Chủ nhật 24/11/2024 19:22

Cây mắc ca, tạo sinh kế cho người dân vùng cao Sơn La

Cây mắc ca không chỉ góp phần phát triển xanh, nhanh, là nông sản chủ lực mà còn tạo đột phá trong sinh kế bền vững cho người dân vùng cao tỉnh Sơn La.

Thu nhập ổn định, lâu dài từ cây mắc ca

/chu-de/tinh-son-la.topiclà địa phương có tiềm năng để phát triển nhiều loại cây ăn quả, trong đó có cây mắc ca. Đến nay, toàn tỉnh đã có gần 670 ha trồng mắc ca, tập trung ở các huyện Quỳnh Nhai, Sốp Cộp, Mai Sơn, Sông Mã, Vân Hồ…

Đánh giá mô hình trồng cây mắc ca tại tỉnh Sơn La, giáo sư Nguyễn Lân Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, cho biết: Mắc ca là cây có khả năng chịu được khí hậu khắc nghiệp, chịu được sương muối, chịu hạn, ít sâu bệnh. Do đó, có thể phát triển cây mắc ca theo nhiều hình thức trồng thuần hoặc trồng xen. Sau khoảng 5 năm trồng, mắc ca sẽ cho thu hoạch, năng suất quả tươi ước đạt khoảng 6 tấn/ha/năm.

Mắc ca sẽ trở thành cây trồng chủ lực của tỉnh Sơn La trong thời gian tới

Mắc ca có vòng đời khai thác lâu dài, có thể phát triển thành cây trồng rừng, chống sự xói mòn của đất. Giáo sư Nguyễn Lân Hùng, khẳng định: Cây mắc ca không chỉ xóa đói, giảm nghèo mà có thể làm giàu. Vì cây mắc ca có thể trồng được các vùng đất khó khăn, vùng sâu, vùng xa nhưng vẫn phát triển sinh trưởng tốt. Tỉnh Sơn La còn nhiều đất trống, đồi trọc, việc sớm đưa cây mắc ca trở thành cây chủ lực trong thời gian tới là hoàn toàn khả thi.

Qua nhiều năm trồng, khảo nghiệm, cây mắc ca được đánh giá là khá phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của tỉnh Sơn La nên sinh trưởng và phát triển tốt. Một số diện tích đã cho sản phẩm, sản lượng trung bình đạt từ 5 -7 tấn quả tươi/ha/năm, giá bán trung bình từ 35.000 - 40.000 đồng/kg (cả vỏ). Bước đầu cho thu nhập ổn định từ 100 - 150 triệu đồng/ha/năm cho người sản xuất.

Ghi nhận thực tế, nhiều hộ gia đình trồng mắc ca trên địa bàn tỉnh Sơn La đã cho thu nhập ổn định. Tiêu biểu như gia đình ông Trần Văn Dực, xã Hát Lót là một trong những hộ được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ giống cây mắc ca trồng khảo nghiệm tại địa bàn huyện Mai Sơn từ năm 2013. Sau khi được hỗ trợ giống, được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mắc ca, gia đình ông đã trồng xen 300 cây mắc ca với nhãn, xoài. Đến nay, vườn mắc ca của gia đình ông đã cho thu hoạch 4 năm nay, năng suất tăng hàng năm.

Thấy được giá trị kinh tế từ trồng mắc ca, gia đình ông Dực đã trồng thêm 200 gốc, năm nay gia đình ông thu được 10 tấn mắc ca và được Công ty Cổ phần Liên Việt Sơn La bao tiêu, thu mua toàn bộ sản phẩm của gia đình với giá 70.000đ/kg quả đã xát vỏ. Cây mắc ca mỗi 1 năm năng suất cao hơn, như năm nay được 1 tấn chắc chắn sang năm sẽ được tấn rưỡi với điều kiện làm đúng theo khoa học kỹ thuật chứ trồng nếu không để ý về khoa học kỹ thuật sẽ không đạt được hiệu quả kinh tế cao.

Mắc ca được xát vỏ giá bán từ 70 nghìn - 80 nghìn đồng/kg

Là một trong những hộ tiên phong trồng mắc ca xen cà phê, ông Mùa A Tâm, bản Hua Lỷ, xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, cho biết: Năm 2015, tôi mua 170 cây mắc ca về trồng xen trên diện tích 0.5 ha cà phê, năm 2021, bói được 2 tạ quả. Từ năm sau trở đi, diện tích mắc ca của gia đình dự kiến sẽ cho thu hoạch khoảng 3-4 tấn quả tươi/năm. Ông Quàng Văn Bạt, già làng uy tín của bản Co Đứa, xã Mường Và (Quỳnh Nhai), cho hay, đất đai nơi đây hoang hóa, bạc màu, nhiều năm qua, người dân vẫn loay hoay tìm loại cây trồng phù hợp. Từ khi có chủ trương đầu tư cây mắc ca, tôi và người dân nơi đây rất tin tưởng mắc ca sẽ là cây trồng xóa đói, nghèo.

Sau 4 năm bén rễ ở vùng đất Mường É, huyện Thuận Châu, cây mắc ca đã và đang sinh trưởng và phát triển tốt, hứa hẹn sẽ mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Anh Quàng Văn Duy, Trưởng bản Co Cại, xã Mường É, huyện Thuận Châu, chia sẻ: Năm 2018, 60 hộ dân của bản Co Cại đã đăng ký tham gia trồng cây mắc ca, với diện tích 38 ha, trong số này 15 ha đã cho thu hoạch quả, đây cũng là năm đầu tiên cây mắc ca của bản cho bói quả nên năng suất chưa được cao. Vụ năm nay, cả bản thu được 1,2 tấn hạt, bán cho Công ty cổ phần Liên Việt Sơn La, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, với giá khoảng 80 nghìn đồng/kg (đã xát vỏ), thu được gần 100 triệu đồng.

Ông Lường Văn Hoạch, bản Co Cại, xã Mường É, phấn khởi: Gia đình tôi trồng được 2 ha cây mắc ca từ năm 2018. Gia đình tôi cũng như nhiều hộ dân khác trong bản được Công ty TNHH MTV Sơn Mai, (thành phố Sơn La) hỗ trợ giống, phân bón vi sinh, kỹ thuật trồng, chăm sóc, cắt tỉa, thu hoạch. Vụ năm nay, gia đình thu được hơn 1 tạ hạt, thu về gần 10 triệu đồng. So với các loại cây trồng khác, cây mắc ca hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với những kết quả bước đầu, dự kiến, thời gian tới gia đình tôi sẽ trồng thêm 2 ha cây mắc ca nữa.

Tạo môi trường thuận lợi, mở rộng diện tích trồng cây mắc ca

Mắc ca được xác định là cây lâm nghiệp đa mục tiêu phủ xanh, đất trống đồi trọc và kỳ vọng tạo đột phá sinh kế cho đồng bào vùng cao, biên giới của tỉnh. Hiện thực hóa mục tiêu này, tỉnh Sơn La đã và đang triển khai các giải pháp khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân để mở rộng diện tích trồng mắc ca.

Mắc ca tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng cao tỉnh Sơn La

Là một trong những đơn vị tiên phong trồng cây mắc ca của tỉnh, năm 2018, Công ty cổ phần Liên Việt Sơn La đầu tư trồng thí điểm 63 ha mắc ca trên địa bàn xã Mường Chiên huyện Quỳnh Nhai. Giống mắc ca được lựa chọn trồng, gồm: QN1, A38, 800, 246, 849, 816, 842. Đến nay, 1.000 cây mắc ca đã cho bói quả. Hiện, Công ty tạo việc làm ổn định cho 10 lao động địa phương, với thu nhập từ 6 - 8,5 triệu đồng/tháng/người; khoảng 30 lao động thời vụ, thu nhập khoảng 5 triệu đồng/người/tháng.

Bên cạnh việc tạo công ăn việc làm cho người dân, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La còn hỗ trợ giống, phân bón vi sinh, kỹ thuật trồng, chăm sóc, cắt tỉa, thu hoạch… Ông Dương Văn Đạt, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Liên Việt Sơn La cho biết, Công ty thường xuyên cử cán bộ đến từng vườn để hướng dẫn nông dân về quy trình sản xuất sạch và đặt vấn đề bao tiêu sản phẩm giúp người dân trồng cây mắc ca trên đại bàn tỉnh Sơn La yên tâm sản xuất.Từ những ưu việt của mắc ca so với một số loại cây trồng khác, trong những năm tới, tỉnh Sơn La có kế hoạch mở rộng đầu tư phát triển hình thành vùng chuyên canh cây mắc ca gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Mục tiêu cụ thể là phấn đấu đến năm 2025, tỉnh Sơn La sẽ trồng đạt khoảng 10.000 ha cây mắc ca.

Là cây lâm nghiệp, đồng thời là cây đa mục đích, cây mắc ca có tiềm năng sinh trưởng tốt, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cao. Cây mắc ca có thể phát triển tập trung quy mô hàng hóa, vừa có thể trồng thành rừng phòng hộ đầu nguồn, góp phần nâng tỉ lệ che phủ của rừng, bảo vệ môi trường sinh thái. Đặc biệt là ở các vùng vùng biên giới, vùng sâu, cây mắc ca góp phần nâng cao đời sống, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho đồng bào tỉnh Sơn La.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: cây mắc ca

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024

Tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố