Siemens Energy theo đuổi mục tiêu và cam kết:

Cấp điện cho xã hội, thúc đẩy tăng trưởng thành công và bền vững

TS. Phạm Quang Vinh – Giám đốc điều hành Công ty TNHH Siemens Energy tại Việt Nam – trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Công Thương.

Quyết định tách mảng năng lượng của Tập đoàn Siemens AG trở thành Siemens Energy vào ngày 9/7/2020 sẽ mở đường cho một công ty độc lập tập trung mạnh mẽ vào lĩnh vực năng lượng. Ông có thể chia sẻ thêm về sự thay đổi quan trọng này?

4050-drvinhpq-4

- Ngày 9/7 vừa qua được coi là thời điểm quan trọng trong lịch sử hoạt động 172 năm của Siemens AG. Đó là ngày chúng tôi đưa ra tầm nhìn cũng như bước tiếp để hướng tới một thế giới bền vững hơn - ngày ra mắt công ty mới và độc lập mang tên Siemens Energy.

Sau khi tách riêng, Siemens Energy có thể tham gia trực tiếp vào thị trường vốn và với tư cách là một công ty độc lập được niêm yết sẽ tập trung hoàn thiện thế mạnh của mình trong môi trường cạnh tranh.

Là một đơn vị dẫn đầu trên toàn cầu về sản phẩm, giải pháp và dịch vụ trong lĩnh vực sản xuất và truyền tải năng lượng, Siemens Energy sẽ giúp khách hàng trên toàn thế giới thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng của quá trình chuyển đổi năng lượng bảo đảm lợi ích kinh tế và xã hội.

Siemens Energy trở thành công ty độc lập tại thời điểm diễn ra những thay đổi lớn. Những khái niệm thông dụng như biến đổi khí hậu, quá trình phân tán các nguồn phát, số hóa và vi rút corona đặt ra những thách thức chưa từng có cho nhân loại. Đồng thời, các hệ thống năng lượng trên thế giới đang trải qua những thay đổi căn bản, đó là cân bằng giữa nhiên liệu hóa thạch và năng lượng tái tạo đang dịch chuyển. Bên cạnh đó, khoảng 850 triệu người vẫn sống không có điện. Theo các nghiên cứu, nhu cầu năng lượng toàn cầu thậm chí có thể tăng khoảng 25% vào năm 2040.

Siemens Energy sẽ đưa ra đáp án cho câu hỏi làm thế nào chúng ta có thể vừa đáp ứng được nhu cầu năng lượng gia tăng trên thế giới vừa bảo vệ khí hậu và thực hiện nhiệm vụ đó một cách hợp lý về mặt kinh tế. Chúng tôi đang theo đuổi một mục tiêu, cũng là cam kết: Cấp điện cho xã hội trên thế giới, từ đó thúc đẩy tăng trưởng thành công và bền vững.

Vậy sự thay đổi này có gây ra tác động nào đến hoạt động kinh doanh của công ty và khách hàng tại Việt Nam không, thưa ông?

Tập đoàn Siemens AG giữ vững cam kết với lĩnh vực năng lượng và với việc phục vụ khách hàng của chúng tôi, bao gồm tôn trọng tất cả các bảo lãnh và cam kết tài chính hiện có cùng với việc tiếp tục trợ giúp trên cơ sở thị trường trong tương lai.

Tại Việt Nam, chúng tôi chính thức trở thành Công ty TNHH Siemens Energy đầu tháng 3/2020 và đang hoạt động kinh doanh như thường lệ. Chúng tôi tiếp tục trợ giúp một cách tốt nhất cho khách hàng Việt Nam và duy trì cam kết thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành năng lượng, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất và truyền tải điện.

Ông có thể chia sẻ một số chiến lược chính mà Siemens Energy sẽ triển khai trong thời gian tới?

Thấu hiểu nhu cầu của khách hàng và tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu đó là sứ mệnh chính của chúng tôi. Toàn bộ danh mục sản phẩm của chúng tôi, nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng. Để làm được điều đó, chúng tôi cần hiểu rõ điều gì là quan trọng đối với khách hàng, họ đưa ra quyết định như thế nào và nắm chính xác những gì họ cần.

Thông qua việc đối thoại tích cực và kết nối đúng người của cả hai bên, chúng tôi tập hợp được những thế mạnh của đôi bên và cùng đóng vai trò là đối tác bình đẳng trong một hệ sinh thái chung.

Công nghệ và mô hình kinh doanh mang tính sáng tạo cũng như dịch vụ thông minh là điều kiện tiên quyết để thành công. Đó là lý do chúng tôi tập trung tất cả hoạt động vào việc chuyển đổi các hệ thống năng lượng. Bằng các công nghệ của mình, chúng tôi đang đáp ứng các xu thế toàn cầu trong ngành năng lượng: số hóa, sự phân tán các nguồn phát và giảm phát thải cacbon. Chúng tôi đang tập trung để quản lý tốt nhất việc chuyển đổi các hệ thống năng lượng song song với việc làm cho chúng trở nên bền bỉ và tin cậy nhất có thể.

Chúng tôi đưa những ưu tiên chiến lược này vào hành động một cách có hệ thống và mong trở thành công ty công nghệ năng lượng toàn cầu mang lại nhiều giá trị tốt nhất và là đối tác đáng tin cậy cho khách hàng. Để đạt được điều này, chúng tôi sẽ dựa vào thế mạnh của mình và phát triển Siemens Energy thành một công ty cung cấp sản phẩm là dịch vụ, sử dụng nguồn quỹ ổn định thu được từ kinh doanh dịch vụ để phát triển hơn nữa công nghệ của chúng tôi. Đồng thời, chúng tôi sẽ thay đổi cơ cấu, quy trình và mô hình hoạt động để tập trung hướng đến khách hàng, nhằm đạt hiệu quả cao.

Với cương vị là Giám đốc điều hành của Công ty TNHH Siemens Energy ở Việt Nam, ông có thể cho biết các kế hoạch sắp tới tại thị trường Việt Nam?

- Tại Việt Nam, tính đến cuối năm 2019, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống đạt 54.880MW trong đó các tua-bin khí lớn của Siemens đã đóng góp gần 9% tổng sản lượng điện của đất nước với mức khả dụng cao hơn 95%. Siemens là nhà cung cấp, xây dựng và bảo trì các nhà máy nhiệt điện tua bin khí hiệu quả cao và thân thiện với môi trường nhất tại Việt Nam như nhà máy điện chu trình kết hợp (CTKH) Phú Mỹ 3 với công suất 740MW, nhà máy CTKH Cà Mau 1&2 với tổng công suất 1,500MW và nhà máy CTKH Nhơn Trạch 2 với công suất 750MW.

Siemens cũng là một nhà cung cấp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực truyền tải và phân phối điện. Hàng trăm trạm 110kV và 220kV cùng hàng chục trạm 500kV được trang bị các sản phẩm trung cao thế và hệ thống điều khiển máy tính cùng thiết bị rơ le bảo vệ của Siemens; đặc biệt là các máy biến áp lực 500kV. Những thiết bị thế hệ mới có gắn cảm biến giám sát trực tuyến giúp quản lý chặt chẽ được chất lượng các loại khí, dầu, cách điện của thiết bị ở bất cứ thời điểm nào, từ đó giúp cho hệ thống làm việc an toàn và tin cậy cũng như tăng tuổi thọ vận hành cho thiết bị. Siemens đã cung cấp nhiều trạm cao áp kín cách điện khí SF6 (GIS) đặt trong nhà cho thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh và cũng là nhà chế tạo hàng đầu đưa công nghệ mới cách điện dầu sạch, dập hồ quang bằng chân không thay thế dần SF6 để đảm bảo yêu cầu ngày càng cao về an toàn cho con người và thân thiện với môi trường. Đối với hệ thống điện truyền tải cao áp với đường dây rất dài như ở Việt nam, Siemens còn có những giải pháp truyền tải điện xoay chiều linh hoạt (FACT) hay giải pháp truyền tải điện một chiều cao áp (HVDC) nhằm tăng công suất truyền tải cũng như tăng độ tin cậy, giảm tổn thất và tăng hiệu quả truyền tải điện năng.

Siemens Energy theo đuổi mục tiêu và cam kết:  Cấp điện cho xã hội, thúc đẩy tăng trưởng thành công và bền vững
Tua bin khí thế hệ HL

Thời gian tới, chúng tôi muốn giới thiệu tuabin khí SGT-9000HL vào thị trường Việt Nam. Đây là tuabin khí thế hệ mới nhất với thiết kế tiên tiến phát triển trên nền đã kiểm chứng của thế hệ tuabin H và F. Trong chế độ chu trình kết hợp, nó có thể đạt được hiệu suất tinh 63%, giúp cho việc sử dụng nhiên liệu khí và đặc biệt là khí hóa lỏng (LNG) hiệu quả hơn và góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính.

Một nhà máy điện chu trình kết hợp sử dụng SGT-9000HL với cấu hình đa trục, máy phát tua bin khí và máy phát tua bin hơi nằm riêng trên các trục khác nhau sẽ đảm bảo cho nhà máy hoạt động linh hoạt, với độ tin cậy cao và thuận tiện trong việc bảo trì cũng như góp phần ổn định lưới điện một cách tốt hơn đặc biệt trong lưới điện Việt Nam.

Xin cảm ơn ông!

Siemens Energy sẵn sàng đóng góp cho tương lai của ngành năng lượng bằng cách biến những điều có ý nghĩa thành hiện thực. Đó là những gì chúng tôi theo đuổi, cũng là những gì chúng tôi muốn nhấn mạnh khi có thể tự hào nói rằng: Chúng tôi là Siemens Energy.
Hương Thu (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương lấy ý kiến về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG

Bộ Công Thương lấy ý kiến về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG

Bộ Công Thương đã hoàn thành dự thảo Nghị định quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG để lấy ý kiến rộng rãi.
Thanh Hóa: Quyết tâm đưa dự án đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng tiến độ

Thanh Hóa: Quyết tâm đưa dự án đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng tiến độ

Tỉnh Thanh Hóa đang nỗ lực triển khai dự án đường dây 500kV mạch 3 và quyết tâm bàn giao dự án vào ngày 30/6/2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Lai Châu: Diễn tập phòng, chống thiên tai, chủ động xử lý tình huống sự cố lưới điện

Lai Châu: Diễn tập phòng, chống thiên tai, chủ động xử lý tình huống sự cố lưới điện

Sáng nay (20/4), tại huyện Mường Tè, Công ty Điện lực Lai Châu tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai, cứu nạn, xử lý sự cố lưới điện và an toàn lao động...
Phát động Giải báo chí tuyên truyền về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Phát động Giải báo chí tuyên truyền về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Lễ Phát động Giải Báo chí toàn quốc tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024 sẽ diễn ra tại trụ sở Bộ Công Thương (Hà Nội) vào sáng 22/4.
Doanh nghiệp mong muốn tỉnh Lâm Đồng sớm xem xét cho chuyển nhượng dự án nhà máy thuỷ điện

Doanh nghiệp mong muốn tỉnh Lâm Đồng sớm xem xét cho chuyển nhượng dự án nhà máy thuỷ điện

Công ty TNHH Thuỷ điện Cam Ly mong muốn Lâm Đồng sớm xem xét, chấp thuận cho nhận chuyển nhượng lại dự án Thuỷ điện Cam Ly để triển khai dự án đúng tiến độ.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu về sản xuất và sử dụng năng lượng điện gió

Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu về sản xuất và sử dụng năng lượng điện gió

Theo tổ chức nghiên cứu năng lượng Ember, các trang trại điện gió của Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu khi đã sản xuất hơn 100 terawatt giờ điện trong tháng 3.
Liệu giá dầu thế giới có tiếp tục xô đổ kỷ lục trong những ngày tới?

Liệu giá dầu thế giới có tiếp tục xô đổ kỷ lục trong những ngày tới?

Các chuyên gia dự báo OPEC và chính phủ các nước sẽ cố giữ giá dầu ở quanh mức 90 USD/thùng trong năm nay, nếu căng thẳng Iran - Israel hạ nhiệt.
PC Thanh Hóa cấp điện an toàn, liên tục phục vụ Lễ hội Mai An Tiêm năm 2024

PC Thanh Hóa cấp điện an toàn, liên tục phục vụ Lễ hội Mai An Tiêm năm 2024

Trong 2 ngày 18 và 19/4, Điện lực Nga Sơn thuộc PC Thanh Hóa đã cấp điện an toàn, ổn định phục vụ Lễ hội Mai An Tiêm năm 2024.
Dấu ấn 20 năm thực thi Luật Điện lực - Bài 2: Vai trò và thành quả ngành điện

Dấu ấn 20 năm thực thi Luật Điện lực - Bài 2: Vai trò và thành quả ngành điện

Luật Điên lực 2004 và 2 lần sửa đổi đã tạo khuôn khổ pháp lý để ngành điện Việt Nam phát triển mạnh mẽ, vươn lên tóp đầu khu vực.
Đường dây 500kV mạch 3 hoàn thành đúc móng gần 65% vị trí cột

Đường dây 500kV mạch 3 hoàn thành đúc móng gần 65% vị trí cột

Theo Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, đường dây 500kV mạch 3 hoàn thành đúc móng được 663/1.177 vị trí cột, công tác dựng côt tiến hành khẩn trương.
EVN tập trung đầu tư các công trình trọng điểm đảm bảo cung ứng điện

EVN tập trung đầu tư các công trình trọng điểm đảm bảo cung ứng điện

EVN vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị thành viên tập trung đầu tư các công trình trọng điểm đảm bảo cung ứng điện năm 2024 và các năm tiếp theo.
Làm rõ hơn về 2 chính sách trong cơ chế mua bán điện trực tiếp

Làm rõ hơn về 2 chính sách trong cơ chế mua bán điện trực tiếp

Đối với cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA), khách hàng có thể mua trực tiếp điện từ đơn vị sản xuất thông qua lưới điện quốc gia hoặc đường dây riêng.
EU ủng hộ Ukraine tăng cường nhập khẩu điện; giá năng lượng giúp kinh tế Mỹ phát triển tốt hơn châu Âu

