Thứ sáu 02/05/2025 21:01

Cải cách tiền lương: Tiếp tục tăng lương thêm 7%/năm từ năm 2025

Từ năm 2025 trở đi, tiếp tục điều chỉnh tiền lương tăng bình quân 7%/năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang.

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, trong đó có nội dung về thực hiện cải cách tiền lương.

Theo đó, 3 loại tiền lương quan trọng gồm lương công chức, lương hưu, lương tối thiểu sẽ tăng từ ngày 1/7/2024.

Với việc mở rộng quan hệ tiền lương này thì mức lương thấp nhất của công chức, viên chức sẽ tăng khá cao (so với mức lương khởi điểm 3,5 triệu đồng của công chức, viên chức có trình độ trung cấp, hệ số lương 1,86 hiện nay).

Dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30% (Ảnh minh họa)

Ngoài mức lương cơ bản này, chế độ tiền lương mới còn sắp xếp lại các loại phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương (trong đó có trường hợp cao hơn 30% hoặc thấp hơn 30%) và 10% tiền thưởng.

Theo tính toán của Chính phủ, để thực hiện cải cách tiền lương, dự kiến tổng nhu cầu kinh phí tăng thêm từ ngân sách trong giai đoạn 2024 - 2026 là hơn 499.000 tỷ đồng. Trong đó chi cho cải cách tiền lương là 470.000 tỷ đồng, điều chỉnh lương hưu là 11.100 tỷ đồng và trợ cấp ưu đãi người có công là 18.000 tỷ đồng.

Một điểm đáng chú ý nữa là từ năm 2025, Chính phủ tiếp tục điều chỉnh mức lương trong các bảng lương tăng thêm bình quân khoảng 7%/năm. Tức là sau khi thực hiện cải cách tiền lương có bảng lương mới với mức lương tăng hơn so với hiện hành thì hàng năm công chức, viên chức vẫn được tăng lương thêm 7%.

Việc tăng lương thêm 7% để bù trượt giá và có phần cải thiện theo mức tăng trưởng GDP và được thực hiện cho đến khi mức lương thấp nhất của khu vực công bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng 1 của khu vực doanh nghiệp.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, việc Quốc hội thông qua chính sách cải cách tiền lương lần này vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính thời sự, tạo tâm trạng vui tươi, phấn khởi trong xã hội và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Để thực hiện được chính sách cải cách tiền lương là sự nỗ lực vượt bậc của các cấp, các ngành trong thời gian qua. Trong đó phải kể đến nỗ lực trong việc tạo nguồn cho cải cách tiền lương.

Tuy nhiên, để có nguồn thực hiện chính sách cải cách tiền lương bền vững, đảm bảo tốc độ tăng trưởng hàng năm, theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ thời gian tới, nhiệm vụ hàng đầu là tập trung để tạo nguồn lực tài chính bền vững.

Vì vậy, việc thu ngân sách như thế nào, tiết kiệm chi ra sao để đảm bảo có nguồn cho tiền lương sau giai đoạn 2024 - 2026 là vấn đề cần phải quan tâm.

Chí Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Tiền lương

Tin cùng chuyên mục

Từ ngày 1/7/2025, khoảng 1,6 triệu người cao tuổi sẽ nhận trợ cấp hưu trí

Từ tuyến lửa Trường Sơn đến 'xa lộ' logistics - Bài 3: Từ 'mạch máu' thép đến 'huyết quản' số

Thời tiết hôm nay 2/5: Hà Nội đêm mưa, ngày nắng

Thời tiết biển hôm nay 2/5/2025: Hầu hết vùng biển mưa, dông

Về Bảo tàng Lịch sử Quân sự, cùng dòng người ngược dấu xưa

Rộn ràng sắc màu ngày 1/5 trên khắp phố phường Hà Nội

Trải nghiệm mới tại Công viên Thống nhất dịp nghỉ lễ

Số hóa đất đai, quy hoạch: Đòn bẩy đổi mới nông thôn

Công nhân sáng tạo: Nền móng cho phát triển trong kỷ nguyên mới

Từ tuyến lửa Trường Sơn đến 'xa lộ' logistics - Bài 2: Hòa nhịp cùng đất nước

Học giả Nguyễn Đình Đầu: Người tận hiến cho dân tộc và lịch sử nước nhà

Thời tiết hôm nay 1/5: Bắc Trung Bộ có mưa rào

Thời tiết biển hôm nay 1/5/2025: Biển Đông có mưa và dông

Nụ hôn 30/4 và Việt Nam trong mắt du khách quốc tế sau 50 năm thống nhất

Kíp xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập sau 50 năm: Khoảnh khắc và cuộc đời

Đại tá dẫn đầu phi đội Su30-MK2 tiết lộ thông điệp bầy chim sắt ‘viết lên trời xanh”

Từ chiến hào đến ngày toàn thắng: Hồi ức 30/4 của người lính năm xưa

TP. Hồ Chí Minh: Cầu Ba Son lung linh trong dịp lễ 30/4

Có một Hà Nội 30/4 rực màu cờ đỏ - màu hoa khát vọng thành phố vì hoà bình!

Hiệu quả công tác điều hành giao thông dịp lễ 30/4