Thứ hai 30/12/2024 03:12

Cách Trung Quốc đáp trả EU áp thuế đối với xe điện

Trung Quốc mới đây đã thông báo bước đi tiếp theo sau khi Liên minh châu Âu (EU) bổ sung áp thuế xe điện nhập khẩu của nước này.

Trung Quốc chuẩn bị cho cuộc “hỗn chiến”

Theo tờ Foreign Policy, đầu tháng 7, EU đã tung ra loạt biện pháp mới nhất trong cuộc chiến thương mại đang diễn ra với Trung Quốc khi tăng thuế đối với xe điện (EV) sản xuất tại Trung Quốc. Về phần mình, Bắc Kinh dường như đang chuẩn bị cho một cuộc “hỗn chiến”.

Trong 6 tháng qua, Trung Quốc đã tiến hành các cuộc điều tra chống bán phá giá đối với thịt lợn và rượu mạnh của châu Âu, trong khi các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin ám chỉ các sản phẩm làm từ sữa và các mặt hàng khác cũng có thể bị đưa vào danh sách điều tra. Bộ Thương mại Trung Quốc không đưa ra mối liên hệ rõ ràng giữa cuộc điều tra và hạn chế của châu Âu đối với EV, nhưng các chuyên gia thương mại cho biết những mặt hàng này thuộc nhóm sản phẩm mà Trung Quốc có thể nhắm tới nếu nước này lựa chọn trả đũa bằng thuế quan trong những tháng tới.

Nhân viên làm việc tại nhà máy sản xuất trạm sạc xe điện ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Ảnh: AP

Trận chiến sắp xảy ra là mặt trận mới nhất trong cuộc đối đầu ngày càng tăng với Trung Quốc trên toàn thế giới liên quan đến các sản phẩm năng lượng giá rẻ do nước này xuất khẩu. Làn sóng xuất khẩu, từ tấm pin mặt trời đến EV, đã cho phép các nước giảm lượng khí thải với chi phí thấp hơn, nhưng đồng thời cũng đe dọa ngành sản xuất trong nước của Mỹ, Đức và nhiều quốc gia khác.

Cách Trung Quốc đáp trả đối với thuế quan của EU trong những tháng tới sẽ là thước đo quan trọng trong nỗ lực chống lại “cơn mưa” thách thức thương mại đang trở nên dữ dội hơn. Trung Quốc tìm cách ngăn cản EU, đối tác thương mại lớn thứ hai của nước này và các quốc gia khác đi theo con đường bảo hộ mà Mỹ mở ra.

Ông Gregor Sebastian, nhà phân tích cấp cao của Rhodium Group có trụ sở tại Berlin, nhận định rằng đối việc đáp trả thuế EV mà Chính quyền Biden áp đặt hồi tháng 5, Trung Quốc nhiều khả năng cho rằng không thể thuyết phục được Mỹ. Tuy nhiên EU có cách tiếp cận ôn hòa hơn, với mức thuế sơ bộ giới hạn ở 48% thay vì 100% như Mỹ đặt ra. Trung Quốc vẫn hy vọng rằng họ có thể duy trì phần nào khả năng tiếp cận thị trường EU, và họ có thời gian từ nay tới tháng 11, thời điểm các mức thuế được ấn định, để đàm phán.

Ông Zhao Yongsheng, giáo sư tại Đại học kinh tế và kinh doanh quốc tế ở Bắc Kinh nhận định: “Vấn đề không chỉ xoay quanh EU. Trung Quốc muốn sử dụng trường hợp này như hình mẫu để chứng minh vấn đề này có thể được giải quyết ra sao thông qua đàm phán”.

Trong thông cáo báo chí ngày 12/6, người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết: “Trung Quốc kêu gọi EU ngay lập tức sửa chữa những hành vi sai trái của mình”, đồng thời nói nước này “sẽ kiên quyết thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ vững chắc quyền và lợi ích hợp pháp của các công ty Trung Quốc”.

Danh sách các biện pháp trả đũa mà Trung Quốc có thể áp dụng phản ánh hành động cân bằng của nước này - tìm cách chứng tỏ lực đòn bẩy của Bắc Kinh mà không khiến EU xa lánh hơn nữa.

Theo các chuyên gia thương mại châu Âu và Trung Quốc, Bắc Kinh có thể sẽ nhắm đến các sản phẩm đáp ứng một số điều kiện sau: Sản phẩm phải có giá trị xuất khẩu đối với EU nhưng không quan trọng đến mức gây leo thang quá mức; không nằm trong lợi ích cốt lõi của Trung Quốc; phải đến từ một quốc gia có ảnh hưởng đòn bẩy đáng kể ở EU; và sẽ khiến một nhóm chính trị cốt lõi ở quốc gia đó vận động hành lang chống lại việc áp thuế.

Trung Quốc tăng sức ép với EU

Bà Janka Oertel, Giám đốc chương trình châu Á tại Hội đồng châu Âu về quan hệ đối ngoại cho rằng: “Ý tưởng là gieo rắc sự bất hòa giữa các quốc gia thành viên EU và gây suy yếu phản ứng tập thể. Chiến lược này từng có hiệu quả trong quá khứ”.

Rượu mạnh có vẻ là một loại hàng hóa quá “đặc thù” tới mức không thể nhắm tới, nhưng nó đáp ứng các tiêu chí của Bắc Kinh. Có lẽ điều quan trọng nhất là 99% rượu mạnh của Trung Quốc đến từ Pháp, quốc gia ủng hộ các động thái bảo vệ ngành công nghiệp EV của EU.

Theo dữ liệu hải quan Trung Quốc, nước này đã nhập khẩu 1,73 tỷ USD rượu mạnh từ Pháp vào năm 2023, khoảng 1/10 giá trị xuất khẩu xe điện Trung Quốc sang EU, nhưng không phải là không đáng kể.

Trung Quốc tuyên bố điều tra rào cản thương mại từ EU đối với các công ty Trung Quốc. Ảnh: Economist

Trung Quốc đã đưa ngành rượu mạnh vào tình trạng báo động hồi tháng 1 khi Bộ Thương mại nước này mở cuộc điều tra về hành vi bán phá giá của châu Âu trong ngành này. Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Pháp vào tháng 5, ngành rượu mạnh đã vận động hành lang mạnh mẽ để hủy bỏ cuộc điều tra, họ nói rằng thuế quan sẽ “gây thiệt hại rất lớn” và Tổng thống Pháp Macron cũng tuyên bố Chủ tịch Tập Cận Bình đã cam kết tránh áp thuế đối với ngành này. Tuy nhiên, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin quyết định cuối cùng dự kiến sẽ được đưa ra vào tháng 8, thời điểm Trung Quốc sẽ kết thúc cuộc điều tra.

Ngoài rượu mạnh, Trung Quốc cũng đang để mắt tới các mục tiêu nông nghiệp khác có thể gây ra phản ứng chính trị từ nông dân và các hiệp hội ngành nghề. Sau khi EU công bố quyết định áp thuế tạm thời đối với EV vào đầu tháng 6, Bộ Thương mại Trung Quốc đã khởi động một cuộc điều tra tương tự đối với thịt lợn nhập khẩu từ EU, chủ yếu đến từ Tây Ban Nha, Hà Lan, Đan Mạch và Pháp.

Chỉ riêng Tây Ban Nha đã xuất khẩu 865 triệu USD thịt lợn sang Trung Quốc vào năm 2023, và các quốc gia châu Âu ngày càng tìm đến Trung Quốc như là điểm đến cho các sản phẩm thịt lợn của họ. Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng đề cập đến một loạt mặt hàng có thể bị nhắm tới, bao gồm các sản phẩm làm từ sữa, sản phẩm hàng không vũ trụ và phương tiện động cơ lớn.

Ông Zhao thông tin thêm, nếu không đạt được thỏa thuận nào trong thời gian tới, Trung Quốc có thể leo thang vượt ra ngoài các nông sản bằng cách hạn chế các đơn đặt hàng từ gã khổng lồ hàng không châu Âu Airbus. Tuy nhiên, điều này đi kèm với rủi ro.

Trong cuộc phỏng vấn với tờ Thời báo Hoàn cầu, một chuyên gia hàng đầu trong ngành ô tô Trung Quốc đã kêu gọi tăng thuế lên tới 25% đối với các loại phương tiện động cơ lớn, những loại được sử dụng trong xe sedan và SUV cỡ lớn.

Theo Rhodium Group, mức thuế này sẽ có tác động nặng nề nhất tới Đức, quốc gia chiếm 36% lượng ô tô động cơ xăng cỡ lớn nhập khẩu vào Trung Quốc. Các nhà sản xuất ô tô Đức là Porsche và BMW sẽ nằm trong số những bên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Tuy nhiên, ông Zhao cho rằng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ không sử dụng quân bài này, ít nhất là trong ngắn hạn. Chính phủ Đức đã vận động hành lang chống lại thuế quan của EU do sự hiện diện lớn của các nhà sản xuất ô tô nước này trong ngành sản xuất tại Trung Quốc, do đó không cần phải thúc đẩy thêm.

Việc Trung Quốc chọn hàng hóa nào trong danh sách để trả đũa sẽ được tiết lộ trong thời gian tới; tuy nhiên, có vẻ như chỉ cần đe dọa là đã đủ đưa EU vào bàn đàm phán. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, Trung Quốc khó có thể sử dụng biện pháp ép buộc kinh tế để tập hợp đủ các quốc gia EU phản đối quyết định của Ủy ban châu Âu (EC), giống như những gì phần lớn các quốc gia EU đã làm 10 năm trước đây khi EU có gắng áp thuế lên tấm pin mặt trời của Trung Quốc.

Các chuyên gia khác thì cho biết, có thể đạt được một thỏa thuận kết hợp giữa việc EU giảm thuế, Trung Quốc áp đặt hạn ngạch đối với hàng xuất khẩu của mình và Trung Quốc tăng cường đầu tư vào các nhà máy ở châu Âu.

Với việc Mỹ đóng cửa thị trường với EV của Trung Quốc và các nước như Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ cũng áp đặt các hạn chế tương tự, Trung Quốc đang hành động thận trọng vì lo ngại sẽ có thêm nhiều biện pháp kìm hãm các sản phẩm công nghệ sạch xuất khẩu của nước này.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Liên minh châu Âu

Tin cùng chuyên mục

Jaecoo J7 PHEV: Lựa chọn xanh cho tương lai bền vững

Subaru 'bắt tay' Toyota sản xuất SUV Forester Hybrid

Sản lượng toàn cầu của Toyota giảm trong 10 tháng liên tiếp

Thương mại hóa 5G, ứng dụng vào ngành công nghiệp thông minh

10 sự kiện công nghệ thông tin và truyền thông tiêu biểu nhất năm 2024

Thiết lập hành lang pháp lý, tạo đột phá phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Chương trình bình chọn Xe của năm 2025 chính thức 'mở cổng'

Giám sát chương trình triệu hồi gần 4.150 xe Ford Explorer lỗi ốp trụ

Hơn 200 trường học trên cả nước áp dụng hệ thống lớp học thông minh Nexta

Honda Việt Nam triệu hồi 31 ‘xế phượt’ Africa Twin CRF1100

Ba 'ông lớn' trong làng ô tô Nhật Bản: Nissan, Honda, và Mitsubishi Motors để ngỏ khả năng 'về chung nhà'

Embraer tham dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Đại hội Honda Biker Rally 2025: Sự kiện quy tụ hơn 1.000 bikers trên khắp cả nước

Công bố 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2024

Tập đoàn ô tô đầu tư 168 triệu USD tại Việt Nam vượt mốc doanh số 3 triệu xe toàn cầu

Doanh nghiệp ‘bắt tay’ nâng cao hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực công nghệ dữ liệu

Đấu tranh quyết liệt ngăn chặn tin giả, thông tin xấu độc trên mạng xã hội

Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội: Giải quyết các vấn đề thực tiễn qua nghiên cứu khoa học

30 chiếc Suzuki Jimny tham gia cuộc đua địa hình từ TP. Hồ Chí Minh đến Đồng Nai

Các xu hướng đe dọa mạng mới cần theo dõi trong năm 2025 và sau đó