ trợ người tiêu dùng nhận biết thật – giả.

Đặc biệt, tồn tại một thực trạng là sự chưa chủ động của doanh nghiệp bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Các chủ thể quyền mới chỉ dừng lại ở việc thông báo sự vụ cho các cơ quan chức năng chứ chưa chủ động trong việc trao đổi thông tin, xác minh nguồn gốc làm giả, hàng vi phạm để phối hợp với cơ quan chức năng thực thi quyền nhằm đẩy nhanh quá trình phân định có hay không việc vi phạm quyền sở hữu trí quệ để xử lý vi phạm. “Có những vụ việc chủ sở hữu cung cấp thông tin, chứng cứ không rõ dàng nên bước xác minh, thu thập thông tin chứng cứ bị kéo dài, ảnh hưởng đến quyền lợi chung của doanh nghiệp và lợi ích của người tiêu dùng”, ông Trần Phước Trí cho hay.

Cần có sự chủ động của chính doanh nghiệp bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, cung cấp công cụ để người tiêu dùng phân biệt thật - giả và đi tìm đối tượng làm giả, làm nhái sản phẩm của mình

“Chúng tôi có một đột ngũ đi kiểm tra thị trường riêng đối với các sản phẩm Casio, thường xuyên đi nắm bắt, thông tin đến cơ quan chức năng các điểm bán sản phẩm hàng giả cụ thể. Từ đó nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, ông Lý Thành Công nói và cho rằng bản thân các doanh nghiệp phải tự có sự chủ động trong phối hợp để chống hàng giả, thay vì trông chờ toàn bộ vào cơ quan quản lý nhà nước bởi “Ngăn chặn được hàng giả thì các bên đều có lợi như doanh nghiệp tăng hiệu quả sản xuất; tăng đóng thuế; người tiêu dùng được bảo vệ sử dụng được hàng chính hãng tương ứng với số tiền mình bỏ ra. Và làm được điều đó vai trò của doanh nghiệp bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ rất quan trọng”.

Từ góc nhìn của cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cho thấy cần có sự chủ động tích cực hơn của doanh nghiệp có sản phẩm bảo hộ sở hữu trí tuệ bị xâm phạm trong công tác phối hợp, đấu tranh chống hàng giả. Nếu có thêm nhiều doanh nghiệp có sự chủ động như Công ty Bình Tây hay đơn vị phân phối sản phẩm MLB trong việc chủ động tuyên truyền nâng cao ý thức cho người tiêu dùng; chủ động có các cách thức phân biệt hàng thật – giả và thông tin đến người tiêu dùng; chủ động nắm bắt và phát hiện những đơn vị làm giả, làm nhái sản phẩm của doanh nghiệp mình thì hiệu quả chống hàng giả, hàng nhái sẽ được nâng lên rõ rệt.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: Sở hữu trí tuệ

Tin cùng chuyên mục

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Hành vi thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Cần làm gì để không tái diễn?

Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Khi doanh nghiệp vào cuộc cho những mục tiêu lớn của công nghệ cao và phát triển xanh

Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng: 'Bánh ngọt' liệu có dễ xơi?

Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng 'rơi'

Phụ huynh học sinh cần làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông cho con em?

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Từ vụ 'cô đồng bát nước': Cần tỉnh táo trước chiêu trò mê tín dị đoan thời 4.0

Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Kêu gọi từ thiện: Khi lòng tốt cần 'đi đôi' với chấp hành quy định pháp luật