Chủ nhật 29/12/2024 06:35

Cảnh báo giả mạo website nạp tiền để trục lợi

Một số website được lập ra, giả danh nghĩa của một đơn vị cung cấp các dịch vụ Viễn thông nhằm chiếm đoạt thông tin cá nhân lẫn tài sản của người dùng.

Giả mạo website để lừa đảo

Giả danh website nhà mạng để lừa đảo

Trong thời gian qua, theo thông tin từ Trung tâm Chăm sóc Khách hàng của FPT Telecom cho biết, họ nhận được nhiều thông tin phản hồi từ khách hàng về việc lừa đảo tại các địa chỉ website http://napcuocvienthong.com và http://napcuocvienthong24h.com.

Hai website này giả mạo đã dùng hình thức sử dụng logo, hình ảnh, tên công ty nhằm kêu gọi khách hàng thanh toán cước viễn thông, nạp thẻ cào điện thoại… thông qua các trang web này. Trong đó, rất nhiều người sử dụng trang facebook cá nhân đã bị mất tài khoản, và sau đó từ tài khoản này, kẻ lừa đảo mượn tên người dùng để kêu gọi những người dùng khác trong danh sách bạn bè, sử dụng các trang web trên để nạp tiền, thanh toán cước…

FPT Telecom khuyến cáo người dùng đây là hai website giả mạo, hành vi này hiện đang có chiều hướng diễn biến càng xấu, phức tạp và có chủ ý. Đơn vị này sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng, có thẩm quyền phát hiện và xử lý những cá nhân lợi dụng lập website giả mạo với dụng ý xấu, trục lợi cá nhân theo đúng các quy định của pháp luật.

Xác minh thông tin trước khi thanh toán và đăng nhập

Việc đăng nhập và thanh toán vào các website không uy tín, giả mạo sẽ gây tổn thất lớn cho người tiêu dùng.

Theo ông Ngô Trần Vũ, Giám đốc điều hành NTS Security - nhà phân phối sản phẩm Kaspersky Lab tại Việt Nam cho biết, việc giả mạo website hiện nay diễn biến phức tạp và khó lường nhưng người dùng cần nắm rõ các nguyên tắc sau, giúp việc thanh toán online an toàn: “Khách hàng giao dịch chuyển tiền phải lưu ý liên hệ website chính hãng để xác minh đúng địa chỉ rồi hãy thực hiện việc chuyển khoản. Thứ hai chỉ chuyển khoản vào tài khoản mang tên công ty, không nên chuyển khoản cho các tài khoản cá nhân. Không nên chạy theo các khuyến mãi hấp dẫn mà quên đi bước kiểm tra thông tin nguồn gốc của website. Nếu có thể, hãy sử dụng một phần mềm diệt virus có tính năng Internet Security nhầm đảm bảo việc giao dịch an toàn và chống các website giả mạo.”

Do đó, người dùng cần chú ý, không đăng nhập bắt cứ thông tin tài khoản và thanh toán cước viễn thông trên bất cứ website không rõ nguồn gốc. Hãy xác minh thông tin công ty bằng cách liên hệ trực tiếp với tổng đài viên của đơn vị cung cấp viễn thông đó, xác định đúng thông tin rồi hãy thực hiện các bước giao dịch khác.

Theo Dân trí

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tiếp tục quản lý chặt hoạt động bán hàng đa cấp

Bộ Công Thương nỗ lực đàm phán cạnh tranh trong các FTA

Doanh nghiệp Việt cần nâng cao nhận thức về hành vi hạn chế cạnh tranh

Vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, 3 doanh nghiệp bảo hiểm bị phạt 315 triệu đồng

Giám sát chương trình triệu hồi hơn 40 xe Honda Gold Wing GL1800 lỗi kỹ thuật

Audi Việt Nam triệu hồi 316 xe Audi Q5 vì lỗi túi khí trên vô lăng

Tích cực tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh để môi trường cạnh tranh công bằng

3 doanh nghiệp điện tử bị xử phạt 600 triệu đồng vì quảng cáo ‘lố’

Đa cấp Sen Việt Group chấm dứt hoạt động, rút tiền ký quỹ

Tăng trách nhiệm của sàn thương mại điện tử trong ngăn chặn hàng giả, hàng lậu

Giám sát chương trình triệu hồi gần 2.700 xe Honda CR-V e:HEV RS để thay thế bơm nhiên liệu cao áp

Bột ngọt Meizan từng bước khẳng định vị thế trên thị trường

Người tiêu dùng Việt sẽ tăng chi tiêu trong năm 2025?

Temu đối mặt với cuộc điều tra thứ hai của EU vì vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng

Cục An toàn thông tin: Người dân thận trọng xác minh website thương mại điện tử trước khi thanh toán

Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Honda Việt Nam triệu hồi hơn 11.000 xe CR-V, CIVIC, CIVIC Type-R vì lỗi hệ thống lái

Home Credit mở rộng Home PayLater trên siêu ứng dụng BE, người dùng có thêm phương thức “Mua trước, trả sau”

WinCommerce đã có lãi ròng sau thuế dương trong quý 3 năm 2024