Thứ hai 23/12/2024 22:07

Chính phủ chỉ đạo lập tổ công tác đặc biệt ở các tỉnh để gỡ khó cho doanh nghiệp

Các địa phương thành lập Tổ công tác đặc biệt do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Tổ trưởng để tháo gỡ ngay khó khăn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 50/NQ-CP ngày 8/4/2023 Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2023.

Đáng chú ý, tại nghị quyết này, Chính phủ yêu cầu khẩn trương xây dựng phương án điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường; đánh giá kỹ tác động, chủ động có phương án điều chỉnh giá hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh giá phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường theo đúng quy định, đặc biệt là mặt hàng điện, xăng, dầu và các mặt hàng thiết yếu khác, bảo đảm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra.

Chính phủ cũng yêu cầu các địa phương thành lập Tổ công tác đặc biệt do Chủ tịch UBND cấp tỉnh làm Tổ trưởng để tháo gỡ ngay khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn.

Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2023 (Ảnh: Báo Chính phủ)

Các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương ban hành văn bản pháp luật theo quy định tại Nghị định số 104/2022/NĐ-CP của Chính phủ nhằm thực hiện nghiêm quy định bỏ Sổ hộ khẩu giấy, Sổ tạm trú giấy, hướng dẫn đầy đủ, thống nhất việc sử dụng dữ liệu dân cư, mã số định danh cá nhân trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân theo quy định của Luật Cư trú năm 2020 và các văn bản hướng dẫn.

Các bộ, cơ quan, địa phương kịp thời rà soát, chuẩn hóa, tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính; tăng cường giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo quy định một cách thực chất, hiệu quả; ban hành chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổ công nghệ số cộng đồng để hướng dẫn, phổ cập kỹ năng số cho người dân. Đồng thời, tích cực, chủ động phối hợp Bộ Nội vụ triển khai việc cập nhật, kết nối, đồng bộ dữ liệu vào cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm hoàn thành trước ngày 30/4.

Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, người dân để giảm áp lực chi phí, thúc đẩy sản xuất, thu hút đầu tư, giảm giá đầu ra nhằm kiểm soát lạm phát. Phương án tổng thể điều hành chính sách tài khóa được yêu cầu báo cáo Thủ tướng trước ngày 15/4.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính phối hợp các đơn vị trình cấp có thẩm quyền việc xem xét, thực hiện giải pháp về miễn, giảm, giãn, hoãn, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất áp dụng cho năm 2023. Thời hạn trình trước ngày 15/4.

Ngoài ra, Chính phủ lưu ý tháo gỡ vướng mắc phát sinh mới trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp để xử lý phù hợp, hiệu quả.

Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, linh hoạt, chủ động, kịp thời, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách khác; điều hành tỷ giá phù hợp, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và ngoại hối. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng với tốc độ hợp lý, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng. Tiếp tục khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho người dân, doanh nghiệp. Chỉ đạo các ngân hàng thương mại, trong đó chủ lực là 4 ngân hàng thương mại nhà nước triển khai chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng cho vay đối với chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, cơ quan liên quan cần khẩn trương ban hành văn bản pháp luật nhằm thực hiện nghiêm quy định bỏ sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy, hướng dẫn đầy đủ, thống nhất việc sử dụng dữ liệu dân cư, mã số định danh cá nhân trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân theo quy định của Luật Cư trú năm 2020 và các văn bản hướng dẫn.

Cùng với đó, các bộ, cơ quan liên quan cần rà soát, chuẩn hóa, tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính; tăng cường giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến một cách thực chất, hiệu quả; ban hành chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Bộ Công an được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với các Bộ Thông tin và Truyền thông, Giao thông Vận tải, Tư pháp, nhằm nghiên cứu giải pháp triển khai thí điểm ứng dụng VNeID trong chuyển đổi số tại một số bộ, ngành, địa phương trong khi chờ sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan.

Trước mắt, Chính phủ yêu cầu sử dụng tài khoản VNeID để làm sạch dữ liệu và tạo lập tài khoản mới đối với thông tin thuê bao di động, nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư, thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử để các tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng; cung cấp dịch vụ chứng thư số công dân đảm bảo danh tính và triển khai thí điểm sử dụng bằng lái xe tích hợp trên tài khoản định danh điện tử tại tỉnh Bình Dương. Giải pháp thí điểm cần báo cáo Chính phủ, Thủ tướng trong tháng 4.

Tiến Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Dịch vụ công

Tin cùng chuyên mục

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Chống lãng phí, tiết kiệm góp phần tăng sức mạnh quốc gia

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

Đại tá Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra 4 giải pháp để phòng, chống lãng phí nguồn lực

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Nhân sự Trung ương: Thông tin về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”