Thứ bảy 21/12/2024 17:01

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Những ngày cận Tết, các chợ truyền thống tại Hà Nội ghi nhận sự tương phản về lượng khách: Nơi tấp nập - chốn vắng khách.

"Kẻ ăn không hết, người lần không ra" - câu thành ngữ ấy dường như đang phản ánh rõ nét bức tranh chợ truyền thống Hà Nội những ngày gần Tết Nguyên đán 2025. Trong khi có chợ vẫn giữ được vẻ náo nhiệt, tấp nập, nhiều khu chợ lớn khác lại rơi vào cảnh ảm đạm, vắng bóng người mua.

Ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương tại chợ Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho thấy, lượng khách vào đây mua sắm khá nhộn nhịp. Các mặt hàng tại chợ cũng rất đa dạng từ mẫu mã, chủng loại đến giá cả, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân.

Trái với cảnh nhộn nhịp của chợ Đồng Xuân, nhiều chợ truyền thống nổi tiếng trước đây như chợ Mơ (Hai Bà Trưng), chợ Ngã Tư Sở (Thanh Xuân) trong tình cảnh đìu hiu khi dân buôn ngồi "hóng" khách; khách đến chợ lác đác và ít mua hàng.

Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận tại một số chợ truyền thống tại Hà Nội những ngày cuối năm:

Chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - một trong những khu chợ lớn nhất ở miền Bắc, có tuổi đời lên đến hàng trăm năm, đồng thời là một trong những biểu tượng của Thủ đô Hà Nội vẫn giữ được lượng khách khá đông đúc.
Với diện tích 6500 m2 trải rộng trong một tòa nhà 3 tầng, chợ Đồng Xuân bán đủ loại hàng hóa, từ những món đồ bình dân đến các sản phẩm cao cấp. Mỗi tầng của chợ lại mang một sắc thái riêng: Tầng một là nơi tập trung các mặt hàng lưu niệm, đồ da giày, vali, cùng các thiết bị điện tử như điện thoại, loa, đồng hồ - phần lớn là hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Sự đa dạng về chủng loại và mức giá khiến chợ Đồng Xuân trở thành điểm đến quen thuộc của người dân Thủ đô và du khách thập phương.
Với nhiều mặt hàng Tết đa dạng, các ki-ốt hoạt động hết công suất.
Khu vực bán vải may mặc tại chợ Đồng Xuân vẫn luôn tấp nập khách hàng. Nhiều người đã bắt đầu đi chọn vải để may áo dài đón Tết.
Các tiểu thương tại chợ Đồng Xuân cũng nhanh chóng cập nhật hàng hoá theo xu hướng. Nhờ vậy, nhiều bạn trẻ tới đây để mua những món đồ "bắt trend" như quần áo, phụ kiện hình các nhân vật hoạt hình như Labubu, Baby Three, Capybara...
Chị Mai - tiểu thương tại chợ cho biết, những ngày gần đây, khách mua hàng Tết luôn đông đúc, vì vậy chị phải thuê thêm người đóng hàng cho khách sỉ, bán hàng cho khách lẻ và chốt đơn trên các sàn thương mại điện tử. "Khách ở chợ chủ yếu là khách buôn, khách lẻ cũng có nhưng khá ít", chị Mai chia sẻ.
Trái với cảnh nhộn nhịp tại chợ Đồng Xuân, chợ Mơ (quận Hai Bà Trưng) lại khá thưa thớt, vắng khách đến lạ thường. Dù đã lường trước được tình cảnh này nhưng các tiểu thương tại chợ không khỏi thở dài và hụt hẫng khi cả ngày không có một khách nào ghé xem hàng hoá.
Bà Hân (56 tuổi) - tiểu thương tại chợ Mơ chia sẻ: "Trung bình một ngày sạp của tôi tiếp khoảng 3-4 khách nhưng có những hôm không có khách nào. Tôi cũng không dám nghỉ ngày nào vì sợ mất mối. Bây giờ các sàn thương mại lên ngôi nên buôn bán kiểu truyền thống như này ế ẩm lắm. Tôi đã già, gắn bó gần nửa đời người với chợ rồi nên cũng không nỡ "bỏ chợ về vườn".
Nhiều tiểu thương chỉ còn biết "giết thời gian" bằng việc sử dụng điện thoại, ngóng chờ khách ghé mua hàng.
Các sạp hàng bán giày dép tại chợ Mơ cũng chung tình trạng vắng khách.
Các mặt hàng hoá tiêu dùng thường ngày như rau củ quả tại chợ khá hơn một chút. Chị Hoàng Ninh - tiểu thương bán hoa quả cho hay: "Khách hàng của tôi chủ yếu là khách quen, thường sẽ đông khách vào giờ tan tầm vì lúc đó họ mới tan làm. Đối với khách quen, đôi khi họ chỉ cần nhắn địa chỉ và số lượng mua hàng, tôi sẽ ship đến tận nơi".

Tương tự chợ Mơ, tại chợ Ngã Tư Sở cũng là không khí "vắng như chùa bà Đanh"; hệ thống cơ sở vật chất cũ kỹ, công tác phòng cháy chữa cháy không đảm bảo...

Nhiều các ki-ốt tại đây bỏ trống, bàn ghế và kệ hàng phủ lớp bụi dày. Các cột trụ, lan can, tường đều bong tróc, nứt vỡ, và hệ thống mái che hư hỏng, không còn đảm bảo an toàn.
Một vài gian hàng còn hoạt động, chủ yếu bán vải vóc, quần áo, nhưng cũng hiếm khi có khách ghé qua.

Cũng do hàng hoá "đi chậm" nên nhiều mặt hàng quần áo tại chợ Ngã Tư Sở khá lỗi thời, trông khá cũ, vì vậy không níu chân được khách hàng...

Phương Cúc - Ngọc Hoa
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố ''sống còn'' với cộng đồng doanh nghiệp

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2

“Nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất”- hành động đẹp cần được lan tỏa

Hà Nội: Làm rõ vụ 2 người tử vong, 14 người nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Hơn 10 tỷ đồng đến với người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi trong tháng 12

Cục Cảnh sát giao thông hướng dẫn trình tự 8 bước đăng ký xe nhập khẩu qua VneID

Bộ Y tế thông tin mới nhất về 'số phận' Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Trao Giải báo chí về xây dựng Đảng, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Giảm hơn 16.000 biên chế công chức, viên chức tính đến hết tháng 10/2024

Công nhận 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Bệnh Zona: Tác nhân làm tăng biến cố tim mạch và đột quỵ

Từ ngày 20/12, mở Chợ Tết Công đoàn online, cách nào để nhận được phiếu mua hàng miễn phí?

Từ 1/1/2025, dừng giao dịch ngân hàng trực tuyến nếu chưa xác thực sinh trắc học

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau khi hợp nhất hai Bộ

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân: Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam