Thứ hai 23/12/2024 06:10

Cần thêm trợ lực cơ chế để Ninh Thuận cất cánh

Từ một tỉnh nghèo ở Nam Trung Bộ nhưng chỉ sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 115/NQ-CP của Chính phủ, Ninh Thuận đã vươn lên trở thành địa phương trong top đầu thu hút đầu tư của cả nước, nền kinh tế xã hội có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên để địa phương này phát triển mạnh mẽ hơn nữa rất cần những trợ lực cơ chế.

Nghị quyết 115/NQ-CP: Chìa khoá cho cánh cửa kinh tế Ninh Thuận

Ông Trần Quốc Nam – Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, sau khi Quốc hội có Nghị quyết số 31/2016/QH14 ngày 26/11/2016 về dừng thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 31/8/2018 về một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất, đời sống Nhân dân giai đoạn 2018-2023 (Nghị quyết 115).

Triển khai Nghị quyết 115, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành chương trình kế hoạch với những nhiệm vụ giải pháp cụ thể có trọng tâm trọng điểm nhằm tận dụng hiệu quả các cơ chế chính sách ưu đãi.

Qua 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, tuy còn nhiều khó khăn, nhưng với sự hỗ trợ kịp thời của Trung ương, cùng với sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm của cả hệ thống chính trị địa phương bằng tinh thần chủ động, sáng tạo, quyết liệt, đồng bộ; tận dụng tối đa tiềm năng riêng có; biến thách thức thành cơ hội để đưa kinh tế - xã hội Ninh Thuận chuyển sang một trang mới.

Với chủ trương xây dựng Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước, UBND tỉnh đã đổi mới cách nghĩ, cách làm; tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp, nhờ đó đã thu hút được một số nhà đầu tư lớn, chiến lược, tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm, đột phá; nhiều dự án có quy mô lớn, có tính lan tỏa được triển khai tạo động lực thúc đẩy nhanh sự phát triển của tỉnh.

Nhờ đó, kinh tế - xã hội của Ninh Thuận có bước phát triển, tạo được sức bật mới, vị thế của tỉnh được nâng lên. Trong 2 năm 2019-2020, tỉnh thuộc nhóm tỉnh có tốc độ tăng trưởng GRDP cao nhất cả nước (2019 đạt 13,9%, 2020 đạt 10,02%), góp phần hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; Thu ngân sách về đích trước ba năm so mục tiêu Nghị quyết tỉnh Đảng bộ đề ra.

Đặc biệt, năm 2021, dù bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, nhưng bằng sự chủ động, đề ra các chương trình công tác trọng tâm, nhiệm vụ đột phá, tập trung chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, đồng bộ, tăng tốc thực hiện các mục tiêu đề ra, trọng tâm là thực hiện có hiệu quả mục tiêu phòng, chống dịch gắn với “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, cơ cấu lại nền kinh tế, khai thác có hiệu quả các nhóm ngành trụ cột, còn dư địa phát triển, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công….kinh tế - xã hội duy trì ổn định và tăng trưởng khá, một số lĩnh vực có chuyển biến tích cực, GRDP tăng 9%, quy mô nền kinh tế gấp 1,15 lần so với năm 2020, sản xuất nông nghiệp tăng 5,98% thể hiện vai trò bệ đỡ của nền kinh tế; năng lượng tái tạo tăng trưởng cao tiếp tục làm đầu tàu tăng trưởng cho toàn ngành; thu ngân sách vượt 0,2% kế hoạch (3.907 tỷ đồng); giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 73%; một số lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ có bước phục hồi; công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện.

Cần tháo gỡ khó khăn để Ninh Thuận trở thành một trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước theo tinh thần Nghị quyết 115

Khó khăn từ thực tiễn

Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực song theo ông Trần Quốc Nam, Ninh Thuận vẫn gặp một số khó khăn hạn chế như: Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào động lực phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo; thu hút mạnh đầu tư vào phát triển kinh tế biển, du lịch, năng lượng tái tạo nhưng còn vướng mắc về cơ chế, chính sách nên chưa phát huy được hiệu quả đầu tư…

Theo Quyết định 39/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì các dự án điện gió được vận hành trước ngày 01/11/2021 được hưởng giá điện 8,5 cent/KWh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng tình hình đại dịch Covid-19, một số dự án đã thi công hoàn thành nhưng chưa thể phát điện hoà lưới đúng hạn vì đội ngũ chuyên gia nước ngoài chưa vào Tỉnh để xử lý phần mềm các cấu hình thiết bị; Tương tự, nhiều dự án điện mặt trời đã hoàn thành nhưng đến nay chưa có giá điện (Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã hết hiệu lực từ ngày 01/01/2021), gây thiệt hại cho doanh nghiệp và ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của địa phương.

Đối với Nghị quyết 115, trong quá trình triển khai cũng phát sinh một số vấn đề vướng mắc về thể chế như Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư công, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất rừng, quy hoạch titan, vướng mắc về thủ tục đầu tư hạ tầng truyền tải để giải tỏa công suất các dự án năng lượng tái tạo nên nhiều cơ chế, chính sách chưa được thụ hưởng. Đơn cử như chủ trương thay thế quy mô công suất nguồn điện hạt nhân 4.600 MW bằng nguồn điện khí LNG tại Trung tâm điện lực Cà Ná trong Quy hoạch điện VIII chưa được đồng ý bổ sung; Chưa đưa 4.345 ha đất tại khu vực có chứa quặng titan ra khỏi Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan để đưa vào dự trữ khoáng sản quốc gia đối với phần diện tích titan nói trên để triển khai các dự án điện gió, điện mặt trời phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

Chính sách áp dụng tỷ lệ cho vay lại 10% đối với các dự án ODA quan trọng, cấp bách chưa được thụ hưởng; chưa được hỗ trợ 100% vốn đối ứng cho các dự án ODA phần cấp phát; Ngân sách Trung ương chưa hỗ trợ vốn đầu tư các dự án quan trọng cấp bách của Tỉnh do chính sách này ban hành sau khi Quốc hội thông qua Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 nên gặp khó khăn trong cân đối nguồn lực hỗ trợ cho tỉnh; Hay Đề án, chính hỗ trợ cho người dân vùng xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân chưa được triển khai nên đời sống của một bộ phận Nhân dân ở các khu vực quy hoạch xây dựng Nhà máy điện hạt nhân còn nhiều khó khăn, kéo dài, có lúc, có việc còn bức xúc.

Cần thêm liều thuốc trợ lực về cơ chế

Trên thực tế, Ninh Thuận vẫn là một địa phương còn nhiều khó khăn ở khu vực miền Trung, nhờ có cơ chế hỗ trợ kịp thời, địa phương này đã “thoát nghèo” nhưng để phát triển mạnh mẽ hơn nữa rất cần những trợ lực từ cơ chế, ít nhất là tháo gỡ những khó khăn đang hiện hữu.

Theo đó, UBND tỉnh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm, chỉ đạo các Bộ, ngành sớm hoàn thiện Quy hoạch điện VIII, trong đó ưu tiên phát triển điện gió ngoài khơi; sớm ban hành cơ chế giá cho điện gió, mặt trời; kiến nghị Quốc hội sửa đổi Luật Điện lực theo hướng cho tư nhân hóa đầu tư hạ tầng truyền tải theo Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị.

Chấp thuận chủ trương bổ sung cảng LNG và trung tâm tái hóa khí LNG Cà Ná vào Quy hoạch năng lượng quốc gia và bổ sung Trung tâm logistics Cà Ná vào Quy hoạch hệ thống trung tâm logistic quốc gia đến năm 2020, định hướng đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2015; Chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam đẩy nhanh triển khai dự án Thủy điện tích năng Bác Ái để tối ưu hoá khai thác hiệu quả năng suất các dự án điện năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh.

Ninh Thuận cũng đề nghị Chính phủ quan tâm đầu tư về hạ tầng giao thông kết nối liên vùng; hỗ trợ xúc tiến đầu tư vào các dự án công nghiệp, hạ tầng Logistics, công nghệ cao; các dự án trữ nước, chống hạn, sạt lở tại Ninh Thuận…

Đối với nhóm chính sách tháo gỡ khó khăn vướng mắc Nghị quyết 115/NQ-CP, Ninh Thuận mong muốn được áp dụng cơ chế cho vay lại 10%, hỗ trợ 100% vốn đối ứng cho các dự án quan trọng, cấp bách sử dụng vốn nước ngoài thay vì áp dụng theo Nghị định số 79/2021/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 và Quyết định số 1972/QĐ-BTC ngày 8/10/2021 của Bộ Tài Chính.

Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, có ý kiến đồng thuận thay thế quy mô công suất nguồn điện hạt nhân 4.600 MW đã dừng thực hiện bằng nguồn điện khí LNG tại Trung tâm điện lực Cà Ná và cập nhật, bổ sung dự án Nhà máy điện LNG Cà Ná 2.1 và 2.2 thuộc Trung tâm Điện lực LNG Cà Ná vào Quy hoạch điện VIII, làm cơ sở để tỉnh lập Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Xem xét, chuyển diện tích đất tại khu vực có titan chưa cấp phép thăm dò, khai thác thì đưa vào khu vực dự trữ quốc gia để triển khai các dự án điện gió, điện mặt trời.

Đồng thời sớm giải quyết những vướng mắc liên quan đến Đề án ổn định sản xuất, đời sống nhân dân và phát triển khu dân cư đối với các vị trí trước đây quy hoạch xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2; Hỗ trợ Đề án “Xây dựng và phát triển Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh tại Ninh Thuận giai đoạn 2021-2030”.

Dũng -Hà -Xuyến

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững