Hiện, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã sáng tạo được hơn 700 mẫu tượng hổ độc bản sơn mài trong tổng số 2022 tác phẩm, dự kiến bộ sưu tập sẽ được nghệ nhân hoàn thiện và triển lãm vào dịp 30/4/2022.
 |
Bộ sưu tập hàng trăm tượng, phù điêu hình hổ độc bản được làm từ gỗ mít, đá ong phủ sơn mài mà nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đang miệt mài sáng tác để hoàn thành bộ sưu tập |
 |
Dự án tượng hổ độc bản được nghệ nhân ấp ủ ý tưởng từ hai năm trước, hiện nay nghệ nhân đã hoàn thiện được hơn 700 tác phẩm |
 |
Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát tự tin chia sẻ: “Với số lượng 2022 tượng hổ, tôi sẽ biến những chú hổ trở nên thân thuộc hơn bằng cách tạo hình để chúng khoác lên mình những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu hơn chứ không nhất thiết phải hung dữ, nhe nanh, giơ vuốt. Tôi tin rằng, bộ sưu tập sẽ mang đến cho mọi người ấn tượng mới, cảm giác mới về hổ và làm cho chúng trở nên gần gũi hơn với con người”. |
 |
Theo nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát, thực hiện bộ sưu tập khổng lồ này là một thử thách lớn, đòi hỏi rất nhiều tâm lực và tài lực. Song, điều khó khăn nhất vẫn là sáng tác ra 2022 tạo tác hổ vừa hùng dũng mà vẫn gần gũi thân thiện để có thể đi vào đời sống của người Việt với những sản phẩm như chiếc lọ cắm hoa, bàn trà, chiếc ghế... |
 |
Tượng hổ có cánh với ý nghĩa biểu tượng mạnh khỏe, vượt lên mọi khó khăn, thử thách |
 |
Để các tác phẩm trở nên gần gũi, họa sĩ tạo hình dáng quen thuộc, đáng yêu, được cách điệu và gắn lên tác phẩm các câu chuyện tích cực về loài hổ |
 |
Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát muốn gửi gắm nhiều thông điệp, mong muốn mọi người thay đổi góc nhìn về hổ là một loài vật hung dữ, đón nhận hình tượng hổ thân thiện hơn |
 |
Tác phẩm Ngũ Hổ với năm chiếc ghế được tạo hình là năm chú hổ với năm màu sắc khác nhau tượng trưng cho ngũ hành (Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ)... |
 |
Bộ ghế ngũ hổ thể hiện âm dương ngũ hành với kích thước lớn 1,2m x1,5m và nặng 60kg/1 chiếc |
 |
“Tác phẩm bộ ghế ngũ hổ là tác phẩm tốn nhiều thời gian nhất của tôi, bởi vì phải tạo dáng công phu, quá trình sơn mài khảm trứng cũng mất rất nhiều thời gian và công sức” - nghệ nhân Phát tiết lộ |
 |
Để biến một khúc gỗ vô tri thành một tác phẩm hổ nghệ thuật, người nghệ nhân phải thực hiện rất nhiều công đoạn từ phác thảo ý tưởng ra bản vẽ, nặn thử bằng khuôn đất. Sau khi khuôn bằng đất ưng ý mới tiến hành đục trên gỗ, phủ màu, phơi khô, dát vàng, bạc, khảm trai, khảm trứng… |
 |
Tùy vào hình dạng và công năng sử dụng, nghệ nhân sẽ tạo hình cho từng tượng hổ |
 |
Dự án “Con hổ độc bản chào đón năm Nhâm Dần” do họa sĩ, nghệ nhân sơn mài Nguyễn Tấn Phát thực hiện đang được giới thiệu tại thôn Mông Phụ, làng cổ Đường Lâm (Hà Nội) |
Thu Trang – Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém ★ Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★