Thứ hai 23/12/2024 18:05

Cần làm tốt công tác cảnh báo về sạt lở đất

Miền Trung là khu vực đồi núi cao, địa chất có nhiều đất đá cổ nứt nẻ, đất sét, lại thường xuyên hứng chịu mưa lũ nên dễ xảy ra các sự cố địa chất. Mặc dù công tác dự phòng, cảnh báo đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng vẫn không tránh được những thảm họa từ những sự cố sạt lở đất.

Sáng 5/11, Báo Đại Đoàn Kết tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: "Lũ lụt bất thường và sạt lở đất ở miền Trung: Thiên tai hay Nhân tai?" nhằm tìm hiểu về nguyên nhân, hậu quả cũng như giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do bão lũ, sạt lở đất tại các tỉnh miền Trung.

Công tác dự phòng, cảnh báo còn nhiều hạn chế

Chia sẻ tại Tọa đàm, PGS.TS Trần Tân Văn - Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản nhấn mạnh, bình thường mưa bão là tự nhiên của trời đất, mưa bão lớn liên tiếp kéo dài liên tục nhiều ngày làm sạt trở hàng loạt, chứ không phải một vài vụ. Rất nhiều quốc gia trên thế giới tiến hành điều tra cảnh báo sạt lở đất. Tại Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ cũng đều có sạt lở đất gây thiệt hại về người và của.

Người đứng đầu Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản cho biết thêm, chúng ta có thể đối mặt mưa bão, nhưng sạt lở đất lại là kẻ thù giấu mặt, mà ít khi biết được chính xác nó xảy ra ở chỗ nào, xảy ra bao giờ. Việc chống lại là không khả thi, mà chủ yếu là dự báo, cảnh báo. Các nước trên thế giới cũng không có phương án khả thi ngăn chặn sạt lở đất. Việc cảnh báo phòng tránh phải thường xuyên từ ngay trước khi mùa mưa bão xảy ra.

Nhận diện được mức độ nguy hiểm của hình thái thiên tai này, từ năm 2012, Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam” với nguồn kinh phí từ ngân sách hằng năm. Đề án này được đánh giá là “quý như vàng”; tuy nhiên hiện Đề án mới hoàn thành 30% khối lượng công việc khi mới xây dựng được bản đồ (tỷ lệ 1/50.000) phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đai cho 15/37 tỉnh, thành phố có nhiều điểm nguy cơ trượt lở cao. Triển khai nhiều chi tiết phân vùng cảnh báo cho các xã trọng điểm...

Với đề án trên, PGS.TS Trần Tân Văn thừa nhận, công tác nghiên cứu cảnh báo đang được tiến hành nhưng chậm so với thực tiễn, công tác tuyên truyền sau cảnh báo làm chưa tốt. Về việc này, ngoài nghiên cứu, cần chuyển giao cho địa phương, đảm bảo người được chuyển giao phải hiểu được kết quả, sử dụng đúng lúc, kịp thời. Ngoài ra cần cập nhật, điều chỉnh, bổ sung về dự báo, cảnh báo. Trước mùa mưa lũ phải điều động lực lượng chức năng đi các nơi rà soát lại việc phòng tránh, các địa điểm nào có nguy cơ để cảnh báo. “Những bản đồ về nguy cơ sạt lở đất sau 3 - 5 năm phải làm lại và chuyển giao lại. Các nội dung cảnh báo cần điều chỉnh, thay đổi sau mỗi đợt mưa lũ”- PGS.TS Trần Tân Văn chỉ ra.

Quy trình vận hành thủy điện đều có cấp Trung ương và địa phương kiểm soát

Liên quan đến xả lũ thuỷ điện, độc giả có câu hỏi các nhà chức trách luôn đúng quy trình nhưng ai kiểm soát quy trình đó, mà đúng quy trình thì tại sao dân vẫn thiệt hại? Dưới góc độ quản lý Bộ Công Thương, ông Phạm Trọng Thực - Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn & Môi trường Công nghiệp (Bộ Công Thương) khẳng định, thực hiện theo Luật thuỷ lợi, tất cả các hồ thủy điện đều có quy trình vận hành đều do cấp Trung ương và địa phương quản lý. Như thủy điện sông Tranh có báo cáo từng giờ về lưu lượng nước về để tham mưu cho Chủ tịch tỉnh về việc xả lũ. “Tuy nhiên, tôi muốn nói rằng, trong quy trình vận hành, cứu công trình hồ đập là việc rất quan trọng vì nếu để vỡ hồ thì xảy ra thiệt hại không biết thế nào. Quy trình là do con người, qua đây chúng tôi cũng xem lại quy trình vận hành để hợp lý hơn. Cũng nói thêm rằng, từ năm 2016 tới nay, Bộ Công Thương không phê duyệt dự án thuỷ điện lấy đi 1 m2 đất rừng tự nhiên nào” - ông Phạm Trọng Thực nêu rõ vấn đề.

Ông Phạm Trọng Thực - Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn & Môi trường Công nghiệp (Bộ Công Thương) phát biểu tại Tọa đàm

Chúng ta đang thực hiện Luật Thủy lợi bằng Nghị định số 114/2018/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước, theo đó Nghị định yêu cầu các chủ hồ điều chỉnh quy trình vận hành hồ được phân cấp rõ ràng. Khi vận hành các vùng nước ở thượng lưu xuống hạ lưu sẽ chuyển về cơ quan quản lý như sở Công Thương của tỉnh kiểm soát.

Đơn cử như điều hành nước ở Thủy điện Sông Tranh: từng giờ, thông tin sẽ báo về Sở Công Thương, sau đó Sở sẽ tham mưu cho Chủ tịch tỉnh điều hành quy trình xả lũ. Nếu như không có cắt lũ 52%, với lượng lũ về 16.000mm, vượt quá khả năng của công trình thì phải cứu công trình và không ảnh hưởng đến lũ. Đây là cố gắng lớn của chủ hồ trong thời gian vừa qua. “Thời gian tới Bộ Công Thương có nhiều kinh nghiệm hơn trong điều hành. Quy trình do con người, vận hành cũng do con người, phải làm sao cho hài hòa”- ông Phạm Trọng Thực nói.

Không có lý do hồ xả làm hạ du nhiều nước hơn

PGS.TS Vũ Thanh Ca, giảng viên cao cấp, khoa Môi trường, trường Đại học Tài nguyên & Môi trường phân tích, năm 2010, một nhóm công tác châu Âu về đập và lũ lụt đã có nghiên cứu về đập. Theo đó, đập thủy điện, thủy lợi giúp giảm nhẹ lũ lụt, tùy khả năng giảm nhẹ của từng hồ. Không có bất kỳ thông tin nào nói hồ chứa là tăng lũ lụt. Đây là kết quả nghiên cứu của Mỹ, châu Âu.

Quy trình thủy điện cụ thể, khi mưa thì hồ xả đón lũ, khi mưa lớn thì hồ dâng lên, nước quá lớn thì xả, giảm lượng nước dâng trong hồ. Lượng nước trong hồ có thể tăng lên nhưng luôn thấp hơn lượng lũ về nên mực nước mới tăng. Khi mực nước tăng, hồ không thể giữ thêm nước nữa, vì khả năng vỡ đập cao, lưu lượng tới bao nhiêu xả bấy nhiêu. Như vậy, hồ giữ được giữ được một phần nước sau đó xả như tự nhiên, vì vậy không có lý do hồ xả làm hạ du nhiều nước hơn”- PGS.TS Vũ Thanh Ca lý giải.

Ở một góc nhìn khác về vai trò của thủy điện nhỏ, ông Vũ Thanh Ca cho rằng, ngoài tác dụng bổ sung nguồn điện cho hệ thống, thủy điện nhỏ còn có thể điều hoà những trận lũ nhỏ, cục bộ hay góp phần không nhỏ trong điều tiết lượng nước cho vùng hạ du.

Theo như đánh giá của ông Nguyễn Tài Sơn- Chuyên gia độc lập về thủy điện, nhìn chung, các hồ thủy điện nhỏ không có khả năng điều tiết lũ và tích nước. Tại miền Trung, hồ Quảng Trị chỉ có khả năng điều tiết 21% lượng nước; hồ thủy điện Hương Điền cắt tới 45% đỉnh lũ; hồ Bình Điền 42,3%, Sông Bung 4 cắt 42,7%, Đăk Mi 4 cắt 74,7%, hồ Sông Tranh 2 cắt tới hơn 50%..

Chúng ta hay nói gây lũ do thuỷ điện, nhưng cần nhìn toàn diện về thuỷ điện. Về lợi ích năng lượng, thuỷ điện chiếm 30 - 40% năng lượng điện, nếu bỏ thì phải thay thế. Thuỷ điện không tiêu hao nguồn nước và dòng chảy, đó là nguyên lý cơ bản. Trong mùa lũ, khi dung tích đầy hồ thì phải xả cửa. Quy trình vận hành hồ chứa và kết cấu công trình tràn, không cho phép xả lớn hơn lũ tự nhiên”- ông Nguyễn Tài Sơn cho biết.

Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: sạt lở đất, đá thải mỏ, bùn thải

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025