Cách bảo quản thực phẩm an toàn, hiệu quả
Chia sẻ tại Toạ đàm “Nước ion từ trường rửa rau quả, gia cầm và thủy hải sản Vkill - Khuyến cáo về an toàn thực phẩm”, tổ chức ngày 22/12, chuyên gia dinh dưỡng cho biết: Nguyên nhân của việc thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh đến từ nguyên liệu tới quy trình chế biến ra thành phẩm. Đối với nông sản, là việc người nông dân sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, kháng sinh, thuốc kích thích tăng trưởng trong quá trình trồng trọt. Thậm chí, sử dụng các loại thuốc bị cấm dùng trong nông nghiệp. Cùng với đó là sự tùy tiện trong liều lượng và thiếu tuân thủ thời gian cách ly sau khi phun, dẫn đến tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản vượt ngưỡng an toàn, khả năng gây ngộ độc cao; thực phẩm được chế biến, đóng gói và bán ở nơi không hợp vệ sinh, dính bùn đất, bụi bặm, nấm mốc, dễ sinh sôi ký sinh trùng, vi khuẩn và ấu trùng, vi khuẩn …
Hội thảo thu hút sự quan tâm của giới chuyên gia, nhà khoa học |
Trong khi đó, nhiều người tiêu dùng hiện nay vẫn có thói quen mua thực phẩm về thường bỏ vào tủ không sơ chế hay rửa sạch để bảo quản. Chính vì vậy, tình trạng nhiễm khuẩn chéo đối với thực phẩm sống và chín trong tủ không đảm bảo, dễ gây ngộ độc hoặc giảm giá trị dinh dưỡng nếu không biết cách.
Theo phân tích của giới chuyên gia, thịt động vật sau khi giết mổ khoảng 4 giờ là vi khuẩn đã xâm nhập, gây nguy cơ nhiễm trùng và nhiễm độc thức ăn cao. Trên thực tế, để có hàng đem bán, người ta thường giết mổ từ sáng sớm khoảng 1-2 giờ, trong khi người dùng 7-8 giờ mới ra chợ mua về, thậm chí là 11-12 giờ. Như vậy, trong khoảng thời gian đó, vi khuẩn đã xâm nhập vào các khối thịt.
Đối với thủy hải sản, thời gian đánh bắt dài trên biển kéo dài đến 3 tháng, để bảo quản thường sử dụng đá, nhưng không ít ngư dân dùng urê, hóa chất để ướp hải sản được tươi lâu hơn, người dùng có thể bị ngộ độc nếu ăn phải thủy hải sản tẩm ướp urê, hóa chất.
Còn rau quả - những loại thực phẩm rất nhanh bị hỏng nếu để trong thời gian dài. Và trước khi khi đến với người tiêu dùng, sản phẩm thường qua tay rất nhiều người, tiếp xúc với khói bụi trong quá trình vận chuyển, bày bán… nên dễ bị nhiễm vi khuẩn, vi sinh vật. Bên cạnh đó, việc lạm dụng hóa chất, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp cũng khiến rau củ quả bị nhiễm độc ngày càng nhiều.
Để bảo quản rau củ quả, thực phẩm tươi ngon, giàu dinh dưỡng cần phải sơ chế cẩn thận và bảo quản đúng cách. Đa số người dân vẫn áp dụng phương pháp rửa thực phẩm dưới vòi nước sạch hoặc bằng nước muối pha loãng. Tuy nhiên, phương pháp làm sạch này vẫn tạo cơ hội để cặn bẩn, vi khuẩn và hóa chất tồn đọng. “Hành động này chỉ có tác dụng gây ức chế hoặc diệt được một số loại vi khuẩn. Đối với các loại thực phẩm nhiễm hóa chất thì việc ngâm vào nước muối sẽ không có tác dụng gì. Trong khi đó, ngâm thực phẩm vào nước muối còn gây mất chất dinh dưỡng, dập nát thực phẩm, giảm độ ngon khi nấu”, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại dung dịch làm sạch bề mặt thực phẩm với nhiều công nghệ khác nhau. Có thể chia thành hai nhóm chính là nước rửa vi sinh và nước rửa vật lý. Các loại dung dịch này đều có thể tiêu diệt được cơ bản vi sinh vật gây hại và loại bỏ hoá chất tồn dư. Tuy nhiên, giới chuyên gia, nhà khoa học vẫn đang tiếp tục có những đánh giá về tác động của công nghệ này đối với sức khỏe và cuộc sống con người.