Chỉ dẫn địa lý: "Tài sản" cần được khai thác

Cùng với số lượng chỉ dẫn địa lý (CDĐL), những năm gần đây, giá bán các sản phẩm sau khi CDĐL được bảo hộ cũng có xu hướng tăng. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng ở việc bảo hộ CDĐL mà không thực hiện các hoạt động quảng bá thì việc khai thác thương mại sản phẩm được bảo hộ sẽ không mang lại hiệu quả.    

Giá trị khai thác còn khiêm tốn

Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động tham gia đàm phán, ký kết nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với các nước trong khu vực và thế giới. Trong bối cảnh hội nhập với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc xây dựng và quản lý CDĐL giúp gia tăng giá trị cho các sản phẩm mang đặc trưng của các địa phương, vùng miền, góp phần quảng bá sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng và mở rộng thị trường xuất khẩu.

chi dan dia ly tai san can duoc khai thac
Đại diện lãnh đạo 3 Bộ ký kết Quy chế phối hợp về xây dựng và quản lý CDĐL

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), đến nay đã có 70 CDĐL, 4 CDĐL được bảo hộ ở nước ngoài (3 tại Thái Lan và 1 tại Liên minh châu Âu (EU): Chè San Tuyết Mộc Châu; Quế Văn Yên tại Thái Lan; Cà phê Buôn Ma Thuột tại Liên Bang Nga & Thái Lan; nước mắm Phú Quốc tại EU). Bên cạnh đó, 39 CDĐL của Việt Nam đã được EU đồng ý bảo hộ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực.

Các thống kê và báo cáo của các hiệp hội sản xuất và kinh doanh sản phẩm bảo hộ CDĐL cho thấy, giá bán sản phẩm tăng từ 20-100%, điển hình như: Cam Cao Phong giá bán tăng gần gấp đôi; mật ong bạc hà Mèo Vạc, tăng 75-80%; nước mắm Phú Quốc, tăng từ 30-50%...

Song vẫn còn nhiều nhà sản xuất, DN, tổ chức và địa phương chưa quan tâm đến hoạt động bảo hộ sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ CDĐL nói riêng. Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đã được bảo hộ CDĐL còn hạn chế, dẫn đến lợi ích từ CDĐL mang lại thấp, nhiều CDĐL không được sử dụng hiệu quả. Việc các CDĐL được khai thác và giám sát lỏng lẻo khiến vấn nạn làm giả, nhái các CDĐL diễn ra ở nhiều nơi.

Một số nhãn hiệu, CDĐL những sản phẩm nổi tiếng của Việt Nam bị DN nước ngoài chiếm dụng, lạm dụng, phải mất nhiều thời gian và chi phí mới lấy lại được quyền đăng ký bảo hộ, như: Cà phê Buôn Ma Thuột; cà phê Trung Nguyên; bánh kẹo Bibica; Vinataba... Điều này cho thấy, các thương hiệu mạnh của Việt Nam, đặc biệt là nông sản có nguy cơ bị chiếm đoạt tại các thị trường xuất khẩu.

Chú trọng tuyên truyền, khai thác hiệu quả CDĐL

Thời gian qua, nhiều chương trình, giải pháp hỗ trợ phát triển CDĐL đã được xây dựng và triển khai, như: Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam; Chương trình Xây dựng Thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam; Dự án Hỗ trợ đăng ký bảo hộ CDĐL của Việt Nam tại Nhật Bản... cùng với đó là các chương trình hỗ trợ phát triển đặc sản địa phương của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương…

Năm 2018, Bộ Công Thương, Bộ KH&CN, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký kết Quy chế phối hợp về xây dựng và quản lý CDĐL nhằm bảo đảm sự phối hợp thống nhất, hiệu quả giữa 3 bộ trong công tác xây dựng và quản lý CDĐL của Việt Nam. Trong quá trình đàm phán các FTA, Bộ Công Thương chủ động yêu cầu đối tác công nhận danh mục các sản phẩm cần bảo hộ CDĐL và nhãn hiệu thương mại.

Là cơ quan đầu mối của Bộ Công Thương, thời gian qua, Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) phối hợp với các địa phương thực hiện nhiều chương trình đào tạo và nâng cao nhận thức của DN, hợp tác xã và các tổ chức trong việc xây dựng, bảo hộ, quảng bá các nhãn hiệu tập thể và CDĐL vùng miền. Không chỉ cung cấp các kiến thức chuyên môn, những chương trình này còn khuyến khích xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh gắn liền với CDĐL đã được bảo hộ.

Ngoài ra, Cục XTTM đã và đang đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá cho các sản phẩm mang CDĐL của Việt Nam ở cả thị trường trong và ngoài nước. "Chúng tôi đã làm việc với một số địa phương nhằm xây dựng chiến lược truyền thông và hỗ trợ xây dựng các sản phẩm truyền thông, quảng bá các sản phẩm mang CDĐL. Trong Thông tư hướng dẫn thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương do Bộ Công Thương vừa ban hành cũng khuyến khích xây dựng và thực hiện các chương trình quảng bá CDĐL của vùng, miền ra thị trường nước ngoài" - Ông Hoàng Minh Chiến - Phó Cục trưởng Cục XTTM - cho biết.

Với những điều kiện đặc thù để được công nhận và bảo hộ, CDĐL đóng vai trò như sự đảm bảo rằng, sản phẩm mang CDĐL có được chất lượng nhất định theo phương pháp sản xuất truyền thống và uy tín nhờ xuất xứ vùng miền. Theo đó, sản phẩm mang CDĐL đồng nghĩa với việc được công nhận và đảm bảo về chất lượng, mang tính cạnh tranh cao hơn so với các sản phẩm mang nhãn hiệu thông thường. Ngoài ra, CDĐL còn là "sứ giả" truyền tải văn hóa vùng miền đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Linh Trần
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chỉ dẫn địa lý

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ gần 8 tấn sợi polyester không có hóa đơn chứng từ

TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ gần 8 tấn sợi polyester không có hóa đơn chứng từ

Đội Quản lý thị trường số 18, Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh vừa tạm giữ lô hàng gồm gần 8 tấn sợi polyester không có hóa đơn chứng từ hợp pháp.
Lào Cai: Tăng cường quản lý tem điện tử thuốc lá, rượu sản xuất trong nước

Lào Cai: Tăng cường quản lý tem điện tử thuốc lá, rượu sản xuất trong nước

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành văn bản yêu cầu tăng cường giải pháp quản lý tem điện tử thuốc lá, rượu sản xuất trong nước.
Quảng Ninh: Xử phạt cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng

Quảng Ninh: Xử phạt cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh quyết định xử phạt 152,5 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh túi xách, nước hoa giả nhãn hiệu, thực phẩm không rõ nguồn gốc.
Quản lý thị trường Hà Tĩnh thu nộp ngân sách 1,2 tỷ đồng trong quý I/2024

Quản lý thị trường Hà Tĩnh thu nộp ngân sách 1,2 tỷ đồng trong quý I/2024

Quý I/2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Tĩnh đã kiểm tra 249 vụ, xử lý 244 vụ với 261 hành vi; thu nộp ngân sách 1,2 tỷ đồng, đạt 33,4% kế hoạch năm 2024.
Gia Lai: Khởi tố 23 vụ buôn lậu, gian lân thương mại trong quý I/2024

Gia Lai: Khởi tố 23 vụ buôn lậu, gian lân thương mại trong quý I/2024

Quý I/2024, các thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Gia Lai đã kiểm tra 467 vụ, khởi tố 23 vụ, xử phạt hành chính 270 vụ, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 5 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Thông tin mới nhất về vụ Mailystyle

Thông tin mới nhất về vụ Mailystyle

Vụ việc vi phạm ở kho hàng Mailystyle trong lĩnh vực thương mại điện tử được cơ quan chức năng cho biết một số thông tin mới
Sóc Trăng: Tiêu hủy 12.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

Sóc Trăng: Tiêu hủy 12.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

Số hàng hóa vi phạm được tiêu hủy gồm 12.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu có nhãn hiệu Jet, Hero và Scott.
TP. Cần Thơ: Lực lượng Quản lý thị trường xử lý trên 140 vụ vi phạm hành chính

TP. Cần Thơ: Lực lượng Quản lý thị trường xử lý trên 140 vụ vi phạm hành chính

Trong quý I/2024, Cục Quản lý thị trường TP. Cần Thơ kiểm tra 194 vụ, xử lý 141 vụ vi phạm hành chính, thu nộp ngân sách trên 1,6 tỷ đồng.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre xử lý gần 190 vụ vi phạm trong quý I/2024

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre xử lý gần 190 vụ vi phạm trong quý I/2024

Trong quý I/2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre đã phát hiện và xử lý gần 190 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách hơn 1,8 tỷ đồng.
TP. Cần Thơ: Không để đứt gãy nguồn cung xăng dầu trong giai đoạn xuất hoá đơn điện tử

TP. Cần Thơ: Không để đứt gãy nguồn cung xăng dầu trong giai đoạn xuất hoá đơn điện tử

Sở Công Thương TP. Cần Thơ và Cục Quản lý thị trường đã có buổi làm việc với 3 doanh nghiệp cung cấp xăng dầu trên địa bàn thành phố.
Quảng Ninh: Phát hiện hàng chục cơ sở kinh doanh vàng vi phạm

Quảng Ninh: Phát hiện hàng chục cơ sở kinh doanh vàng vi phạm

Trong hơn 1 tháng, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện hàng chục cơ sở kinh doanh vàng vi phạm về nhãn hàng hóa và niêm yết giá không rõ ràng.
Đắk Lắk: Xử phạt 2 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên không gian mạng

Đắk Lắk: Xử phạt 2 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên không gian mạng

Hai cơ sở kinh doanh trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột vừa bị Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk xử phạt về hành vi bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang thu nộp ngân sách gần 3 tỷ đồng trong quý I/2024

Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang thu nộp ngân sách gần 3 tỷ đồng trong quý I/2024

Trong quý I/2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang đã kiểm tra 232 vụ, phát hiện và xử lý 92 vụ vi phạm hành chính, thu nộp ngân sách gần 3 tỷ đồng.
Quảng Bình: Công ty Ngân Hà bị tịch thu máy phát điện trị giá 1,2 tỷ đồng

Quảng Bình: Công ty Ngân Hà bị tịch thu máy phát điện trị giá 1,2 tỷ đồng

Ngày 26/3, Cục Quản lý thị trường Quảng Bình vừa ra quyết định xử phạt, tịch thu 01 máy phát điện nhập lậu của Công ty Ngân Hà.
Đồng Nai: Tổng kiểm tra hơn 40 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn

Đồng Nai: Tổng kiểm tra hơn 40 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn

Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai đã lên kế hoạch kiểm tra 42 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn, thời gian từ tháng 4 đến giữa tháng 11/2024.
Quảng Ninh: Kinh doanh bánh kẹo không rõ nguồn gốc, một công ty bị phạt 70 triệu đồng

Quảng Ninh: Kinh doanh bánh kẹo không rõ nguồn gốc, một công ty bị phạt 70 triệu đồng

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh vừa xử phạt 70 triệu đồng đối một công ty kinh doanh bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ.
TP. Hồ Chí Minh: Giám sát tiêu hủy gần 42.000 sản phẩm vi phạm

TP. Hồ Chí Minh: Giám sát tiêu hủy gần 42.000 sản phẩm vi phạm

Số hàng hoá mà Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh tiêu huỷ gồm gần 42.000 sản phẩm, trị giá khoảng 1,4 tỷ đồng thuộc 30 quyết định xử phạt hành chính.
Lạng Sơn: Tịch thu hàng nghìn sản phẩm nhập lậu

Lạng Sơn: Tịch thu hàng nghìn sản phẩm nhập lậu

Đội Quản lý thị trường số 6, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn vừa quyết định tịch thu 1.700 sản phẩm được sản xuất ngoài Việt Nam không có hóa đơn, chứng từ
Đồng Tháp: Phát hiện 4.500 sản phẩm phân bón vi phạm về nhãn hàng hóa

Đồng Tháp: Phát hiện 4.500 sản phẩm phân bón vi phạm về nhãn hàng hóa

Ngày 22/3, Cục Quản lý thị trường Đồng Tháp vừa phát hiện 4.500 sản phẩm phân bón vi phạm nhãn hàng hóa, đăng ký sản xuất là Công ty CP phân bón Quốc tế Âu Việt
Bắc Giang: Quản lý thị trường sắp đồng loạt kiểm tra 37 tổ chức kinh doanh xăng dầu

Bắc Giang: Quản lý thị trường sắp đồng loạt kiểm tra 37 tổ chức kinh doanh xăng dầu

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang sẽ tiến hành kiểm tra công tác chấp hành pháp luật đối với 37 tổ chức kinh doanh mua bán xăng dầu.
Lào Cai: Tăng cường công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Lào Cai: Tăng cường công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký văn bản chỉ đạo ngành chức năng và các địa phương tăng cường công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn.
Bình Định: Tiêu hủy gần 10.000 bao thuốc lá nhập lậu

Bình Định: Tiêu hủy gần 10.000 bao thuốc lá nhập lậu

Ngày 21/3, thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường, Hội đồng tiêu hủy tỉnh Bình Định tổ chức tiêu hủy gần 10.000 bao thuốc lá điếu vi phạm, nhập lậu.
Long An: Tạm giữ hơn 5 tấn đường cát, nghi nhập lậu

Long An: Tạm giữ hơn 5 tấn đường cát, nghi nhập lậu

Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An đang tạm giữ 104 bao đường cát (5,2 tấn) không có hoá đơn, chứng từ, nghi nhập lậu.
Long An: Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp

Long An: Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp

Ông Nguyễn Văn Út, Chủ tịch UBND tỉnh Long An, Trưởng Ban chỉ đạo 389 nhận xét, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp trên địa bàn.
Quảng Bình: Tiêu huỷ tang vật vi phạm giả mạo các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng

Quảng Bình: Tiêu huỷ tang vật vi phạm giả mạo các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng

Lực lượng Quản lý thị trường Quảng Bình đã tổ chức tiêu huỷ tang vật vi phạm hành chính 850 cái mũ lưỡi trai và mũ rộng vành giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động