Sáp nhập các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long: Lợi thế và cơ hội

Các tỉnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long sau khi sáp nhật sẽ được quản lý một cách thống nhất, tăng cường liên kết vùng, các khu vực phát triển đồng đều và hiệu quả.
Tỉnh nào ở Đồng bằng sông Cửu Long thuộc diện sáp nhập? Vì sao các đô thị miền Tây thường cách nhau 60km? Giá lúa giảm sâu, nông dân mong chờ chính sách hỗ trợ

Thời cơ “vàng” để sáp nhập

Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị về việc sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị đã nhấn mạnh yêu cầu nghiên cứu sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện và sáp nhập một số đơn vị cấp xã. Đây là chủ trương đúng đắn và cấp thiết trong bối cảnh hiện nay, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội hiện đại.

Việc sáp nhập không chỉ giúp giảm bớt gánh nặng quản lý hành chính mà còn mở ra không gian phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương phát huy tối đa tiềm năng của mình.

Sáp nhập các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long: Lợi thế và cơ hội
Việc sáp nhập được kỳ vòng giúp vùng Đồng bằng sông Cửu Long "cất cánh". Ảnh minh họa

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long một trong những khu vực có sự giao thoa mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa và chính trị. Với diện tích khoảng 40.000 km², vùng đất này bao phủ 13 tỉnh, thành phố và là nơi sinh sống của 17,4 triệu người. Quá trình hình thành châu thổ sông Cửu Long chịu ảnh hưởng lớn từ sự biến động địa chất, khí hậu và mực nước biển.

Từ một vùng đất nhiều bãi cát và rừng nguyên sinh, Đồng bằng sông Cửu Long đã trở thành một khu vực đông dân cư, phát triển mạnh về nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt, đây là vùng sản xuất và xuất khẩu lương thực, thực phẩm, thủy hải sản và trái cây lớn nhất cả nước. Năm 2024, xuất khẩu của vùng đạt khoảng 25,7 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ, trong khi nhập khẩu đạt 13,8 tỷ USD, tăng 21,5%.

Tuy nhiên, kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Mặc dù chiếm 13% diện tích tự nhiên và 19% dân số cả nước, nhưng thu ngân sách chỉ đạt khoảng 10%. Đời sống người dân còn nhiều khó khăn, và tình trạng lao động di cư khỏi vùng vẫn cao. Những thách thức này đòi hỏi một giải pháp tổng thể để phát huy tối đa lợi thế của vùng.

Hiện nay, Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 13 tỉnh và thành phố, mỗi địa phương đều có thế mạnh riêng nhưng cũng tồn tại nhiều hạn chế. Quy mô nhỏ, nguồn lực phân tán, và thiếu sự liên kết vùng đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh thiếu hiệu quả, đầu tư dàn trải, và khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề chung như biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, và quy hoạch tổng thể.

Việc sáp nhập các tỉnh không chỉ giúp tinh gọn bộ máy hành chính mà còn mở ra cơ hội phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương. Theo Kết luận số 127-KL/TW, việc sáp nhập sẽ giúp khắc phục tình trạng phát triển manh mún, đầu tư dàn trải và kém hiệu quả trong phân bổ nguồn lực.

Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Việc hợp nhất các tỉnh nhỏ thành những đơn vị hành chính lớn hơn sẽ giúp tối ưu hóa nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư vào các dự án hạ tầng, tăng liên kết vùng cũng như năng lực cạnh tranh.

Thu hút đầu tư nhờ “sân chơi” rộng mở

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng thu hút đầu tư nước ngoài từ rất sớm, nhưng kết quả thu hút vốn vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Tính đến cuối năm 2024, toàn vùng có hơn 2.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động, với tổng vốn đăng ký khoảng 36,81 tỷ USD.

Dù con số này đáng kể, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với các vùng kinh tế trọng điểm khác như Đông Nam Bộ hay Bắc Bộ. Nguyên nhân chủ yếu được cho là do hạn chế về cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông chưa đồng bộ, logistics chưa phát triển mạnh, cùng với đó là sự thiếu liên kết giữa các địa phương khiến các dự án quy mô lớn khó triển khai.

Sáp nhập các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long: Lợi thế và cơ hội
5/13 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long không đủ tiêu chuẩn về diện tích và dân số

Việc sáp nhập tỉnh có thể là giải pháp để giải quyết những vấn đề trên. Khi quy mô tỉnh lớn hơn, việc quy hoạch và đầu tư hạ tầng có thể được thực hiện bài bản, đồng bộ hơn. Các dự án giao thông quan trọng như đường cao tốc, cảng biển, sân bay sẽ được triển khai nhanh chóng, giúp kết nối vùng mạnh mẽ hơn, tạo thuận lợi cho dòng chảy hàng hóa, thúc đẩy thương mại và xuất khẩu.

Ngoài ra, khi các tỉnh hợp nhất, nguồn lực về tài chính, nhân lực cũng được tập trung tốt hơn, giúp các chính sách phát triển có tính liên kết cao hơn, tránh tình trạng mỗi tỉnh có một chính sách riêng, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, sáp nhập tỉnh cũng có thể giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khi các cơ sở giáo dục, đào tạo nghề được quy hoạch lại theo hướng tập trung hơn. Điều này giúp các địa phương xây dựng lực lượng lao động chất lượng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Ông Thạch Dil, Giám đốc Hợp tác xã hành tím Vĩnh Châu chia sẻ: “Khi sáp nhập các tỉnh trong cùng khu vực, việc phát triển giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt sẽ thuận lợi hơn; cũng như việc nghiên cứu công nghệ bảo vệ đất, nguồn nước và giảm tác động tiêu cực từ khí hậu sẽ đồng bộ hơn. Từ đó các địa phương sẽ xây dựng được chuỗi sản xuất và tiêu thụ bền vững”.

Một trong những lợi thế lớn nhất của việc sáp nhập là tăng cường liên kết vùng. Khi các tỉnh được hợp nhất, việc xây dựng các quy hoạch tổng thể sẽ trở nên dễ dàng hơn, từ đó phát huy tối đa tiềm năng của từng địa phương. Các tỉnh có thể chia sẻ nguồn lực, cơ sở hạ tầng, và kinh nghiệm quản lý, giúp giảm thiểu sự chồng chéo và lãng phí.

Đồng thời, việc tập trung nguồn lực sẽ giúp đầu tư vào các dự án lớn, có tính chiến lược như xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, và phát triển công nghiệp chế biến nông sản. Điều này không chỉ thúc đẩy kinh tế địa phương mà còn thu hút đầu tư nước ngoài khi quy mô thị trường lớn hơn.

Ngoài ra, sáp nhập các tỉnh cũng giúp giải quyết các vấn đề chung mà Đồng bằng Sông Cửu Long đang phải đối mặt. Biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, và sạt lở bờ sông, bờ biển là những thách thức lớn đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương. Việc sáp nhập sẽ tạo ra một cơ chế phối hợp hiệu quả hơn trong việc quản lý tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, và ứng phó với thiên tai.

Một cán bộ ngành nông nghiệp huyện Long Phú nhận định: “Việc sáp nhập tỉnh sẽ giúp hệ thống chống mặn được xây dựng và vận hành đồng bộ giữa các địa phương, đặc biệt là đối với các công trình lớn như cống kiểm soát mặn, kênh dẫn nước ngọt và hệ thống đê biển. Điều này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả trong việc ngăn mặn, trữ ngọt mà còn góp phần bảo vệ sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trước tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.”

Bên cạnh đó, du lịch sinh thái cũng là một lĩnh vực tiềm năng mà Đồng bằng sông Cửu Long có thể khai thác hiệu quả sau khi sáp nhập. Với hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan thiên nhiên độc đáo, và văn hóa đặc sắc, vùng có thể phát triển các sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Việc quy hoạch và phát triển du lịch một cách bài bản sẽ giúp tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho người dân và góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa, thiên nhiên của vùng.

Tuy nhiên, để việc sáp nhập mang lại hiệu quả thực sự, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đặc biệt là trong việc đảm bảo quyền lợi của người dân, doanh nghiệp và cán bộ công chức. Chính quyền cần có lộ trình cụ thể, thực hiện các chính sách hỗ trợ hợp lý, đảm bảo sự ổn định trong quá trình chuyển đổi.

Theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đơn vị hành chính cấp tỉnh cần đáp ứng ba tiêu chuẩn về diện tích, dân số và số đơn vị hành chính cấp huyện. Theo thống kê từ năm 2023, cả nước hiện có 10 tỉnh chưa đạt được đồng thời cả ba tiêu chuẩn này, 12 tỉnh không đạt đồng thời hai tiêu chuẩn diện tích và dân số. Trong đó, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có 5/13 tỉnh, thành không đạt cả 2 tiêu chí về dân số và diện tích, gồm Bạc Liêu, Trà Vinh, Hậu Giang, Bến Tre, Vĩnh Long.

Ngân Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Cửu Long

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế ngành năm 2025

Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế ngành năm 2025

Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt và vượt 8% trong năm 2025 thông qua các giải pháp quyết liệt phát triển lĩnh vực kinh tế ngành.
Hà Nội: Xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

Hà Nội: Xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

UBND TP Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm tình trạng lợi dụng giai đoạn sáp nhập đơn vị hành chính để lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng và xây dựng trái phép.
Điện Biên: Cử tri đồng thuận cao với phương án sắp xếp, sáp nhập 65% cấp xã

Điện Biên: Cử tri đồng thuận cao với phương án sắp xếp, sáp nhập 65% cấp xã

Điện Biên sáp nhập giảm 84 xã, 83% cử tri đồng thuận. Bộ máy tinh gọn, hiệu quả hơn – tạo dư địa phát triển vùng biên và nâng cao chất lượng phục vụ người dân.
Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 23-25/4/2025 mới nhất

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 23-25/4/2025 mới nhất

Cập nhật lịch cúp điện (cắt điện) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ ngày 23/4 đến 25/4/2025, thông tin từ Công ty Điện lực Tiền Giang
Chi tiết điều chỉnh lại tên gọi phường, xã tại Đà Nẵng

Chi tiết điều chỉnh lại tên gọi phường, xã tại Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng điều chỉnh tên xã, phường sau sắp xếp, ưu tiên tên gọi gắn với địa danh, văn hóa thay cho cách đánh số theo thứ tự.

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa gấp rút sáp nhập xã, xử lý công sở dôi dư

Thanh Hóa gấp rút sáp nhập xã, xử lý công sở dôi dư

Thanh Hóa đang gấp rút hoàn thiện đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã cũng như lên phương án sử dụng công sở, tài sản công sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.
Hà Nội công khai kết quả Bộ Chỉ số phục vụ người dân

Hà Nội công khai kết quả Bộ Chỉ số phục vụ người dân

UBND Thành phố Hà Nội vừa công khai kết quả Bộ Chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp tháng 03/2025 và đưa ra các giải pháp cải thiện chất lượng phục vụ.
Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ nhà chung cư

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ nhà chung cư

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 33/2025/QĐ-UBND, quy định về khung giá dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư, áp dụng từ ngày 1/5/2025.
Quảng Nam: Tên xã, phường sẽ gắn liền lịch sử, văn hóa

Quảng Nam: Tên xã, phường sẽ gắn liền lịch sử, văn hóa

Theo tâm tư, nguyện vọng của người dân, tỉnh Quảng Nam đã có điều chỉnh tên gọi các xã gắn liền với các di tích lịch sử, trầm tích văn hóa.
TP. Hồ Chí Minh: Áo cờ đỏ, sao vàng hút khách dịp lễ 30/4

TP. Hồ Chí Minh: Áo cờ đỏ, sao vàng hút khách dịp lễ 30/4

Dịp lễ 30/4 cận kề, nhiều khu chợ, cửa hàng và gian hàng trực tuyến trở nên nhộn nhịp với sức mua tăng mạnh dành cho áo thun cờ đỏ, sao vàng.
Công an tỉnh Quảng Ninh phát động học tập tấm gương liệt sĩ Nguyễn Đăng Khải

Công an tỉnh Quảng Ninh phát động học tập tấm gương liệt sĩ Nguyễn Đăng Khải

Sáng 21/4, Công an tỉnh Quảng Ninh phát động phong trào thi đua học tập tấm gương dũng cảm hy sinh của liệt sĩ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải khi đang làm nhiệm vụ.
Loạt quán cà phê Đà Nẵng rực sắc cờ đỏ mừng ngày 30/4

Loạt quán cà phê Đà Nẵng rực sắc cờ đỏ mừng ngày 30/4

Loạt quán cà phê tại thành phố Đà Nẵng cùng tạo trend “cờ đỏ trong tim ta” chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Quảng Ninh đẩy mạnh ứng dụng AI trong chỉ đạo, điều hành

Quảng Ninh đẩy mạnh ứng dụng AI trong chỉ đạo, điều hành

Ngày 21/4, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị ứng dụng dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ quản trị và phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh.
TP. Hồ Chí Minh: Cấm nhiều tuyến đường trong dịp lễ 30/4

TP. Hồ Chí Minh: Cấm nhiều tuyến đường trong dịp lễ 30/4

Để chuẩn bị tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), TP. Hồ Chí Minh sẽ cấm nhiều tuyến đường trong trung tâm thành phố.
Vĩnh Phúc xúc tiến đầu tư tại Ấn Độ: Kết nối giáo dục, y tế

Vĩnh Phúc xúc tiến đầu tư tại Ấn Độ: Kết nối giáo dục, y tế

Vĩnh Phúc xúc tiến đầu tư tại Ấn Độ, thúc đẩy hợp tác giáo dục và y tế với Trường Professor’s Global School và Bệnh viện Max Healthcare tại New Delhi.
Cần Thơ hợp nhất: Cơ hội bứt phá cho ngành chế biến nông sản

Cần Thơ hợp nhất: Cơ hội bứt phá cho ngành chế biến nông sản

Việc đề án sáp nhập TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Hậu Giang sẽ là cú hích lớn, mở ra cơ hội liên kết vùng, phát triển vùng nguyên liệu và nâng tầm chế biến sâu.
Lai Châu: Khai mạc kỳ họp chuyên đề xem xét nhiều nội dung quan trọng

Lai Châu: Khai mạc kỳ họp chuyên đề xem xét nhiều nội dung quan trọng

Sáng nay (21/4), HĐND tỉnh Lai Châu khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ hai mươi bảy (Kỳ họp chuyên đề) xem xét nhiều nội dung quan trọng…
Quảng Bình: Phát triển khu công nghiệp có trọng tâm, trọng điểm

Quảng Bình: Phát triển khu công nghiệp có trọng tâm, trọng điểm

Việc phát triển các khu công nghiệp theo hướng có trọng tâm, trọng điểm đang được tỉnh Quảng Bình triển khai quyết liệt nhằm tối ưu hóa tiềm năng, lợi thế.
Cựu binh Đà Nẵng hiến đất mở đường, góp xây quê hương

Cựu binh Đà Nẵng hiến đất mở đường, góp xây quê hương

Ông Bùi Văn Tượng - cựu chiến binh tại thành phố Đà Nẵng đã tự nguyện hiến gần 700m² đất mở rộng con đường xóm nhỏ, góp phần thay đổi diện mạo khu dân cư.
Cần Thơ ‘chuyển mình’ với xu hướng thanh toán không tiền mặt

Cần Thơ ‘chuyển mình’ với xu hướng thanh toán không tiền mặt

Cần Thơ đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt trong mọi lĩnh vực, từ chợ truyền thống đến dịch vụ công, góp phần hiện đại hóa nền kinh tế.
Lắng nghe người dân, Quảng Nam lấy ý kiến lại về tên gọi xã, phường

Lắng nghe người dân, Quảng Nam lấy ý kiến lại về tên gọi xã, phường

Lắng nghe tâm tư của người dân, tỉnh Quảng Nam nghiên cứu đề xuất lại tên đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập.
Long trọng Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Bình Thuận

Long trọng Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Bình Thuận

Tối 19/4, tỉnh Bình Thuận long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Thuận. Phó Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Hòa Bình dự và phát biểu chỉ đạo.
Thái Bình: Chi tiết tên gọi dự kiến 65 xã, phường mới sau sắp xếp

Thái Bình: Chi tiết tên gọi dự kiến 65 xã, phường mới sau sắp xếp

Tỉnh Thái Bình hiện tại dự kiến sắp xếp từ 242 đơn vị hành chính cấp xã thành 65 đơn vị hành chính cấp xã, giảm 177 đơn vị, tương đương khoảng 73%.
Ngành Công Thương Đắk Nông chủ động mở rộng đầu ra nông sản

Ngành Công Thương Đắk Nông chủ động mở rộng đầu ra nông sản

Các hoạt động xúc tiến thương mại thời gian qua của ngành Công Thương Đắk Nông đã giúp tiêu thụ hiệu quả sản phẩm thế mạnh của địa phương.
Sau sắp xếp, tỉnh Thái Bình dự kiến sẽ có 65 xã, phường

Sau sắp xếp, tỉnh Thái Bình dự kiến sẽ có 65 xã, phường

Theo Đề án, phương án hợp nhất, sau sắp xếp, tỉnh Thái Bình dự kiến sẽ còn 65 đơn vị hành chính cấp xã.
Mobile VerionPhiên bản di động