Thứ hai 23/12/2024 04:11

Cần xây dựng thương hiệu thực phẩm theo tiêu chuẩn đồng nhất

Sáng nay (17/11), tại TP.HCM đã diễn ra Hội nghị quốc tế Công nghiệp thực phẩm Việt Nam. Hội nghị do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức và được sự hỗ trợ từ các đối tác như Euromonitor International và Ngân hàng Công thương Việt Nam.  

Tại hội nghị, các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp (DN) đã cùng nhau thảo luận những vấn đề liên quan đến việc làm sao để sản xuất thực phẩm an toàn, vấn đề nâng cao chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cũng như làm sao để xây dựng thương hiệu cho ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam.

Các chuyên gia, diễn giả chia sẻ kinh nghiệm sản xuất thực phẩm an toàn

Lỡ cơ hội xuất khẩu vì chưa đủ ATVSTP

Đại diện Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam cho biết, thời gian qua cơ hội thâm nhập của nông sản Việt Nam tới thị trường nước ngoài đã bị ảnh hưởng do một số sản phẩm không đạt chuẩn an toàn thực phẩm. Ví dụ, năm 2015, một số sản phẩm thủy sản bị trả về do vượt quá dư lượng kháng sinh và gần đây là gạo.

Vị này cho rằng, phát triển năng lực sản xuất ở khu vực nông thôn là vấn đề cốt lõi để nâng cao chất lượng nông sản, và trong 10 năm qua FAO đã có nhiều dự án hỗ trợ vấn đề ATVSTP của Việt Nam.

Cũng liên quan đến vấn đề ATVSTP, bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, Việt Nam hiện có 631 DN sản xuất thực phẩm an toàn xuất khẩu. Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã chứng nhận 2.495 cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và Cục Trồng trọt đã chứng nhận 1.585 cơ sở đạt GAP, 3.500 cơ sở đạt tiêu chuẩn Vietgap… Thế nhưng, những cơ sở này tên gì, sản phẩm của họ là gì và họ đang cung ứng sản phẩm ở đâu thì người tiêu dùng không biết hoặc biết nhưng không đầy đủ và rất mơ hồ.

Nguyên nhân của thực trạng này, theo bà Minh là do có nhiều DN dù đạt tiêu chuẩn ATVSTP nhưng từ chối thông tin. Một vấn đề khác là công tác thẩm định và cấp chứng nhận ATVSTP của các cơ quan quản lý không tương thích với tiêu chuẩn chứng nhận của tổ chức quốc tế. Các cơ quan quản lý chỉ kiểm soát vấn đề ATVSTP theo chiến dịch, kiểm soát lô hàng; không kiểm soát hiệu quả tại các điểm đầu tiên của chuỗi thực phẩm như biên giới, chợ đầu mối, các cảng bao gồm cảng cá, các cơ sở sản xuất, thương mại, hoá chất, thức ăn và phân bón; có quá nhiều cơ quan quản lý chịu trách nhiệm quản lý ATVSTP trong khi đó lại không có lực lượng thanh tra kiểm soát ATVSTP.

Thực tế việc quản lý này vừa tạo ra chồng chéo vừa bỏ sót trách nhiệm trong quản lý. Đơn cử như cùng một DN sản xuất nhưng nếu có 2 thị trường phân phối là nội địa và nước ngoài thì sẽ phải chịu sự kiểm soát ATVSTP của 02 cơ quan chức năng khác nhau. Vấn đề này đã được các chuyên gia góp ý nhiều năm nhưng cho đến nay vẫn chưa được khắc phục.

Cần xây dựng ATVSTP theo cùng một tiêu chuẩn

Bà Võ Ngân Giang, Phụ trách Chương trình FAO-ECATAD thực phẩm an toàn của FAO tại Việt Nam chia sẻ, để phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam, nhà nước, DN cần hỗ trợ người nông dân cải tiến quy trình sản xuất, đưa các hệ thống phân phối đến tham quan những mô hình sản xuất của người nông dân. Bên cạnh đó, đưa sản phẩm có nhãn hiệu, bao bì của nông dân giới thiệu đến cộng đồng thông qua các hội nghị, triển lãm, truyền thông cộng đồng.

Là nước có nền sản xuất thực phẩm an toàn trên thế giới, TS. Giuseppe Ruocco, Vụ trưởng Vụ Vệ sinh, an toàn và dinh dưỡng thực phẩm, Bộ Y tế Italia cho hay, từ năm 2002, Liên minh châu Âu đã áp dụng một loạt những quy định mới, được gọi là “Gói an toàn thực phẩm”. Gói này bao gồm một số quy định cho các nước thành viên EU những tiêu chuẩn chung về vệ sinh trong quá trình chế biến thực phẩm và kiểm soát trên toàn bộ EU.

Quy định về an toàn thực phẩm của EU quản lý những vấn đề vệ sinh và an toàn thực phẩm liên quan đến tất cả các quy trình của chuỗi thực phẩm gồm: sản xuất, chế biến, đóng gói, trữ hàng, bán hàng, xuất khẩu. Quản lý từ đầu vào sản xuất - phân phối cho tới khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng.

Với cách kiểm soát chặt chẽ nói trên, sản phẩm của Italia hiện đạt chất lượng cao và xuất đi toàn thế giới.

Theo nhận định của các chuyên gia, thay vì xây dựng thương hiệu riêng lẻ như hiện nay, Việt Nam cần hướng DN đến xây dựng thương hiệu chung và có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng. Có như vậy chất lượng thực phẩm mới được nâng cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu.

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: Xây dựng thương hiệu

Tin cùng chuyên mục

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu