Thứ bảy 10/05/2025 22:54

Chính sách nào cho người không có việc làm do sắp xếp, tinh gọn bộ máy?

Tại thời điểm Chính phủ trình Luật Việc làm (sửa đổi), thì chưa thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị một cách triệt để.

Quy định rõ hơn về nguyên tắc đăng ký lao động

Chiều 6/1/2025, tiếp tục phiên họp thứ 41, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi).

Cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh thông tin, so với dự thảo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, dự thảo Luật sau khi được rà soát, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện gồm 8 chương (bỏ Chương VIII “Quản lý nhà nước về việc làm, chương II, bỏ các mục của Chương II “Chính sách hỗ trợ tạo việc làm) với 64 điều (giảm 30 điều).

Về đăng ký lao động (Chương III), bà Nguyễn Thúy Anh cho biết, Thường trực Ủy ban Xã hội đã chỉnh lý theo hướng quy định rõ ràng, mạch lạc hơn về nguyên tắc đăng ký lao động, trình tự đăng ký, điều chỉnh thông tin và quyền, nghĩa vụ của người lao động trong đăng ký lao động.

Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật cũng như để quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ, đề nghị Chính phủ, Cơ quan chủ trì soạn thảo lưu ý: Thứ nhất, việc đăng ký, cập nhật thông tin của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải bảo đảm không phát sinh chi phí hoặc chi phí phát sinh thì không lấy từ Quỹ Bảo hiểm xã hội.

Thứ hai, việc xây dựng cơ sở dữ liệu về người lao động và hệ thống thông tin thị trường lao động sẽ có phát sinh lớn về chi phí và bộ máy hành chính. Do đó, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo đánh giá tác động, dự kiến đầy đủ chi phí, bộ máy phát sinh, cân nhắc để quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính khả thi.

Thứ ba, tiếp tục nghiên cứu bổ sung quy định mang tính nguyên tắc trong dự thảo Luật để bảo đảm khuyến khích người lao động chủ động đăng ký lao động và nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc thực hiện khai trình lao động.

Chính sách nào cho người không có việc làm do sắp xếp lại tổ chức bộ máy?

Về hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp (Điều 75 dự thảo Luật Chính phủ trình, khoản 6 Điều 41 dự thảo Luật dự kiến chỉnh lý), dự thảo Luật Chính phủ trình bổ sung chế độ hỗ trợ người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người khuyết tật thông qua việc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh

Thường trực Ủy ban Xã hội ủng hộ cần có chính sách này để hỗ trợ người sử dụng lao động nhận lao động là người khuyết tật, thể hiện chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước ta trong việc chăm lo đối tượng yếu thế.

Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Xã hội còn băn khoăn: Dự thảo Luật hiện đang quy định chung “người khuyết tật”, song theo quy định của Luật Người khuyết tật, hiện có 3 mức độ khuyết tật (khuyết tật nhẹ, khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng), báo cáo chưa có số liệu thống kê chính xác về người lao động là người khuyết tật để có thể dự báo nguồn lực chính xác (Báo cáo đánh giá tác động cũng ước chi phí khoảng 144 tỷ đồng/năm).

Dự thảo Luật quy định giảm tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động phải đóng cho người lao động là người khuyết tật, do đó, cần bổ sung đánh giá tác động đến Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (hiện nay Quỹ bảo hiểm thất nghiệp gần như cân bằng giữa thu và chi trong năm).

Theo Quyết định số 64/2015/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg thì “Ngân sách trung ương hỗ trợ 100% kinh phí về đào tạo, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho lao động là người dân tộc thiểu số”.

Nhưng dự thảo Luật Chính phủ trình cũng không có đối tượng là người dân tộc thiểu số. Do đó, đề nghị Chính phủ làm rõ: Kết quả thực hiện chính sách trên và cân nhắc về tính khả thi của việc quy định đối tượng này trong dự thảo Luật; việc không quy định trong dự thảo Luật liệu có làm mất đi chính sách hiện có đối với người lao động là người dân tộc thiểu số hay không?

Có ý kiến cho rằng, Chính phủ cần rà soát tổng thể để bảo đảm không bị trùng lặp chính sách và cân đối, phù hợp với các đối tượng đặc thù khác.

Theo bà Nguyễn Thúy Anh, tại thời điểm Chính phủ trình dự án Luật, thì chưa thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị một cách triệt để. Do vậy, dự thảo Luật chưa dự liệu được tác động của việc thực hiện chủ trương này.

"Chẳng hạn như: Tên gọi, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức trong dự thảo Luật (do sáp nhập); chính sách cho người không có việc làm do sắp xếp lại tổ chức bộ máy; tác động đến cân đối quỹ bảo hiểm thất nghiệp khi giảm đối tượng tham gia và tăng đối tượng thụ hưởng; có ý kiến đề nghị bổ sung nguyên tắc và giao Chính phủ quy định để bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong các trường hợp như khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy" - bà Nguyễn Thúy Anh cho hay.

Nguyễn Thúy Anh nêu rõ: Dự thảo Luật đã bảo đảm đúng mục tiêu đề ra khi xây dựng Luật. Đến nay, về cơ bản, giữa các cơ quan, không còn ý kiến khác nhau về các nội dung lớn.
Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Nga tăng cường hợp tác nghị viện, làm sâu sắc quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Chủ tịch Quốc hội: Không điều chỉnh quy hoạch tùy tiện

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Đại biểu Quốc hội đề xuất gì?

Cần cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ áp dụng tiêu chuẩn

Thủ tướng nhắc 10 địa phương cần khẩn trương gỡ vướng dự án cao tốc

Đại biểu Phạm Văn Hòa: Phải tăng mức xử phạt đối với người có sức ảnh hưởng quảng cáo sai

Không hợp nhất luật: Bảo đảm minh bạch, đồng bộ trong quản lý chất lượng

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh: Công bố hợp quy tạo gánh nặng cho người tiêu dùng

Gỡ bỏ rào cản hợp quy, truy cứu trách nhiệm công bố tiêu chuẩn sai lệch

‘Siết’ hoa hậu, người mẫu, người ảnh hưởng tham gia quảng cáo

Sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo mới: Gọi tên trách nhiệm người có ảnh hưởng

Đại biểu Quốc hội lên tiếng về người nổi tiếng quảng cáo sai

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn mở rộng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Trung Quốc tạo thuận lợi cho nông sản Việt Nam

Thủ tướng chỉ rõ động lực tăng trưởng mới cho Bà Rịa - Vũng Tàu

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại nông, lâm, thủy sản Việt Nam - Hoa Kỳ

68 bộ đội Cụ Hồ sải bước trên Quảng trường Đỏ, nơi Bác đứng 68 năm trước

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng: Nên hay không?

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Đạo luật mới tạo hành lang xây dựng Chiến lược nghiên cứu và phát triển AI quốc gia