Thứ hai 25/11/2024 17:32

Cách mạng công nghiệp 4.0: Quyết tâm đổi mới tư duy và hành động

Bộ Chính trị ngày 27/9 đã ban hành Nghị quyết số 52 - NQ/TW về “Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Cơ hội để Việt Nam tăng tốc, bứt phá trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) bắt đầu.

Đưa kinh tế số chiếm 20% GDP năm 2025

Nghị quyết số 52 - NQ/TW được ban hành với mục tiêu tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc CMCN lần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hoá đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái.

“Chủ động, tích cực tham gia cuộc CMCN lần thứ tư là yêu cầu tất yếu khách quan; là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, gắn chặt với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng. Đồng thời, nhận thức đầy đủ, đúng đắn về nội hàm, bản chất của cuộc CMCN lần thứ tư để quyết tâm đổi mới tư duy và hành động, coi đó là giải pháp đột phá với bước đi và lộ trình phù hợp là cơ hội để Việt Nam bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội” - Nghị quyết nêu.

Cần tập trung số hóa doanh nghiệp trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Ảnh minh họa)

Tại Nghị quyết đã vạch ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2025, đó là duy trì xếp hạng về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc 3 nước dẫn đầu ASEAN. Xây dựng được hạ tầng số đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN; Internet băng thông rộng phủ 100% các xã. Kinh tế số chiếm khoảng 20% GDP. Thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN trong xếp hạng chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc …

Đến năm 2030, duy trì xếp hạng về chỉ số GII thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu thế giới. Mạng di động 5G phủ sóng toàn quốc; mọi người dân được truy cập Internet băng thông rộng với chi phí thấp. Kinh tế số chiếm trên 30% GDP; năng suất lao động tăng bình quân khoảng 7,5%/năm. Hoàn thành xây dựng Chính phủ số… Đến năm 2045, Việt Nam sẽ trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Châu Á……

Thể chế là quyết định

Đánh giá về việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 52 - NQ/TW, ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết trên có ý nghĩa rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn là việc triển khai Nghị quyết và đưa Nghị quyết đó vào cuộc sống, để chúng ta tận dụng được những cơ hội của cuộc CMCN 4.0, tạo ra những động lực mới và tạo tiềm năng cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Phân tích cụ thể hơn, theo ông Nguyễn Đình Cung, điểm đầu tiên cần phải làm vẫn là thể chế và trước tiên là pháp luật về dữ liệu, đây là điều rất quan trọng. Coi dữ liệu là một loại tài sản và ở đó phải bảo vệ được quyền riêng tư của người dân, đảm bảo cho dữ liệu được thu thập, được truyền tải, được sử dụng, được quản lý phục vụ cho sự phát triển.

Thứ hai, thể chế đó phải rất linh hoạt để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và thúc đẩy loại hình kinh doanh mới, mô hình kinh doanh mới, ngành nghề kinh doanh mới, sản phẩm mới nó xuất hiện. Khi những mô hình kinh doanh này chúng ta chưa lường hết được thì không nên có rào cản để ngăn chặn xuất hiện cái mới. Trong trường hợp, chúng ta chưa thực sự an tâm về sự xuất hiện cái mới thì có thể áp dụng mô hình thí điểm trong việc quản lý nhà nước, từ đó tạo cho những mô hình kinh doanh mới, cách thức quản lý mới và sản phẩm mới được xuất hiện.

Thứ ba, là nền tảng của cơ sở hạ tầng, đặc biệt là công nghệ thông tin để kết nối và cho dữ liệu vận chuyển, vận hành và chia sẻ được giữa các bên có liên quan trong xã hội. Những yếu tố này mang tính chất nền tảng đối với việc Việt Nam có thể làm cho những cơ hội của cuộc CMCN 4.0 xuất hiện và từ đó có thể tận dụng và sử dụng được những cơ hội đó.

Cũng theo ông Nguyễn Đình Cung, CMCN 4.0, bản chất của nó là sự dịch chuyển số hóa - số hóa toàn bộ xã hội, số hóa các doanh nghiệp và số hóa lĩnh vực quản lý nhà nước. Cho nên kiến thức, kỹ năng về số cũng rất quan trọng. Trong đó, số hóa doanh nghiệp là điều chúng ta cần tập trung nhiều hơn. Đây là lĩnh vực mà Nhà nước có thể hỗ trợ để chuyển đổi số các doanh nghiệp, chuyển đổi số các lĩnh vực sản xuất hiện hành, đặc biệt trong những ngành hiện nay đang chiếm tỷ trọng lớn trong GDP như chế biến, chế tạo…

“Cuộc CMCN 4.0, người ta hay đo lường bằng tốc độ, sự thay đổi rất nhanh, chính vì vậy, thể chế, chính sách cũng phải thực sự linh hoạt và tiến kịp cùng với sự thay đổi của công nghệ và các loại mô hình kinh doanh mới, vì vậy, về mặt tư duy theo tôi rất quan trọng” - ông Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh và chia sẻ thêm, tư duy mới không không phải theo lối truyền thống như lâu nay hay sử dụng, mà cách tiếp cận ở đây của ta thực sự phải là đi cùng với các doanh nghiệp, đi cùng với các nhà đầu tư, từ đó tạo ra đối tác trong việc giải quyết các vấn đề phát triển. Nếu chúng ta cứ tiếp tục áp đặt và làm theo quy định thì nó làm triệt tiêu mọi sự sáng tạo.

Ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng CIEM: Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc tạo ra hệ sinh thái đổi mới sáng tạo với những thể chế vượt trội, tạo thuận lợi hết sức cho việc đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo để chúng ta tận dụng được những lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh và tạo bứt phá trong việc chuyển đổi nền kinh tế, trong cuộc CMCN 4.0.
Quỳnh Nga

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Nhân sự Trung ương: Bộ Chính trị, Bộ Công Thương bổ nhiệm cán bộ chủ chốt; Quốc hội phê chuẩn nhân sự

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev gặp gỡ bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Nhân sự địa phương: Nghệ An có tân Chủ tịch HĐND; Ban Bí thư chuẩn y lãnh đạo nhiều tỉnh, thành

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho hai phi công vụ máy bay Yak-130 rơi

Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sắp thăm, làm việc tại Đan Mạch và Phần Lan

Trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đinh Thế Huynh

Xung lực mới nâng tầm quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam - Bulgaria

Bộ Công Thương tiên phong cắt giảm, đơn giản thủ tục kinh doanh

Đề xuất lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia

Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử phải nộp thuế