EU ủng hộ Ukraine tăng cường nhập khẩu điện; giá năng lượng giúp kinh tế Mỹ phát triển tốt hơn châu Âu

Liên minh châu Âu (EU) ủng hộ đề xuất của Ukraine về việc tăng công suất nhập khẩu điện từ Mạng lưới vận hành hệ thống truyền tải điện châu Âu (ENTSO-E).
Đảm bảo cung ứng điện mùa khô cho khu vực phía Nam: Bài 2-Chung tay sử dụng điện tiết kiệm

Đảm bảo cung ứng điện mùa khô cho khu vực phía Nam: Bài 2-Chung tay sử dụng điện tiết kiệm

Tình hình nắng nóng ngày càng phức tạp, nhất là ở miền Nam, cùng với các giải pháp đảm bảo cấp điện, công tác tiết kiệm điện đang được quyết liệt triển khai.
Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo và thị trường điện cạnh tranh

Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo và thị trường điện cạnh tranh

Việc xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp sẽ góp phần thúc đẩy thu hút đầu tư vào năng lượng tái tạo và thực hiện lộ trình thị trường điện cạnh tranh.
Ấn Độ giảm nhập khẩu dầu; Nga vẫn bơm khí đốt sang châu Âu

Ấn Độ giảm nhập khẩu dầu; Nga vẫn bơm khí đốt sang châu Âu

Theo Bộ Dầu mỏ và Khí đốt Ấn Độ, sau thời gian ồ ạt mua dầu giá rẻ từ nước ngoài, gần đây nước này đã bắt đầu giảm nhập khẩu dầu.
Đảm bảo cung ứng điện mùa khô cho khu vực phía Nam: Bài 1-Chủ động ứng phó nguy cơ thiếu điện

Đảm bảo cung ứng điện mùa khô cho khu vực phía Nam: Bài 1-Chủ động ứng phó nguy cơ thiếu điện

Dự báo năm 2024 có khả năng xảy ra khô hạn kéo dài trong các tháng mùa khô tại miền Nam, ngành điện đã và đang quyết liệt triển khai phương án đảm bảo cấp điện.
NPTS chủ động phối hợp với các PTC đảm bảo cấp điện cho mùa khô năm 2024

NPTS chủ động phối hợp với các PTC đảm bảo cấp điện cho mùa khô năm 2024

Nhằm đảm bảo cấp điện trong mùa khô 2024, NPTS đã chủ động phối hợp với các PTC để thực hiện thí nghiệm định kỳ, xử lý khiếm khuyết trên lưới truyền tải.
Lâm Đồng: Nhanh chóng gỡ khó cho dự án Thuỷ điện Cam Ly

Lâm Đồng: Nhanh chóng gỡ khó cho dự án Thuỷ điện Cam Ly

Ngay sau khi nhận được kiến nghị của chủ đầu tư dự án Nhà máy Thủy điện Cam Ly tại TP. Đà Lạt, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã vào cuộc chỉ đạo gỡ khó.
Ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác thúc đẩy phát triển thị trường điện cạnh tranh với Australia

Ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác thúc đẩy phát triển thị trường điện cạnh tranh với Australia

Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam vừa ký biên bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy phát triển thị trường điện cạnh tranh.
Đường dây 220kV Nậm Sum- Nông Cống có kịp về đích khi còn vướng mắc?

Đường dây 220kV Nậm Sum- Nông Cống có kịp về đích khi còn vướng mắc?

Chỉ còn 1 tháng rưỡi nữa là đường dây 220kV Nậm Sum- Nông Cống phải hoàn thành đóng điện nhưng hiện vẫn còn nhiều vướng mắc giải phóng mặt bằng.
Dấu ấn 20 năm thực thi Luật Điện lực - Bài 1: Những nỗ lực của Bộ Công Thương

Dấu ấn 20 năm thực thi Luật Điện lực - Bài 1: Những nỗ lực của Bộ Công Thương

Sau 20 năm thực thi Luật Điện lực, hệ thống điện Việt Nam đã phát triển vững chắc. Thành quả này có đóng góp quan trọng của Bộ Công Thương.
Bộ Công Thương hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí để báo cáo Chính phủ

Bộ Công Thương hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí để báo cáo Chính phủ

Nhằm triển khai thực hiện Quy hoạch điện VIII, trong đó có điện khí, Bộ Công Thương hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí để báo cáo Chính phủ.
Hà Giang: Sẵn sàng đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định mùa mưa bão

Hà Giang: Sẵn sàng đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định mùa mưa bão

Nhằm đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định trong mùa mưa bão năm 2024, hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa, phương án ứng phó sự cố đã được PC Hà Giang hoàn tất.
Hoa Kỳ thúc đẩy đầu tư vào năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam

Hoa Kỳ thúc đẩy đầu tư vào năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tại Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động