Chợ tình SaPa lên báo nước ngoài

Hãng AFP đăng bài viết về sự biến chuyển của chợ tình Sa Pa, từ nơi tìm kiếm bạn đời và hẹn hò của các cặp đôi người dân tộc khi xưa, nay trở thành nét đặc sắc thu hút du khách.
Ông Giang A Vang và vợ Vang Thi Xo biểu diễn âm nhạc tại Sapa. Cả hai ông bà lần đầu gặp nhau tại chợ tình cách đây 30 năm.

Ông Giang A Vang và vợ Vang Thi Xo biểu diễn âm nhạc tại Sapa. Cả hai ông bà lần đầu gặp nhau tại chợ tình cách đây 30 năm.

CôngThương - Bao đời nay, thanh niên những bộ tộc thiểu số sống rải rác ở miền bắc Việt Nam thường đến chợ tình ở Sapa mỗi tối cuối tuần để tìm bạn đời tương lai. "Tinh thần khi đó rất háo hức. Tôi rất muốn thử liệu có gặp cô nào xinh không", Giang A Vang (50 tuổi), một nhạc công người Hmong, kể về lần đầu tiên ông đến chợ tình cách đây 30 năm.

Trong đêm ấy, ông Giang A Vang phát hiện một cô gái nổi bật giữa chốn đông người. "Lần đầu tiên tôi trông thấy cô ấy là khi tôi đang chơi đàn. Tôi hỏi cô ấy có thích nghe không, cô ấy có thích tôi không, trong lòng có chút lo lắng", ông Giang nhớ lại. May mắn thay, cô gái phản hồi lại lời tỏ tình của ông Giang.

Vài tuần sau, ông Giang quay lại chợ tình để gặp người yêu Vang Thi Xo. Hai người cùng chơi nhạc theo nghi thức tìm hiểu nhau của đôi trai gái người Hmong. Ông Giang kéo đàn, bà Xo thổi kèn lá. Cả hai nhanh chóng tổ chức đám cưới, họ ở bên nhau đến tận bây giờ.

"Tôi là người đàn ông may mắn vì gặp bà ấy ngay tại chợ tình. Nhưng tôi nghĩ bà ấy cũng rất may khi gặp được tôi”, ông Vang đùa.

Chợ tình thay đổi

Những năm gần đây, SaPa trở thành địa điểm du lịch vô cùng phổ biến, thu hút rất đông du khách trong nước và quốc tế đến thăm thị trấn đẹp như tranh vẽ, với những đồng ruộng bậc thang và phong cảnh ấn tượng. Lượng du khách đến SaPa tăng vọt từ 360.000 người trong năm 2003 lên 1,2 triệu người vào năm 2013.

Theo bà Vang Thi Xo, phát triển du lịch cải thiện cuộc sống người dân nhưng cũng ảnh hưởng đến bản sắc và phong tục truyền thống.

"Chợ tình từng rất có ý nghĩa với tôi, vì tôi đã gặp người tốt như chồng tôi ở đây. Nhưng giờ thì tôi không thích nó nữa. Người ta chơi nhạc cho vui thôi, họ chơi cho du khách nghe để kiếm tiền. Còn chúng tôi thì như mất đi một phần văn hóa", bà Vang Thi Xo cho biết.

Còn ông Vang cho rằng ngày càng nhiều thanh niên đến SaPa để đi học hoặc làm việc trong ngành du lịch, họ không muốn tìm kiếm tình yêu ở chợ tình hay những cuộc hôn nhân qua sắp đặt nữa. "Bọn trẻ gặp bạn trai, bạn gái ở làng hoặc ở thị trấn. Chúng nó tự chọn đối tượng của mình. Tôi muốn các con tôi tự tìm chồng hoặc vợ. Như vậy tốt hơn", ông Vang nói.

SaPa không có sân bay, người ngoại tỉnh chỉ có thể đến đây bằng đường tàu hỏa hoặc đi ô tô, xe máy một quãng đường dài từ Hà Nội. Sự hẻo lánh này không làm sờn lòng khách du lịch. "Rất nhiều du khách đến chợ tình, đưa tiền cho các cặp đôi người dân tộc để họ biểu diễn. Bây giờ người ta chơi nhạc chỉ để trình diễn chứ không vì mục đích như xưa nữa", bà Ly Thi My (54 tuổi), người Hmong, nói. Bà Ly cũng gặp chồng tại chợ tình SaPa.

Từ kèn lá đến điện thoại di động

Không chỉ vì du lịch, bà My nói điện thoại di động và Internet cũng là nguyên nhân khiến truyền thống thay đổi. "Trước đây, con trai huýt sáo trước cửa nhà người con gái, cô ta thổi kèn lá nếu muốn nói mình cũng quan tâm cậu ấy. Bây giờ bọn trẻ có di động, mọi việc dễ dàng hơn nhiều. Tôi thích những thử thách yêu như ngày xưa hơn, giá mà được trở về 20 năm trước".

Một phụ nữ Hmong khác, bà Ly Thi Do (52 tuổi), nói chợ tình ngày càng trở thành "trò vui". "Trước khi du khách đổ về đây thì tôi còn nhỏ lắm. Chợ tình chỉ cho người trong làng thôi. Bây giờ chợ tình trở thành việc kinh doanh rồi. Tất cả mọi người đến đây để kiếm tiền và bán nữ trang".

Chris Carnovale, một người đào tạo ngành du lịch tại Đại học Capilano (Canada), cho rằng không nên đổ lỗi cho du lịch. "Du lịch ở SaPa đã bắt đầu trong 100 năm, nên không công bằng khi nói du lịch đã thay đổi văn hóa các dân tộc thiểu số. Văn hóa người Hmong rất bền vững. Nếu họ muốn thay đổi thì nó sẽ thay đổi".

Ông Carnovale đang quản lý một dự án tại SaPa giúp người dân địa phương biết cách phát triển hình thức du lịch "ở nhà dân"(homestay) cho người địa phương. Theo ông Carnovale, khi SaPa ngày càng thu hút du khách các nơi, chợ tình cũng biến chuyển trở thành nơi gặp mặt của cả du khách chứ không chỉ cho dân địa phương. "Vẫn có những chợ tình thật sự của người Hmong đấy, nhưng tôi không tiết lộ đâu", ông nói.

Dù chợ tình tại SaPa đông đúc và nhộn nhịp hơn, vẫn có một số thanh niên dân tộc đến đây để tìm kiếm tình yêu thực sự. Anh nông dân Ha Ngasu (26 tuổi) đã đến chợ tình vài lần để tìm vợ. "Bố mẹ tôi gặp nhau ở chợ tình, nên tôi cũng muốn như vậy", anh chia sẻ, kế bên là cô gái đang hẹn hò cùng anh, Giang Thi Si (16 tuổi).

Ha Ngasu và Giang Thi Si từng gặp nhau ở làng, nhưng cả hai chưa bao giờ nói chuyện. Hai người dành những đêm ở chợ tình để tâm sự và thưởng thức âm nhạc được tổ chức phục vụ du khách. "Tôi thích ngồi đây với anh ấy. Tôi không biết nữa, nhưng tôi có thích anh ấy chút xíu", Si nói.

Bao đời nay, thanh niên những bộ tộc thiểu số sống rải rác ở miền bắc Việt Nam thường đến chợ tình ở Sapa mỗi tối cuối tuần để tìm bạn đời tương lai. "Tinh thần khi đó rất háo hức. Tôi rất muốn thử liệu có gặp cô nào xinh không", Giang A Vang (50 tuổi), một nhạc công người Hmong, kể về lần đầu tiên ông đến chợ tình cách đây 30 năm. Trong đêm ấy, ông Giang A Vang phát hiện một cô gái nổi bật giữa chốn đông người. "Lần đầu tiên tôi trông thấy cô ấy là khi tôi đang chơi đàn. Tôi hỏi cô ấy có thích nghe không, cô ấy có thích tôi không, trong lòng có chút lo lắng", ông Giang nhớ lại. May mắn thay, cô gái phản hồi lại lời tỏ tình của ông Giang. Vài tuần sau, ông Giang quay lại chợ tình để gặp người yêu Vang Thi Xo. Hai người cùng chơi nhạc theo nghi thức tìm hiểu nhau của đôi trai gái người Hmong. Ông Giang kéo đàn, bà Xo thổi kèn lá. Cả hai nhanh chóng tổ chức đám cưới, họ ở bên nhau đến tận bây giờ. "Tôi là người đàn ông may mắn vì gặp bà ấy ngay tại chợ tình. Nhưng tôi nghĩ bà ấy cũng rất may khi gặp được tôi”, ông Vang đùa. Bi kịch cá độ World Cup ở Việt Nam lên báo Anh Hãng tin Reuters vừa đăng bài viết về số phận thê thảm của những tay chơi cá độ ở Việt Nam trong mùa World Cup 2014. Chợ tình thay đổi Những năm gần đây, Sa Pa trở thành địa điểm du lịch vô cùng phổ biến, thu hút rất đông du khách trong nước và quốc tế đến thăm thị trấn đẹp như tranh vẽ, với những đồng ruộng bậc thang và phong cảnh ấn tượng. Lượng du khách đến Sa Pa tăng vọt từ 360.000 người trong năm 2003 lên 1,2 triệu người vào năm 2013. Theo bà Vang Thi Xo, phát triển du lịch cải thiện cuộc sống người dân nhưng cũng ảnh hưởng đến bản sắc và phong tục truyền thống. "Chợ tình từng rất có ý nghĩa với tôi, vì tôi đã gặp người tốt như chồng tôi ở đây. Nhưng giờ thì tôi không thích nó nữa. Người ta chơi nhạc cho vui thôi, họ chơi cho du khách nghe để kiếm tiền. Còn chúng tôi thì như mất đi một phần văn hóa", bà Vang Thi Xo cho biết. Bà Ly Thi My (54 tuổi) cũng gặp chồng mình tại chợ tình ở Sapa. Ảnh: AFP Bà Ly Thi My (54 tuổi) cũng gặp chồng mình tại chợ tình ở Sa Pa. Ảnh: AFP Còn ông Vang cho rằng ngày càng nhiều thanh niên đến Sa Pa để đi học hoặc làm việc trong ngành du lịch, họ không muốn tìm kiếm tình yêu ở chợ tình hay những cuộc hôn nhân qua sắp đặt nữa. "Bọn trẻ gặp bạn trai, bạn gái ở làng hoặc ở thị trấn. Chúng nó tự chọn đối tượng của mình. Tôi muốn các con tôi tự tìm chồng hoặc vợ. Như vậy tốt hơn", ông Vang nói. Sa Pa không có sân bay, người ngoại tỉnh chỉ có thể đến đây bằng đường tàu hỏa hoặc đi ô tô, xe máy một quãng đường dài từ Hà Nội. Sự hẻo lánh này không làm sờn lòng khách du lịch. "Rất nhiều du khách đến chợ tình, đưa tiền cho các cặp đôi người dân tộc để họ biểu diễn. Bây giờ người ta chơi nhạc chỉ để trình diễn chứ không vì mục đích như xưa nữa", bà Ly Thi My (54 tuổi), người Hmong, nói. Bà Ly cũng gặp chồng tại chợ tình Sa Pa. Từ kèn lá đến điện thoại di động Không chỉ vì du lịch, bà My nói điện thoại di động và Internet cũng là nguyên nhân khiến truyền thống thay đổi. "Trước đây, con trai huýt sáo trước cửa nhà người con gái, cô ta thổi kèn lá nếu muốn nói mình cũng quan tâm cậu ấy. Bây giờ bọn trẻ có di động, mọi việc dễ dàng hơn nhiều. Tôi thích những thử thách yêu như ngày xưa hơn, giá mà được trở về 20 năm trước". Một phụ nữ Hmong khác, bà Ly Thi Do (52 tuổi), nói chợ tình ngày càng trở thành "trò vui". "Trước khi du khách đổ về đây thì tôi còn nhỏ lắm. Chợ tình chỉ cho người trong làng thôi. Bây giờ chợ tình trở thành việc kinh doanh rồi. Tất cả mọi người đến đây để kiếm tiền và bán nữ trang". Chris Carnovale, một người đào tạo ngành du lịch tại Đại học Capilano (Canada), cho rằng không nên đổ lỗi cho du lịch. "Du lịch ở Sa Pa đã bắt đầu trong 100 năm, nên không công bằng khi nói du lịch đã thay đổi văn hóa các dân tộc thiểu số. Văn hóa người Hmong rất bền vững. Nếu họ muốn thay đổi thì nó sẽ thay đổi". Các cô gái Hmong sử dụng điện thoại di động. Ảnh: AFP Các cô gái Hmong sử dụng điện thoại di động. Ảnh: AFP Ông Carnovale đang quản lý một dự án tại Sa Pa giúp người dân địa phương biết cách phát triển hình thức du lịch "ở nhà dân"(homestay) cho người địa phương. Theo ông Carnovale, khi Sa Pa ngày càng thu hút du khách các nơi, chợ tình cũng biến chuyển trở thành nơi gặp mặt của cả du khách chứ không chỉ cho dân địa phương. "Vẫn có những chợ tình thật sự của người Hmong đấy, nhưng tôi không tiết lộ đâu", ông nói. Dù chợ tình tại Sa Pa đông đúc và nhộn nhịp hơn, vẫn có một số thanh niên dân tộc đến đây để tìm kiếm tình yêu thực sự. Anh nông dân Ha Ngasu (26 tuổi) đã đến chợ tình vài lần để tìm vợ. "Bố mẹ tôi gặp nhau ở chợ tình, nên tôi cũng muốn như vậy", anh chia sẻ, kế bên là cô gái đang hẹn hò cùng anh, Giang Thi Si (16 tuổi). Ha Ngasu và Giang Thi Si từng gặp nhau ở làng, nhưng cả hai chưa bao giờ nói chuyện. Hai người dành những đêm ở chợ tình để tâm sự và thưởng thức âm nhạc được tổ chức phục vụ du khách. "Tôi thích ngồi đây với anh ấy. Tôi không biết nữa, nhưng tôi có thích anh ấy chút xíu", Si nói.

Bài viết: http://news.zing.vn/Cho-tinh-Sa-Pa-len-bao-nuoc-ngoai-post444649.html

Nguồn Zing News

Theo Zing

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Bình Thuận: Khám phá

Bình Thuận: Khám phá 'tiểu sa mạc' Bàu Trắng, bối cảnh chính trong ‘Lật mặt 8’

Thắng cảnh quốc gia Bàu Trắng một địa điểm nổi tiếng của tỉnh Bình Thuận, là bối cảnh chính trong bộ phim "Lật mặt 8: Vòng tay nắng" của đạo diễn Lý Hải.
Vấn nạn

Vấn nạn 'chặt chém' làm xấu xí bức tranh du lịch

Vấn nạn “chặt chém” du khách, hành vi không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn làm tổn hại sâu sắc đến uy tín của ngành du lịch nước nhà.
Sẽ có “bản sử thi bằng kiến trúc” kể về Bà Triệu

Sẽ có “bản sử thi bằng kiến trúc” kể về Bà Triệu

Nằm trong quần thể Huyền tích Am Tiên 'Làng Huyền tích' được kiến tạo như một 'bản sử thi bằng kiến trúc' gắn với cuộc đời, tinh thần và khí phách của Bà Triệu.
Lượng tìm kiếm du lịch Việt Nam xếp thứ 7 thế giới

Lượng tìm kiếm du lịch Việt Nam xếp thứ 7 thế giới

Lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam từ đầu năm tới nay đạt mức tăng trưởng trong khoảng 10 - 25%, xếp thứ 7 trên thế giới.
Du lịch

Du lịch 'bùng nổ', hàng không căng mình giữ nhịp tăng trưởng

Năm 2025 có tín hiệu phục hồi mạnh mẽ của du lịch Việt Nam, khi cả khách quốc tế lẫn nội địa đều tăng trưởng ấn tượng, góp phần thúc đẩy ngành hàng không.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng quốc tế kích cầu du lịch Việt Nam ra sao?

Giải thưởng quốc tế kích cầu du lịch Việt Nam ra sao?

Các giải thưởng quốc tế như Michelin Guide và Traveller Review Awards giúp nâng tầm hình ảnh điểm đến, đặc biệt trong quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Lào Cai phê duyệt đề án du lịch trong rừng phòng hộ Sa Pa

Lào Cai phê duyệt đề án du lịch trong rừng phòng hộ Sa Pa

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành quyết định phê duyệt Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Ban Quản lý rừng phòng hộ thị xã Sa Pa.
Người Việt đang

Người Việt đang 'du lịch tại chỗ' theo cách rất riêng

Không cần đi xa, người Việt đang tận hưởng kỳ nghỉ lễ theo cách rất riêng, ở lại thành phố, thư giãn, khám phá và tái tạo năng lượng qua xu hướng "staycation".
Hải Phòng: Đảo Cát Bà đón 107.850 lượt khách dịp nghỉ lễ

Hải Phòng: Đảo Cát Bà đón 107.850 lượt khách dịp nghỉ lễ

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, lượng du khách trong nước và quốc tế đến đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng đạt 107.850 lượt, trong đó khách quốc tế chiếm 25%.
Chùm ảnh: Biển Đồ Sơn đông nghịt du khách dịp nghỉ lễ

Chùm ảnh: Biển Đồ Sơn đông nghịt du khách dịp nghỉ lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng đón 460.000 lượt khách, các bãi biển đông nghịt người. Doanh thu ước đạt 322 tỷ đồng, tăng 16% so cùng kỳ.
Du lịch Bình Thuận hút khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Du lịch Bình Thuận hút khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay (từ ngày 30/4/2025 - 4/5/2025), Bình Thuận ước đón khoảng 228.000 lượt khách du lịch tham quan, lưu trú.
Cả nước đón 10,5 triệu khách du lịch dịp 30/4 - 1/5

Cả nước đón 10,5 triệu khách du lịch dịp 30/4 - 1/5

Kỷ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, ngành du lịch ước phục vụ khoảng 10,5 triệu lượt khách du lịch, tăng 31,2% so với cùng kỳ năm 2024.
Tam Đảo:

Tam Đảo: 'Lá phổi xanh' hút khách kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Khu du lịch Tam Đảo - 'lá phổi xanh' giữa miền Bắc thu hút đông đảo du khách kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 nhờ khí hậu mát mẻ, cảnh sắc thơ mộng và không gian văn hóa.
TP. Hồ Chí Minh đón gần 2 triệu lượt khách dịp lễ 30/4-1/5

TP. Hồ Chí Minh đón gần 2 triệu lượt khách dịp lễ 30/4-1/5

Trong dịp lễ 30/4-1/5, ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh đón gần 2 triệu lượt khách quốc tế và trong nước, tổng doanh thu đạt hơn 7.130 tỷ đồng.
Văn hóa - Điểm nhấn cho du lịch Quảng Ninh năm 2025

Văn hóa - Điểm nhấn cho du lịch Quảng Ninh năm 2025

Để thu hút du khách năm 2025, Quảng Ninh tập trung, thúc đẩy phát triển Kinh tế Di sản, Kinh tế Văn hoá Thể thao, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế vùng đất.
Lễ 30/4 - 1/5: Lượng khách tăng mạnh, du lịch Đà Nẵng

Lễ 30/4 - 1/5: Lượng khách tăng mạnh, du lịch Đà Nẵng 'bội thu'

Dịp lễ 30/4 - 1/5, thành phố Đà Nẵng đón 610.000 lượt khách tham quan, du lịch; thu về 2.426 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2024.
Du lịch TP. Hồ Chí Minh bùng nổ dịp lễ 30/4-1/5

Du lịch TP. Hồ Chí Minh bùng nổ dịp lễ 30/4-1/5

TP. Hồ Chí Minh ghi dấu ấn sâu sắc với du khách dịp lễ 30/4, nhờ dịch vụ chu đáo, hoạt động văn hóa đặc sắc, tour nội đô - lịch sử trở thành lựa chọn hàng đầu.
Lễ 30/4 – 1/5: Đảo tiền tiêu Lý Sơn đón hàng chục nghìn du khách

Lễ 30/4 – 1/5: Đảo tiền tiêu Lý Sơn đón hàng chục nghìn du khách

Trong kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5, huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) – Đảo tiền tiêu của Tổ quốc đón hàng chục nghìn du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Khởi động Tuần Du lịch Ninh Bình 2025

Khởi động Tuần Du lịch Ninh Bình 2025

Khởi động Tuần Du lịch Ninh Bình 2025 là khai mạc Không gian trưng bày làng nghề truyền thống và Chương trình nghệ thuật thời trang 'Di sản dành cho cuộc sống'.
Chùm ảnh: Rực rỡ Carnaval Hạ Long 2025 kết nối di sản

Chùm ảnh: Rực rỡ Carnaval Hạ Long 2025 kết nối di sản

Tối 1/5, tỉnh Quảng Ninh tổ chức chương trình Carnaval Hạ Long 2025 với chủ đề “Kết nối di sản - Tiên phong tỏa sáng”, thu hút đông đảo nhân dân và du khách.
Sắc màu văn hóa Hà Giang thu hút du khách tại Huế

Sắc màu văn hóa Hà Giang thu hút du khách tại Huế

Với mong muốn giới thiệu “Điểm đến văn hóa khu vực hàng đầu châu Á”, gian hàng sắc màu văn hoá Hà Giang đã thu hút đông đảo du khách tại Huế.
Lễ 30/4 - 1/5: ‘Chen chân’ du lịch Đà Nẵng, Hội An

Lễ 30/4 - 1/5: ‘Chen chân’ du lịch Đà Nẵng, Hội An

Các khu điểm du lịch tại thành phố Đà Nẵng, phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) đông kín khách du lịch đổ về tham quan, vui chơi dịp lễ 30/4 - 1/5.
Hà Nội tặng quà 30/4 - 1/5: Món quà nhỏ, dấu ấn lớn

Hà Nội tặng quà 30/4 - 1/5: Món quà nhỏ, dấu ấn lớn

Trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội tặng 50.000 suất quà cho du khách đến thăm, viếng Lăng Bác để lại ấn tượng sâu sắc về thành phố, điểm đến hiếu khách.
Công viên Hội An: Điểm hẹn mới giữa lòng xứ Thanh

Công viên Hội An: Điểm hẹn mới giữa lòng xứ Thanh

Công viên Hội An – lá phổi xanh lớn nhất thành phố Thanh Hóa vừa được đầu tư hồi sinh bài bản đã tạo diện mạo hoàn toàn mới, thu hút du khách.
Người dân ‘đổ’ về miền Tây lễ 30/4-1/5, du lịch sôi động

Người dân ‘đổ’ về miền Tây lễ 30/4-1/5, du lịch sôi động

Chiều 30/4 và sáng 1/5, dòng người từ TP. Hồ Chí Minh đổ về các tỉnh miền Tây tăng cao, gây áp lực lớn lên hạ tầng giao thông, dịch vụ du lịch bắt đầu sôi động.
Mobile VerionPhiên bản di động