Nghị quyết 57 - 'kim chỉ nam' để ngành Công Thương bứt phá mạnh mẽ

Nghị quyết 57 không chỉ là 'kim chỉ nam' cho sự phát triển mà còn là lời hiệu triệu mạnh mẽ, đặt nền móng cho những bước đi đột phá của ngành Công Thương.
TP. Hồ Chí Minh: Cần phát huy các cơ chế làm dự án Vành đai 3 theo Nghị quyết 57 Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia Nghị quyết 57: Bộ Công Thương sớm quan tâm xây dựng hệ dữ liệu thành tư liệu sản xuất

Biến “rào cản” thành “cơ hội”

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã trở thành trụ cột quan trọng để các quốc gia vươn lên, khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Đối với Việt Nam, Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết 57) không chỉ là kim chỉ nam cho sự phát triển, mà còn là lời hiệu triệu mạnh mẽ, đặt nền móng cho những bước đi đột phá của ngành Công Thương trong hành trình xây dựng một nền kinh tế tự chủ, hiện đại và hội nhập.

Ngành Công Thương, với vai trò xương sống của nền kinh tế, không chỉ đứng trước cơ hội mà còn gánh vác trách nhiệm to lớn trong việc dẫn đầu làn sóng cách mạng khoa học công nghệ và chuyển đổi số. Những thách thức của thời đại mới đang đòi hỏi ngành này phải vươn mình mạnh mẽ, biến những rào cản thành cơ hội, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển thần tốc và bền vững.

Theo đó, tầm nhìn và mục tiêu của Nghị quyết 57 là hướng đến xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, giảm phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài và đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Phát triển kinh tế dựa trên nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng nguồn nhân lực chất lượng cao, công nghiệp hiện đại và hệ thống logistics bền vững. Tăng cường hợp tác quốc tế, thúc đẩy thương mại, đầu tư và giao lưu văn hóa, khoa học.

Cùng với đó, là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Xây dựng hạ tầng công nghệ hiện đại, hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nâng cao năng lực công nghệ. Thúc đẩy chuyển đổi số trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế, công nghiệp và quản trị hành chính, hướng tới xã hội thông minh và bền vững.

Nghị quyết 57 - 'kim chỉ nam' để ngành Công Thương bứt phá mạnh mẽ
Chuyển đổi số ứng dụng AI và tự động hóa giúp tăng năng suất 15 - 20%/năm. Ảnh: Duy Minh

Tầm nhìn của Nghị quyết 57 là hướng tới một Việt Nam phát triển bền vững, hội nhập sâu rộng và trở thành quốc gia có nền kinh tế năng động, sáng tạo trong khu vực và thế giới.

Ngành Công Thương định hướng theo Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, và chuyển đổi số làm động lực chính, góp phần tăng tỷ trọng trong GDP và thúc đẩy xuất khẩu.

Năm 2024, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 23,5% GDP; xuất khẩu đạt 400 tỷ USD (tăng 10%). Đến 2030 tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 30% GDP; 70% xuất khẩu đến từ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ tiên tiến.

Chuyển đổi số ứng dụng AI và tự động hóa giúp tăng năng suất 15 - 20%/năm. Thương mại điện tử chiếm hơn 50% giao dịch vào 2025, doanh thu dự kiến đạt 40 tỷ USD, đóng góp 10% GDP. Mục tiêu 2030 là 60% nhà máy vận hành bằng công nghệ thông minh, 80% doanh nghiệp thương mại số hóa hoàn toàn.

Vai trò công nghệ 4.0 AI, Big Data, IoT, và Blockchain được áp dụng để hình thành công nghiệp và thương mại thông minh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế… Sự thành công của chiến lược này sẽ phụ thuộc vào việc triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và tăng cường hợp tác.

Nhiều cơ hội phát triển

Đột phá công nghệ AI tối ưu hóa sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng, dự báo nhu cầu. PwC dự đoán AI đóng góp 15% GDP toàn cầu ngành Công Thương vào 2030; IoT - kết nối thiết bị, giảm thời gian chết, tăng năng suất đến 30%; Blockchain - minh bạch chuỗi cung ứng, giảm gian lận. Theo đó, IBM Blockchain giúp giảm thời gian truy xuất nguồn gốc thực phẩm từ 7 ngày xuống 2,2 giây; Big Data - Phân tích dữ liệu sâu, tối ưu chiến lược kinh doanh, dự báo thị trường, tăng hiệu quả hoạt động 26%.

Nhà máy thông minh và tự động hóa Smart Factory ứng dụng AI, IoT tăng năng suất 20 - 30%, giảm lỗi 50%. Tự động hóa: Robot thay thế lao động thủ công, giảm chi phí sản xuất 10 - 30%.

Cùng với đó, đổi mới sáng tạo đầu tư R&D giúp tăng năng suất, cải thiện sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế. Việt Nam dành 1% GDP cho R&D (6,7 tỷ USD năm 2023). Thúc đẩy khởi nghiệp 3.400 startup trong ngành, tiêu biểu như EcoTech đạt doanh thu 5 triệu USD với giải pháp năng lượng tái tạo.

Chuyển đổi số thực trạng 30% doanh nghiệp lớn ứng dụng chuyển đổi số, SMEs chỉ thử nghiệm hoặc áp dụng từng phần. Chiến lược phát triển hạ tầng số (Cloud, 5G, cơ sở dữ liệu ngành). Số hóa sản xuất và chuỗi cung ứng, tăng hiệu suất tự động hóa 30%. Phát triển thương mại điện tử, logistics thông minh giảm chi phí đến 20%.

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực cốt lõi giúp ngành Công Thương Việt Nam phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế.

Nghị quyết 57 - 'kim chỉ nam' để ngành Công Thương bứt phá mạnh mẽ
Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực cốt lõi giúp ngành Công Thương Việt Nam phát triển bền vững. Ảnh minh họa

Thời gian qua, ngành Công Thương đã đạt được những thành tựu nổi bật nhất định; đồng thời ngành đã và đang có nhiều cơ hội phát triển về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Cụ thể, với những thành tựu nổi bật, các dự án tiêu biểu về ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số đã giúp nâng cao hiệu suất, cải thiện quy trình sản xuất hoặc phân phối trong ngành Công Thương. Ví dụ: Dự án “Xây dựng nền tảng số hóa quản lý chuỗi cung ứng ngành thép Việt Nam” giúp giảm thời gian xử lý đơn hàng. Đến năm 2025, hơn 50% doanh nghiệp sản xuất trong ngành Công Thương đã tích hợp hệ thống ERP (theo Bộ Công Thương). Một số dự án tiêu biểu như VinFast sử dụng AI trong quản lý chất lượng xe hoặc ngành dầu khí ứng dụng IoT trong khai thác.

Ngành cũng có các doanh nghiệp điển hình thành công đi đầu trong chuyển đổi số và công nghệ như: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã triển khai nền tảng EVNCONNECT, giúp tăng 30% hiệu quả trong quản lý điện năng. Tỷ lệ tự động hóa trong các nhà máy của Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia đạt 70% (năm 2024). Viettel Post ứng dụng công nghệ quản lý logistics số, giảm 15% chi phí vận hành.

Bên cạnh những thành tựu nổi bật, ngành cũng có các cơ hội như: Lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) như EVFTA, CPTPP tạo cơ hội cho ngành Công Thương mở rộng thị trường, nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm. Ví dụ: Nhờ EVFTA, ngành dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu 44 tỷ USD vào năm 2023; 60% sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang EU hưởng lợi từ ưu đãi thuế suất (theo Tổng cục Hải quan). Tăng trưởng xuất khẩu ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 9,5% năm 2024 nhờ FTA (theo Bộ Công Thương).

Xu hướng tiêu dùng xanh và bền vững, người tiêu dùng ngày càng ưu tiên các sản phẩm thân thiện môi trường, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Ví dụ: Doanh nghiệp Vinamilk đã triển khai sản phẩm bao bì xanh, tăng doanh số 18% trong năm 2023. Dự kiến đến năm 2026, 40% sản phẩm ngành Công Thương sẽ đạt chứng nhận bền vững (theo Bộ Khoa học và Công nghệ). Doanh thu từ các sản phẩm xanh toàn ngành Công Thương tăng 25%/năm…

Ba giải pháp then chốt

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đề ra các giải pháp đột phá nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đối với ngành Công Thương, việc triển khai các giải pháp này bao gồm:

Một là, hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Ngành Công Thương cần xây dựng thể chế thuận lợi. Nghị quyết nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế là điều kiện tiên quyết, cần đi trước một bước để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Điều này bao gồm việc đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, loại bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào quá trình đổi mới sáng tạo.

Đầu tư tài chính: Nghị quyết đề ra mục tiêu bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hằng năm cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đồng thời tiếp tục nâng tỷ lệ chi cho khoa học công nghệ lên 2% GDP trong 5 năm tiếp theo.

Hai là, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao: Phát triển nhân lực Nghị quyết xác định, nhân lực là một trong những nội dung trọng tâm, cốt lõi. Việc chú trọng đảm bảo nguồn nhân lực trình độ cao cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là cần thiết, bao gồm cả việc có cơ chế, chính sách đặc biệt về nhân tài.

Ngành Công Thương cần tăng cường hợp tác giữa các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và tổ chức quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho ngành công thương trong bối cảnh chuyển đổi số.

Ba là, tăng cường hợp tác quốc tế và kêu gọi đầu tư vào công nghệ. Hợp tác quốc tế thúc đẩy nâng cao năng lực và chuyển giao công nghệ trong các thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên tham gia, nhằm tiếp cận và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào ngành Công Thương.

Kêu gọi đầu tư khuyến khích đầu tư từ các doanh nghiệp công nghệ, coi họ là trụ cột tiên phong trong việc thực thi Nghị quyết 57, nhằm thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong ngành Công Thương.

Việc triển khai đồng bộ các giải pháp trên sẽ tạo nền tảng vững chắc cho ngành Công Thương trong việc ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Ngành Công Thương Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn trong kỷ nguyên chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo. Nghị quyết 57 đã tạo nền tảng vững chắc để ngành này phát triển bền vững, hiện đại và tự chủ. Việc tập trung vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, và chuyển đổi số là chìa khóa để nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập quốc tế, và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

PGS, TS Ngô Trí Long - Chuyên gia kinh tế:

“Với chiến lược đồng bộ và sự quyết tâm đổi mới, ngành Công Thương không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển trong nước mà còn vươn tầm ra quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong kỷ nguyên mới”.

PGS, TS Ngô Trí Long - Chuyên gia kinh tế
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngành Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam – Indonesia thúc đẩy hợp tác trong khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam – Indonesia thúc đẩy hợp tác trong khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện

Trong buổi tiếp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác hai nước.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân tiếp, làm việc với Chủ tịch nhóm Nghị sỹ hữu nghị Algeria - Việt Nam

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân tiếp, làm việc với Chủ tịch nhóm Nghị sỹ hữu nghị Algeria - Việt Nam

Buổi làm việc giữa Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân và Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Algeria – Việt Nam đã mở ra nhiều tiềm năng phát triển quan hệ thương mại.
Phụ trương Báo Nhân Dân kỷ niệm ngày 30/4 thành món quà

Phụ trương Báo Nhân Dân kỷ niệm ngày 30/4 thành món quà 'hot'

Phát hành miễn phí đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, phụ trương 30/4 của Báo Nhân Dân được đông đảo người dân đón nhận.
Bí thư Hầu A Lềnh kỳ vọng Báo Công Thương tiếp tục lan tỏa mô hình đổi mới của Hà Giang

Bí thư Hầu A Lềnh kỳ vọng Báo Công Thương tiếp tục lan tỏa mô hình đổi mới của Hà Giang

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh bày tỏ mong muốn Báo Công Thương tiếp tục đồng hành, thúc đẩy phát triển vùng cao, vùng biên, kinh tế biên mậu.
Sắp xếp Đà Nẵng, Quảng Nam: Đổi mới tư duy từ việc lắng nghe dân nói

Sắp xếp Đà Nẵng, Quảng Nam: Đổi mới tư duy từ việc lắng nghe dân nói

“Vừa chạy, vừa xếp hàng” sắp xếp xã, phường, TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam luôn lắng nghe ý kiến của người dân - minh chứng sinh động của việc được lòng dân.

Tin cùng chuyên mục

Đảng ủy Báo Công Thương: Người dẫn dắt tờ báo vượt lên chính mình

Đảng ủy Báo Công Thương: Người dẫn dắt tờ báo vượt lên chính mình

Đảng ủy Báo Công Thương nhiệm kỳ 2020-2025 đã lãnh đạo tờ báo bứt phá thành công chính nhờ những nghị quyết đột phá thẳng vào khâu yếu, mặt hạn chế
Tin Công Thương 24/4: Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam cao hơn Thái Lan và Ấn Độ

Tin Công Thương 24/4: Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam cao hơn Thái Lan và Ấn Độ

Ngày 24/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Phòng, chống lãng phí: Mệnh lệnh phát triển trong kỷ nguyên mới

Phòng, chống lãng phí: Mệnh lệnh phát triển trong kỷ nguyên mới

Phòng, chống lãng phí không còn là khẩu hiệu tuyên truyền, mà là mệnh lệnh phát triển mang tính sống còn để đưa đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên mới.
Thanh Hoá: Lắng nghe lòng dân từ việc

Thanh Hoá: Lắng nghe lòng dân từ việc 'số hóa' tên phường, xã sau sáp nhập

Tên gọi mới của xã, phường sau sáp nhập không nhất thiết phải 'số hóa', đánh số thứ tự 1, 2 3..., nên lắng nghe ý dân, ưu tiên yếu tố lịch sử - văn hóa.
Tin Công Thương 23/4: Tiếp tục kích cầu tiêu dùng nội địa

Tin Công Thương 23/4: Tiếp tục kích cầu tiêu dùng nội địa

Ngày 23/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Bộ Công Thương đảm bảo cung cấp điện an toàn trong dịp lễ 30/4-1/5

Bộ Công Thương đảm bảo cung cấp điện an toàn trong dịp lễ 30/4-1/5

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo các đơn vị ưu tiên đảm bảo đủ điện, an toàn, liên tục cho dịp lễ 30/4-1/5/2025.
Khi Tổng Bí thư gợi ý một chuyến đi cho cả triệu người

Khi Tổng Bí thư gợi ý một chuyến đi cho cả triệu người

Lịch sử luôn trao cho chúng ta những chìa khóa để mở cánh cửa, mở con đường đi tới, đó là điều đi ra từ tinh thần một đề xuất mới đây của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh: Hiện thực hóa Nghị quyết 11 bằng hành động cụ thể

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh: Hiện thực hóa Nghị quyết 11 bằng hành động cụ thể

Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh chia sẻ với Báo Công Thương về hiện thực hóa Nghị quyết 11 bằng hành động thực chất cho người dân.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Bảo đảm đủ điện trong mọi tình huống

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Bảo đảm đủ điện trong mọi tình huống

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các tập đoàn và đơn vị liên quan bảo đảm đủ điện phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân trong mọi tình huống.
Tin Công Thương 22/4: Ô tô giá rẻ ồ ạt về Việt Nam

Tin Công Thương 22/4: Ô tô giá rẻ ồ ạt về Việt Nam

Ngày 22/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp cung ứng điện dịp 30/4-1/5 và mùa khô 2025

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp cung ứng điện dịp 30/4-1/5 và mùa khô 2025

Chiều 22/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì buổi làm việc về tình hình cung ứng điện dịp 30/4-1/5 và các tháng mùa khô năm 2025.
PGS.TS Nguyễn Danh Tiên: Khát vọng hòa bình soi đường dân tộc

PGS.TS Nguyễn Danh Tiên: Khát vọng hòa bình soi đường dân tộc

“Khát vọng hòa bình không chỉ là mong ước, mà là cốt cách của người Việt từ bao đời”. Đó là khẳng định của PGS.TS Nguyễn Danh Tiên, nhà nghiên cứu lịch sử Đảng.
Thấy gì khi giới trẻ háo hức trước giờ hợp luyện diễu binh lần 2?

Thấy gì khi giới trẻ háo hức trước giờ hợp luyện diễu binh lần 2?

Tối nay, ngày 22/4, tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra buổi hợp luyện diễu binh lần 2 để chuẩn bị cho Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chuyển quyền để chuẩn hóa quản lý, nhưng không làm gãy mạch xuất khẩu

Chuyển quyền để chuẩn hóa quản lý, nhưng không làm gãy mạch xuất khẩu

Bộ Công Thương rút quyền cấp CO-REX từ VCCI, chuẩn hóa quản lý, giữ mạch xuất khẩu thông suốt nhờ cơ chế chuyển đổi mềm, hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời.
Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ mời tham dự Triển lãm thực phẩm quốc tế World Food India 2025

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ mời tham dự Triển lãm thực phẩm quốc tế World Food India 2025

Triển lãm thực phẩm quốc tế World Food India 2025 diễn ra từ 25-28/9 tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam, Pragati Maidan, New Delhi, Ấn Độ.
Áo xanh tình nguyện: Lặng thầm lan tỏa yêu thương

Áo xanh tình nguyện: Lặng thầm lan tỏa yêu thương

Từ 'Sức trẻ' đến 'Xung kích' – hành trình hơn 20 năm của những sinh viên báo chí chọn sống đẹp, dấn thân và lan tỏa yêu thương bằng màu áo xanh tình nguyện.
Chi tiết đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Hưng Yên sau sắp xếp

Chi tiết đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Hưng Yên sau sắp xếp

Tỉnh Hưng Yên dự kiến sẽ giảm 100 xã và phường sau sắp xếp đơn vị hành chính, tương đương 71,9% số lượng đơn vị hành chính cấp xã hiện hữu.
Giữa ngày hội non sông, nghệ sĩ đừng buông lời vô cảm

Giữa ngày hội non sông, nghệ sĩ đừng buông lời vô cảm

Sau MC Bích Hồng, nam người mẫu Lê Trung Cương lại có phát ngôn vô cảm về diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4 là sự thiếu trách nhiệm của một nghệ sĩ.
Sữa giả tung hoành nhờ ‘chợ trời quảng cáo’ mạng xã hội

Sữa giả tung hoành nhờ ‘chợ trời quảng cáo’ mạng xã hội

Việc các “thương hiệu” sữa giả, sữa kém chất lượng tiếp tục "sống khỏe", ngoài lỗ hổng quản lý, không thể không nhắc đến sự tiếp tay từ quảng cáo mạng xã hội.
Báo Công Thương mở hộp thư tiếp nhận phản ánh về quảng cáo sản phẩm của người có sức ảnh hưởng

Báo Công Thương mở hộp thư tiếp nhận phản ánh về quảng cáo sản phẩm của người có sức ảnh hưởng

Báo Công Thương mở hộp thư tiếp nhận phản ánh về người có ảnh hưởng có dấu hiệu tham gia quảng bá hàng hóa, sản phẩm sai sự thật, thổi phồng các công dụng.
Mobile VerionPhiên bản di động