Chủ nhật 22/12/2024 20:16

Cần có cơ chế, chính sách hợp lý trong quản lý giá nước

Đây là ý kiến của chuyên gia tại buổi tọa đàm về giá nước sinh hoạt, do Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, Tạp chí Cấp thoát nước Việt Nam phối hợp tổ chức vào sáng ngày 28/11.    

Nước là mặt hàng đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, sức khỏe của hàng triệu người dân. Vì vậy, giá cũng như việc quản lý mặt hàng đặc biệt này luôn được cả xã hội quan tâm.

Tham dự buổi tọa đàm, các chuyên gia và khách mời đã cùng trao đổi vấn đề mà ngành nước đang quan tâm hiện nay như: Phương pháp định giá nước sinh hoạt; thực trạng giá nước; thẩm quyền lập, thẩm định và phê duyệt giá nước sinh hoạt; giá nước với các doanh nghiệp cấp nước Việt Nam…

Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam phát biểu tại buổi tọa đàm

Ông Nguyễn Tiến Thỏa - Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam - cho biết, về mặt pháp lý, quy định pháp luật về định giá bao gồm: Nghị định 117/2007/NĐ-CP của Chính phủ về sản xuất, cung ứng nước sạch; Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT của Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đi kèm có Thông tư 88 của Bộ Tài chính quy định chi tiết về căn cứ cụ thể, phương pháp tính giá, quy trình phân cấp định giá… “Tính đến nay các thông tư này còn khá phù hợp, tuy nhiên trong thời gian tới sẽ phải có những chỉnh sửa phù hợp với tình hình thực tế” - ông Thỏa nhấn mạnh. Đồng thời ông cũng cho biết, trên thực tế, hầu hết địa phương về cơ bản chấp hành nghiêm túc các văn bản hướng dẫn về định giá. Theo Thông tư số 75, hàng năm có biến động có hóa đơn chứng từ cụ thể để điều chỉnh giá, tuy nhiên có những địa phương tính toán, định giá nước theo lộ trình, việc này áp dụng Nghị định 117 năm 2007.

Về các mức giá, đại đa số tính giá bù đắp được chi phí sản xuất và có lợi nhuận tối thiểu 5%. Nhưng không phải 100% các địa phương giá nước đều đảm bảo, còn có các địa phương có giá chưa bù đắp được chi phí sản xuất.

Về phía doanh nghiệp, có ý kiến cho rằng, hiện doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nước sạch chủ yếu cổ phần hóa trở thành công ty tư nhân, cần tối đa hóa lợi nhuận, vay vốn đầu tư cần trả lãi ngân hàng, trả cổ tức hàng năm cho các cổ đông, nên gặp không ít khó khăn. Vì vậy, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách phù hợp hơn để hài hòa lợi ích giữa 3 bên: doanh nghiệp, nhà nước và người dân.

Thanh Tâm

Tin cùng chuyên mục

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 2 năm

Hàng chục nghìn người dân nhận thẻ đi tuyến số 1 metro VikkiGO miễn phí

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố ''sống còn'' với cộng đồng doanh nghiệp

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2

“Nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất”- hành động đẹp cần được lan tỏa

Hà Nội: Làm rõ vụ 2 người tử vong, 14 người nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm