80 năm thư Bác gửi giới Công Thương Việt Nam: Nguồn cảm hứng cho ngành Công Thương cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Báo Cứu quốc số 66, ra ngày 13/10/1945 đã đăng thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi giới Công Thương Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Truyền thông ngành Công Thương phải "đi trước, đi cùng, đi sau" Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên luôn quan tâm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành Công Thương Nghị quyết 01/NQ-CP: Giao chỉ tiêu công nghiệp, thương mại cho ngành Công Thương năm 2025

Nâng tầm và đặt đúng vị trí của ngành Công Thương

10 giờ sáng 18/9/1945, tại Bắc Bộ phủ (nay là Nhà khách Chính phủ, 12 phố Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh có buổi gặp gỡ giới doanh nghiệp và doanh nhân tại Hà Nội nhằm tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ đối với việc khôi phục, phát triển kinh tế đất nước. Tại buổi gặp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh động viên các vị có tài sản lớn nên hăng hái đóng góp để cho “Tuần lễ vàng” ở Thủ đô có kết quả và để tỏ rõ cho thế giới biết người Việt Nam đồng lòng giúp nước.

Như vậy, các nhà Công Thương Hà Nội là giới chức xã hội đầu tiên của đất nước được Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp gặp ngay sau ít ngày đất nước giành độc lập. Sự kiện này đã đánh dấu hình ảnh mới của giới Công Thương cả nước cũng như sự hưởng ứng, đồng hành của giới Công Thương với các chủ trương của Chính phủ trong việc bắt tay xây dựng nước Việt Nam mới.

Và chỉ sau đó chưa đầy 1 tháng, ngày 13/10/1945, Báo Cứu quốc đã đăng trang trọng thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi các giới Công Thương Việt Nam. Trên cương vị người đứng đầu Đảng và Nhà nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có khoảng 100 bài nói, bài viết, điện, thư cho các cơ quan quản lý thuộc lĩnh vực Công Thương, các xí nghiệp, doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam. Nhưng bức thư ngày 13/10/1945 đã có một ý nghĩa thật đặc biệt.

80 năm thư Bác gửi giới Công Thương Việt Nam: Nguồn cảm
Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ giới Công Thương Hà Nội tại Bắc Bộ phủ năm 1945

Lần đầu tiên vai trò các nhà Công Thương được đặt đúng vị trí như trong thư viết: “Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà thì giới Công - Thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế, tài chính vững vàng và thịnh vượng”.

Không những vậy, cũng là lần đầu tiên, hình ảnh công việc của các nhà Công Thương Việt Nam có một chất lượng mới: “Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà doanh nghiệp thịnh vượng”. Đó là logic quan trọng nhất trong công cuộc kinh doanh của các nhà Công Thương Việt Nam, giới Công Thương lúc bấy giờ không chỉ ở bối cảnh lịch sử đó mà còn cả về sau này.

Cảm hứng lớn song hành cùng 8 thập kỷ

Logic của lịch sử có những con đường vận động riêng và thật kỳ diệu trong những giai đoạn phát triển của lịch sử đất nước, vẫn vẹn nguyên giá trị những tư tưởng trong bức thư Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò hoàn toàn mới của ngành Công Thương đã được Người khẳng định tròn 80 năm trước.

Bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi giới Công Thương Việt Nam cùng sự có mặt của cơ quan tiền thân đầu tiên của Bộ Công Thương là Bộ Quốc dân Kinh tế trong thành phần Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có vai trò hoạch định hoàn chỉnh những đường hướng hoạt động của một cơ quan quản lý nhà nước trên lĩnh vực kinh tế hoàn toàn mới trong lịch sử của Việt Nam.

Những dòng chữ ngắn gọn, giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ trao truyền nhiệm vụ cho giới Công Thương, ngành Công Thương cả nước mà còn truyền đi những cảm hứng lớn để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, nhiệm vụ tăng trưởng cũng như trong công tác điều hành quản lý. Cảm hứng ấy đến từ những khát khao mãnh liệt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển một nước Việt Nam hùng cường đi lên trước tiên và trên hết từ chính nội lực của mình, dù có phải kinh qua khung cảnh lịch sử nào, dù phải đương đầu với những cản lực của thời đại hay của những thế lực chưa bao giờ muốn chứng kiến một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, tự do và thịnh vượng.

Những cảm hứng lớn ấy, những kỳ vọng lớn ấy được Bác trao truyền cho ngành Công Thương, cho giới Công Thương cả nước đã trở thành cội nguồn sức mạnh tinh thần.

80 năm qua, ngành Công Thương đã đồng hành cùng cả nước, vì cả nước để động viên, chắt chiu được những nguồn lực dù có những lúc tuy nhỏ bé nhưng vô cùng cần thiết cho việc xây dựng một nền kinh tế mới của đất nước Việt Nam và các thế hệ người Việt Nam trong kỷ nguyên độc lập tự do. Để hôm nay, Việt Nam đã hội nhập và xác lập vị thế vững chắc, sâu sắc trong dòng chảy hiện đại, những nguồn lực mới của nội lực, của thời đại đã có trong hành trang phát triển của chúng ta.

Sự vẫy gọi của kỷ nguyên mới không chỉ đặt ra kỳ vọng mới về vai trò của ngành Công Thương, của giới Công Thương cả nước mà còn đặt ra những bài toán mới. Sau 80 năm, lại sáng lên những tư tưởng lớn vượt tầm thời đại trong thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi giới Công Thương Việt Nam ở vào thời khắc lịch sử mới của đất nước. Chúng ta đã thực hiện được nhiều nguyện ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh hoàn toàn có thể tự tin thực hiện những nguyện ước ấy của Người ở tầm cao hơn. Và còn cả những nguyện ước khác nữa của Bác để làm nền cho cuộc hành quân của những mục tiêu mang tầm thế kỷ.

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngành Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả! Bài 3: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả tiết kiệm năng lượng

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả! Bài 3: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả tiết kiệm năng lượng

Để nâng cao hiệu quả thực thi, Luật sử dụng năng lượng tiết tiết kiệm và hiệu quả được sửa đổi theo hướng tăng chế tài, phân cấp mạnh cho địa phương.
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Bài 2- Đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước trong kỷ nguyên mới

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Bài 2- Đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước trong kỷ nguyên mới

Cùng với chuyển dịch xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là một trong những giải pháp quan trọng để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới.
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Bài 1- Trụ cột đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Bài 1- Trụ cột đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được xem là một trong những trụ cột quan trọng đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng quốc gia.
HaUI đi đầu trong chuyển đổi số, xây dựng đại học thông minh

HaUI đi đầu trong chuyển đổi số, xây dựng đại học thông minh

Hiện Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) đang trên lộ trình hoàn thiện mô hình ‘Đại học thông minh”, tự chủ toàn diện và đi đầu trong xu thế chuyển đổi số.
Tăng trưởng kinh tế năm 2025: 3 nhiệm vụ của ngành Công Thương

Tăng trưởng kinh tế năm 2025: 3 nhiệm vụ của ngành Công Thương

Đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất khẩu, thúc đẩy xúc tiến thương mại là 3 nhiệm vụ được đặt ra đối với ngành Công Thương để đạt được mục tiêu tăng trưởng.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Cần có chế tài xử lý, bắt buộc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Cần có chế tài xử lý, bắt buộc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Chiều 10/2 tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức phiên họp lần 1 Ban soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng Năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Nhìn lại quá trình phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam

Nhìn lại quá trình phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành, địa phương, EVN đang tích cực triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương: Hạt nhân lãnh đạo ngành

Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương: Hạt nhân lãnh đạo ngành

Những thành tựu của ngành Công Thương thời gian qua, đặc biệt trong năm 2024 đều gắn liền với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương.
Ngành công nghiệp cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - Bài 2: Đổi mới toàn diện

Ngành công nghiệp cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - Bài 2: Đổi mới toàn diện

Đảng, Nhà nước tiếp tục định hướng phát triển mới cho ngành công nghiệp nhằm tạo sức bật tốt cho nền kinh tế bước vào kỷ nguyên mới - tự lực, tự cường.
Ngành công nghiệp cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - Bài 1: Phát triển nhảy vọt nhờ những quyết sách kịp thời

Ngành công nghiệp cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - Bài 1: Phát triển nhảy vọt nhờ những quyết sách kịp thời

Đến nay, ngành công nghiệp đã có bước phát triển nhảy vọt về năng lực cạnh tranh toàn cầu; công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực dẫn dắt tăng trưởng.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Hợp tác quốc tế mở cơ hội chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Hợp tác quốc tế mở cơ hội chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long cho biết, Bộ Công Thương đang tích cực triển khai các chính sách và dự án để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam.
Ngành Công Thương đi đầu dẫn dắt và mở những con đường phát triển chiến lược mới

Ngành Công Thương đi đầu dẫn dắt và mở những con đường phát triển chiến lược mới

Nhân dịp Xuân mới Ất Tỵ 2025, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã trả lời phỏng vấn Báo Công Thương về ngành Công Thương năm 2024 và những nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Nghị quyết 57 -

Nghị quyết 57 - 'kim chỉ nam' để ngành Công Thương bứt phá mạnh mẽ

Nghị quyết 57 không chỉ là 'kim chỉ nam' cho sự phát triển mà còn là lời hiệu triệu mạnh mẽ, đặt nền móng cho những bước đi đột phá của ngành Công Thương.
Bộ Công Thương tăng cường hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ

Bộ Công Thương tăng cường hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ

Bộ Công Thương tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Chi bộ Vụ Pháp chế: Chủ động, sáng tạo, nâng cao bản lĩnh chính trị

Chi bộ Vụ Pháp chế: Chủ động, sáng tạo, nâng cao bản lĩnh chính trị

Sáng 16/1, Chi bộ Vụ Pháp chế, thuộc Đảng bộ Bộ Công Thương, đã tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2027.
Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay

Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay

Để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới, cần chú trọng giá trị của di sản.
Khai thác hiệu quả các FTA để thúc đẩy xuất khẩu

Khai thác hiệu quả các FTA để thúc đẩy xuất khẩu

Nghị quyết 01/NQ-CP đặt mục tiêu tăng trưởng xuất nhập khẩu mạnh mẽ, trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của các hiệp định thương mại (FTA).
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ

Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ

Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch hành động của Bộ thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-CP của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Điện lực: Dấu ấn quan trọng của ngành Công Thương năm 2024

Điện lực: Dấu ấn quan trọng của ngành Công Thương năm 2024

Theo TS Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội, thành công của lĩnh vực điện lực là dấu ấn quan trọng của ngành Công Thương trong năm 2024.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên luôn quan tâm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành Công Thương

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên luôn quan tâm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành Công Thương

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên luôn quan tâm chỉ đạo quyết liệt toàn ngành Công Thương không ngừng đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học và công nghệ.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo loạt giải pháp mạnh cho các dự án điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo loạt giải pháp mạnh cho các dự án điện

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai Chỉ thị 01 của Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, dự án nguồn chậm tiến độ có nguy cơ bị thu hồi.
EPU đề xuất giải pháp đào tạo nhân lực cho điện hạt nhân

EPU đề xuất giải pháp đào tạo nhân lực cho điện hạt nhân

Để phục vụ nguồn nhân lực cho chương trình điện hạt nhân Ninh Thuận, Trường Đại học Điện lực (EPU) đề xuất một số giải pháp đảm bảo chất lượng, số lượng đào tạo
Việt Nam cần bao nhiêu nhân lực cho điện hạt nhân?

Việt Nam cần bao nhiêu nhân lực cho điện hạt nhân?

Để tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ cho điện hạt nhân, Bộ Công Thương đã tổ chức hội nghị với sự tham dự của các đơn vị thuộc Bộ.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị ‘hiến kế’ phát triển nhân lực điện hạt nhân

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị ‘hiến kế’ phát triển nhân lực điện hạt nhân

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, điện hạt nhân là xu thế tất yếu của thế giới, vì vậy phải chuẩn bị sớm, chuẩn bị đủ nguồn nhân lực chất lượng cao.
Năm 2024, ngành Công Thương gặt hái nhiều thành tựu quan trọng

Năm 2024, ngành Công Thương gặt hái nhiều thành tựu quan trọng

Năm 2024, ngành Công Thương tiếp tục tạo đột phá trong hoàn thiện thể chế, chính sách, hội nhập quốc tế, sản xuất công nghiệp và thương mại.
Mobile VerionPhiên bản di động