Thứ bảy 21/12/2024 19:28

Chính sách khuyến công sửa đổi sẽ ưu tiên gỡ những nút thắt lớn

Việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45 về khuyến công sẽ tập trung vào nội dung lớn, tháo gỡ ngay khó khăn cho các đơn vị trong triển khai công tác khuyến công.

Theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công Thương, Cục Công Thương địa phương đang lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ về Khuyến công(Dự thảo Nghị định). Nói về nhiệm vụ này, ông Ngô Quang Trung - Cục trưởng Cục Công Thương địa phương - cho hay, cuối năm 2023, Bộ Công Thương đã tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị định số 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến công, tại hội nghị, đại diện các địa phương đều khẳng định chính sách này thực sự là đòn bẩy cho ngành công nghiệp nông thôn “thay da đổi thịt”.

Tuy nhiên, sau 10 năm thực hiện, so với thực tế Nghị định số 45, đã có một số điểm không còn phù hợp, buộc phải sửa đổi, bổ sung giúp chính sách khuyến công “rũ bỏ” ngay những điểm nghẽn, phát huy tính khả thi, chung sức cùng ngành Công Thương tăng tốc phát triển trong bối cảnh mới. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung sẽ không đi vào ‘tiểu tiết’ mà chỉ tập trung sửa đổi và bổ sung những nội dung lớn, có tính chất bao trùm.

Chính sách khuyến công sửa đổi sẽ ưu tiên gỡ những nút thắt lớn
Cục Công Thương địa phương tích cực lấy ý kiến đóng góp của các tỉnh, thành phố cho Dự thảo Nghị định về khuyến công. Ảnh: Thanh Tuấn

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung được thiết kế định gồm 4 điều: Điều 1 - sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45; Điều 2 - thay đổi một số từ ngữ; Điều 3 - hiệu lực thi hành; Điều 4 - trách nhiệm thi hành.

Riêng với Điều 1, có 16 nội dung tổng hợp từ các đề xuất, kiến nghị của các bộ, ngành và các địa phương, trong đó nổi bật là đối tượng áp dụng chính sách khuyến công.

Về nội dung này, đang có nhiều ý kiến trái chiều, có nhiều địa phương đề nghị xem xét điều chỉnh đối tượng áp dụng theo hướng mở rộng địa bàn, không phân biệt thành phố loại 1, 2, 3; mở rộng cho các doanh nghiệp lớn tham gia để thụ hưởng chính sách khuyến công; không giới hạn khu vực nông thôn; lược bỏ từ ngữ nông thôn khỏi phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Nghị định.

Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu, Bộ Công Thương và Cục Công Thương địa phương mong muốn và thống nhất Dự thảo Nghị định sẽ cố gắng bám sát các chỉ đạo và định hướng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Nghị quyết số 19 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và không tách rời chính sách khuyến công khỏi quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Mặt khác, Chính phủ đã ban hành Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tại quy hoạch này, tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2030 sẽ là trên 50% và đến năm 2050 là trên 70%. Như vậy, với tốc độ phát triển đó, nếu giữ nguyên đối tượng áp dụng như Nghị định số 45 sẽ có những địa phương ngày càng ít đối tượng áp dụng chính sách khuyến công, thậm chí không còn đối tượng áp dụng nữa.

Ngược lại, cũng có các địa phương đề nghị mở rộng giới hạn địa bàn nhưng giữ nguyên tiêu chí về đối tượng áp dụng để vẫn đảm bảo khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất chủ yếu tại khu vực nông thôn. “Đây là nội dung khó, sau khi tiếp thu ý kiến, ban soạn thảo sẽ nghiên cứu, lựa chọn đối tượng phù hợp”, ông Ngô Quang Trung nói.

Dự thảo Nghị định cũng bổ sung thêm đối tượng là các cơ sở sản xuất và tiêu dùng bền vững để cập nhật tiếp theo nội dung liên quan đến sản xuất sạch hơn, phù hợp với Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030 đã được ban hành. Đồng thời bổ sung thêm nghệ nhân vào đối tượng áp dụng chính sách khuyến công.

Một điểm nhấn nữa của Dự thảo Nghị định là phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn, theo đó, Bộ Công Thương có thẩm quyền trong phê duyệt chương trình khuyến công quốc gia…

Đây là những nội dung lớn và mới trong Dự thảo Nghị định, đồng thời cũng là điểm vướng mắc của các địa phương trong quá trình triển khai công tác khuyến công hiện nay.

Trên cơ sở các ý kiến góp ý của địa phương, Ban soạn thảo sẽ tiếp thu và hoàn chỉnh bản dự thảo và tiếp tục lấy ý kiến góp ý của địa phương, ban ngành liên quan trước khi trình Chính phủ”, ông Ngô Quang Trung cho hay. Đồng thời nhấn mạnh, Dự thảo Nghị định dự kiến được ban hành đầu năm 2025, thời gian không còn nhiều, đơn vị soạn thảo sẽ nỗ lực đẩy nhanh tiến độ triển khai nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện theo kế hoạch được giao.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Cục Công Thương địa phương

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ hiệu quả: Cuộc cách mạng xã hội thế kỷ 21

Đánh thức 'giấc mơ ngủ đông' điện hạt nhân - Bài 1: Giấc mơ lớn qua 3 kỳ Đại hội Đảng

Luật Điện lực (sửa đổi): Kỳ tích mới của ngành Công Thương trong hoàn thiện thể chế

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 8 nhóm giải pháp đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình

Toàn cảnh hành trình ‘thần tốc’ sửa đổi Luật Điện lực: Dấu mốc mới tạo đột phá năng lượng trong kỷ nguyên vươn mình

Cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính nhìn từ bài học của Canada

Tinh gọn bộ máy trong kỷ nguyên vươn mình: Thấy gì từ những cuộc cắt giảm lịch sử?

Bài 5: Vận dụng kinh nghiệm quốc tế để lành mạnh hoá thị trường xăng dầu

Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 4: Chuyên gia, nhà quản lý nói gì?

Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật về phòng chống lãng phí

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 3: Những vụ án, vụ việc và bài học

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3

Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu Bài 2: Lấp lỗ hổng chính sách

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 1: Để nghị quyết thành hành động

Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt - Bài 1

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng