Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang: Tránh "bỏ trứng vào một giỏ"

Doanh nghiệp có thể tìm kiếm cơ hội “lấp chỗ trống” khi xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ giảm và lấp chỗ trống ở thị trường Trung Quốc với những mặt hàng xuất khẩu của Mỹ bị đánh thuế mạnh. Nhưng tuyệt đối không được “bỏ trứng vào một rổ”, phải tận dụng tối đa các lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã đạt được, để giảm bớt thách thức đối với thương mại Việt Nam.

Đó là nhận định của tiến sĩ Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương khi nói về cơ hội và thách thức của Việt Nam trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

“Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là cơ hội hay thách thức với Việt Nam? Câu trả lời là cả cơ hội và thách thức. Nhưng thách thức sẽ lớn hơn. Thậm chí, tôi nhìn thấy có rất ít cơ hội cho Việt Nam từ cuộc chiến thương mại này”, tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói.

cang thang thuong mai my trung leo thang tranh bo trung vao mot gio
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu không nên "bỏ trứng vào một rổ" tránh bị phụ thuộc

Theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh, một số người nhận định rằng, Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung do Mỹ đánh thuế nhập khẩu cao với nhiều mặt hàng của Trung Quốc, mà những mặt hàng đó là thế mạnh của Việt Nam thì đây là cơ hội để Việt Nam chiếm lĩnh thị phần. Điều đó không sai, nhưng chưa đủ. Điểm nhấn giúp Tổng thống Donald Trump trúng cử Tổng thống Mỹ chính là chính sách “Nước Mỹ trên hết”. Nhìn từ những hành động, chính sách đối ngoại của ông Trump trong nhiệm kỳ vừa qua cho thấy ông đang cương quyết theo đuổi chính sách này, đơn cử như việc rút khỏi TPP ngay khi vừa đắc cử Tổng thống. Theo đó, ông Trump muốn có “công bằng thương mại với nước Mỹ”, thay vì tham gia các FTA đa phương, thì ông Trump lại theo đuổi các FTA song phương. Trong đó, Mỹ muốn cân bằng lại cán cân thương mại giữa xuất khẩu – nhập khẩu. Trong khi đó, Việt Nam nằm trong Top 5 quốc gia mà Mỹ có thâm hụt thương mại lớn nhất thế giới (gần 35 tỷ USD năm 2018).

Bên cạnh đó là những thách thức hiện hữu của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đè lên kinh tế thế giới. Năm 2018 và đầu năm 2019, kinh tế thế giới chứng kiến và chịu tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương mại giữa các nền kinh tế phát triển như Mỹ - Trung, Nhật – Hàn, Pháp – Mỹ, sự bế tắc để đạt thỏa thuận chung giữa Anh và EU. Trong đó, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung được xác định là cuộc đấu chiến toàn diện và lâu dài. Hệ lụy nhìn thấy được là tốc độ tăng trưởng kinh tế và thương mại thế giới giảm mạnh. Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đều đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng của kinh tế thế giới trong năm nay.

Nằm trong bức tranh kinh tế thế giới, Việt Nam là quốc gia chịu tác động mạnh của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Trong bối cảnh 2 quốc gia Mỹ - Trung áp thuế lẫn nhau, quy định về hàng hóa “made in Viet Nam” chưa rõ ràng, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ trở thành quốc gia thứ 3 để xuất khẩu hàng hóa giữa 2 quốc gia này để tránh bị áp thuế thương mại.

Về trung hạn, Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI chuyển dịch khỏi Trung Quốc. Những tháng đầu năm 2019 chứng kiến làn sóng FDI ồ ạt của doanh nghiệp Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kong) vào Việt Nam với 437 dự án được cấp mới với tổng vốn đầu tư 3,15 tỷ USD. Thách thức đặt ra sẽ là Việt Nam rất có thể trở thành nơi “tập kết” hàng hóa Trung Quốc để xuất sang các quốc gia khác. Việt Nam là quốc gia có nhiều FTA có độ mở lớn mà mất rất nhiều thời gian và công sức mới có thể đàm phán và đạt được, nếu doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị không tốt, không tận dụng được cơ hội thì kết quả mang lại là các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam sẽ là người được hưởng lợi.

Khó khăn với thương mại Việt Nam không dừng lại ở đó, để đối phó với các biện pháp áp thuế của Mỹ, Trung Quốc đã phá giá đồng nhân dân tệ, điều này đồng nghĩa với việc giá chênh lệch giữa đồng tiền Việt Nam và đồng nhân dân tệ càng tăng, và hàng hóa Việt Nam tự nhiên sẽ “đắt” hơn hàng Trung Quốc.

Bên cạnh đó, việc Trung Quốc bị hạn chế xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, lẽ tất nhiên các doanh nghiệp xuất khẩu của quốc gia này sẽ chuyển hướng đi các quốc gia khác, trong đó có thị trường Việt Nam. Điều này sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước khi trên thực tế năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam còn khá yếu.

cang thang thuong mai my trung leo thang tranh bo trung vao mot gio
Doanh nghiệp Việt Nam phải cố gắng tận dụng tốt hơn nữa những cơ hội từ các FTA

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh khuyến nghị, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thể tìm kiếm cơ hội “lấp chỗ trống” khi xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ giảm sút đối với các mặt hàng thế mạnh như dệt may, da giày, đồ gỗ, thủy sản…. và lấp chỗ trống ở thị trường Trung Quốc với những mặt hàng xuất khẩu của Mỹ bị đánh thuế mạnh như các loại thịt, tôm… Nhưng tuyệt đối, không được “bỏ trứng vào một rổ”, phải tận dụng tối đa các lợi thế của các FTA đã đạt được như CPTPP, EVFTA để đề phòng rủi ro tăng lên trong giao dịch. Doanh nghiệp xuất khẩu cũng phải đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật về nông, lâm, thủy sản, nguồn gốc xuất xứ… nâng cao tỷ lệ gia tăng của sản phẩm, giảm bớt “xuất khẩu hộ” nước khác…. Riêng đối với các doanh nghiệp trong nước phải thay đổi về công nghệ sản xuất, quản lý để chuẩn hóa sản xuất, sản phẩm để giữ chân được người tiêu dùng trước sức ép ngày càng lớn từ hàng hóa các quốc gia được hưởng ưu đãi từ các FTA với Việt Nam cũng như hàng hóa Trung Quốc tràn vào.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Gia tăng lô sầu riêng xuất khẩu bị cảnh báo: 4 nguyên nhân chính

Gia tăng lô sầu riêng xuất khẩu bị cảnh báo: 4 nguyên nhân chính

Trước tình trạng các lô sầu riêng xuất khẩu bị gia tăng cảnh báo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã điểm tên 4 nguyên nhân chính.
Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam

Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam

Tháng 4/2024, Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam với 1.033 tấn, chiếm 69,8% tỷ trọng và tăng đến 60% so với tháng trước.
Giá cà phê xuất khẩu tăng trở lại do thời tiết không thuận lợi

Giá cà phê xuất khẩu tăng trở lại do thời tiết không thuận lợi

Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng, do những thông tin về thời tiết tại Brazil vẫn chưa được cải thiện trong thời gian chuẩn bị thu hoạch cà phê Arabica.
Sản xuất phục hồi, nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh

Sản xuất phục hồi, nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh

Sản xuất phục hồi là lực kéo quan trọng giúp kim ngạch nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu hàng hóa từ nhiều thị trường chủ lực tăng mạnh.
Lô yến sào đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Pháp

Lô yến sào đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Pháp

Đạt chuẩn chất lượng kiểm định nghiêm ngặt của thị trường châu Âu, lô yến sào đầu tiên của Việt Nam đã được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Pháp.

Tin cùng chuyên mục

Tăng mạnh về lượng, xuất khẩu cá tra sang Brazil thu về gần 28 triệu USD

Tăng mạnh về lượng, xuất khẩu cá tra sang Brazil thu về gần 28 triệu USD

Mặc dù giá giảm nhưng lại được bù đắp bởi khối lượng tăng mạnh đã giúp xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil thu về gần 28 triệu USD trong quý I/2024.
4 tháng, xuất khẩu quế thu về 65,2 triệu USD

4 tháng, xuất khẩu quế thu về 65,2 triệu USD

4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu được 22.352 tấn quế, trị giá 65,2 triệu USD, giảm 9,4% về lượng và giảm 11% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Mì ăn liền sẽ được loại bỏ khỏi danh sách bị kiểm tra tần suất khi xuất khẩu sang EU

Mì ăn liền sẽ được loại bỏ khỏi danh sách bị kiểm tra tần suất khi xuất khẩu sang EU

Trong khi mì ăn liền sẽ được loại bỏ khỏi danh sách bị kiểm tra tần suất xuất khẩu sang EU, thì thanh long và đậu bắp đối diện với nguy cơ tạm dừng nhập khẩu.
Giá cà phê xuất khẩu biến động, cà phê Arabica ngược chiều tăng

Giá cà phê xuất khẩu biến động, cà phê Arabica ngược chiều tăng

Giá cà phê Robusta tiếp tục giảm mạnh sau phiên nghỉ đầu tuần. Cà phê Arabica hồi phục một phần nguyên nhân do giới đầu cơ điều chỉnh, vì bán mạnh trước đó.
Tiết giảm chi phí, doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng lợi thế từ các thị trường gần

Tiết giảm chi phí, doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng lợi thế từ các thị trường gần

Với lợi thế về địa lý, các thị trường gần như Trung Quốc, ASEAN đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong chiến lược kinh doanh của mình để tiết giảm chi phí.
Xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng

Xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng nông sản, công nghiệp chế biến chế tạo, nhiên liệu khoáng sản.
Xuất khẩu hạt điều lấy lại đà tăng trưởng trong quý II/2024

Xuất khẩu hạt điều lấy lại đà tăng trưởng trong quý II/2024

Cục Xuất nhập khẩu kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu hạt điều năm 2024 sẽ lấy lại mốc kỷ lục của năm 2021 và hướng tới mức kỷ lục mới 3,8 tỷ USD.
4 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 124.740 tỷ đồng

4 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 124.740 tỷ đồng

Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, từ ngày 1/1/2024 đến ngày 30/4/2024, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 124.740 tỷ đồng.
Trợ lực cho doanh nghiệp, không chỉ từ công cụ giảm thuế VAT

Trợ lực cho doanh nghiệp, không chỉ từ công cụ giảm thuế VAT

Giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho doanh nghiệp là việc rất tốt, tuy nhiên, cần cân đối giữa việc hỗ trợ và đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước.
Đầu tư sản phẩm chế biến, thủy sản Việt Nam nâng sức cạnh tranh

Đầu tư sản phẩm chế biến, thủy sản Việt Nam nâng sức cạnh tranh

Nhờ đầu tư sản phẩm chế biến sâu, thủy sản Việt Nam vẫn đứng vững, thậm chí chiếm thị phần lớn tại nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể sẽ tăng từ quý II

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể sẽ tăng từ quý II

Giá xuất khẩu cà phê trong tháng 4/2024 đạt mức 3.791 USD/tấn, tăng 55,4% so với cùng kỳ. Dự báo, xuất khẩu cà phê trong những tháng còn lại của quý II sẽ tăng.
Tháng 4/2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ tăng cao nhất trong 4 năm trở lại đây

Tháng 4/2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ tăng cao nhất trong 4 năm trở lại đây

Xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ trong tháng 4/2024 đạt 7.514 tấn, đây cũng là tháng có lượng xuất khẩu hồ tiêu cao nhất tính từ tháng 6/2021 (8.078 tấn).
Lượng thịt heo nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong quý I/2024

Lượng thịt heo nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong quý I/2024

Quý I/2024, Trung Quốc nhập khẩu 253,13 nghìn tấn thịt heo, với trị giá 497,06 triệu USD, giảm 52,1% về lượng và giảm 62% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục lao dốc, cà phê Arabica giảm về mức thấp nhất 1 tháng

Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục lao dốc, cà phê Arabica giảm về mức thấp nhất 1 tháng

Giá cà phê tại thị trường trong nước tiếp tục giảm. Giá Robusta lao dốc 14,7% đứt chuỗi 9 tuần liên tiếp. Giá Arabica giảm 10,38%, về mức thấp nhất 1 tháng.
Xuất khẩu tuần 29/4-5/5: 3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ USD; xuất siêu nông-lâm-thủy sản tăng 71,5%

Xuất khẩu tuần 29/4-5/5: 3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ USD; xuất siêu nông-lâm-thủy sản tăng 71,5%

3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ USD; xuất siêu nông-lâm -thủy sản tăng 71,5%... là những tin nổi bật trong điểm tin xuất khẩu tuần 29/4-5/5.
Doanh nghiệp ngành sợi đã giảm dần thua lỗ

Doanh nghiệp ngành sợi đã giảm dần thua lỗ

Thị trường khởi sắc cùng sự linh hoạt trong thời điểm quyết định mua bán nguyên liệu bông giúp doanh nghiệp ngành sợi giảm lỗ.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng tích cực

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng tích cực

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 4,8 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Vì sao giá cà phê tiếp tục lao dốc?

Vì sao giá cà phê tiếp tục lao dốc?

Giá cà phê xuất khẩu kéo dài đà giảm mạnh trong tuần này và đạt mức thấp nhất trong 1 tháng. Giá cà phê trong nước rơi tự do trong nhiều phiên liên tiếp.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt 18.377,9 triệu USD

Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt 18.377,9 triệu USD

Cùng với hoạt động xuất nhập khẩu đạt kết quả cao, sản xuất công nghiệp tại Lạng Sơn duy trì đà tăng trưởng do công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng mạnh.
Doanh nghiệp rau quả bước vào “cuộc chiến" gay gắt

Doanh nghiệp rau quả bước vào “cuộc chiến" gay gắt

Tình trạng nắng nóng, ngập mặn tại nhiều địa phương khiến nguồn cung trái cây suy giảm. Hiện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu rau quả không dám nhận đơn hàng mới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động