Thứ hai 23/12/2024 08:01

Các kênh đầu tư bớt hấp dẫn, ngân hàng kỳ vọng huy động vốn tăng trên 10%

Khi các kênh đầu tư thụ động trên thị trường đang bớt hấp dẫn, các tổ chức tín dụng kỳ vọng huy động vốn toàn hệ thống sẽ tăng 10,1% trong năm 2024.

Tăng lãi suất huy động để cân đối dòng vốn

Vụ Dự báo, Thống kê - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố kết quả cuộc điều tra Xu hướng kinh doanh quý III/2024. Theo đó, các tổ chức tín dụng cho biết, trong quý II/2024, nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng (nhu cầu gửi tiền, sử dụng dịch vụ thanh toán, thẻ và nhu cầu thanh toán) chỉ phục hồi nhẹ, thấp hơn nhiều so với mức kỳ vọng. Trong đó, nhu cầu gửi tiền, sử dụng dịch vụ thanh toán và thẻ được nhận định “cải thiện” nhiều hơn so với nhu cầu vay vốn trong cùng kỳ. Tại thời điểm cuối quý II/2024, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp được nhận định cao hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân và tổ chức tín dụng khác.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, đến giữa tháng 6/2024, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 3,8%; số liệu của Tổng Cục Thống kê cập nhật đến 24/6, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 4,5%. Có thể nhu cầu vay vốn đang tăng tốc rất nhanh tại cuối quý II/2024

Các tổ chức tín dụng dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng có thể “cải thiện” tốt hơn trong quý III/2024 so với quý II/2024 và trong năm 2024 so với năm 2023 khi nền kinh tế có nhiều diễn biến tích cực và phục hồi; trong đó, nhu cầu vay vốn được kỳ vọng “cải thiện” nhiều hơn nhu cầu gửi tiền và thanh toán.

Theo nhận định của các tổ chức tín dụng, thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong quý II/2024 vẫn duy trì trạng thái “tốt”, có cải thiện, gần đạt mức dự báo ở kỳ trước. Các tổ chức tín dụng dự báo tình hình thanh khoản sẽ tiếp tục cải thiện trong quý III/2024 và cả năm 2024 so với năm 2023.

Kết quả điều tra cũng cho thấy, nhiều tổ chức tín dụng đã hoặc dự kiến tăng nhẹ lãi suất huy động, tính chung cả năm 2024 vẫn dự kiến giảm nhẹ lãi suất huy động so với cuối năm ngoái; trong khi đó các tổchức tín dụng tiếp tục dự kiến giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tiếp cận tín dụng, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

Trong 2 tháng đầu quý II/2024, các tổ chức tín dụng cho biết, tiếp tục điều chỉnh giảm giá bình quân các sản phẩm, dịch vụ nhưng với xu hướng thu hẹp dần. Trong đó, các tổ chức tín dụng đã điều chỉnh giảm lãi suất biên hơn so với phí dịch vụ. Giá bình quân các sản phẩm, dịch vụ được các tổ chức tín dụng dự kiến giữ ổn định trong quý III/2024, cả năm 2024 và được dự báo tăng nhẹ trở lại trong năm 2025.

Các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động để cân đối dòng vốn

Theo khảo sát, huy động vốn toàn hệ thống được kỳ vọng tăng bình quân 3,3% trong quý III/2024 và tăng 10,1% trong năm 2024, điều chỉnh cao hơn mức dự báo 9,9% ghi nhận tại kỳ điều tra trước. Đây cũng là yếu tố được các chuyên gia ngoài các tổ chức tín dụng tham gia khảo sát cho rằng hoàn toàn có khả năng xảy ra, khi trên thị trường, các kênh đầu tư thụ động đang bớt hấp dẫn trong khi lãi suất huy động tăng trở lại, hứa hẹn việc thu hút dòng tiền tiết kiệm tiếp tục tăng trưởng.

Thực tế, ngay trong tuần đầu của tháng 7 đã ghi nhận 3 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm, bao gồm: SeABank, NCB, Eximbank. Trước đó, trong tháng 6, thị trường đã ghi nhận 23 ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động. Cách đây một tháng, hầu hết ngân hàng đều niêm yết lãi suất kỳ hạn 6 tháng dưới 4,9%/năm, nhưng hiện đã có nhiều ngân hàng niêm yết lãi suất trên 5%/năm cho các kỳ hạn này. Đối với kỳ hạn 12 tháng, hầu hết các ngân hàng tư nhân đã trả lãi suất huy động từ 5% - 6%/năm.

Ông Hồ Nam Tiến, Tổng giám đốc LPBank - cho biết, sau giai đoạn duy trì mặt bằng lãi suất huy động thấp đầu năm, LPBank đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động để cân đối dòng tiền với hoạt động cho vay tăng trưởng rất tốt trong nửa đầu năm.

Ông Tiến cho biết, đến cuối tháng 5, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng đã đạt trên 10% và dự kiến cả năm có thể tăng 15% theo chỉ tiêu được Ngân hàng Nhà nước giao. Do vậy, ngân hàng cũng rất cần vốn đầu vào.

Phó Tổng giám đốc một ngân hàng thương mại tư nhân khác cũng cho biết, mặt bằng lãi suất huy động đã chạm đáy trong quý I và đầu quý II, khi tăng trưởng tín dụng ghi nhận dấu hiệu tích cực trở lại từ tháng 4 - 5, ngân hàng này đã phải tăng lãi suất huy động để cân đối dòng vốn huy động - cho vay.

Theo thống kê, chỉ trong 2 tháng 5 và 6, thị trường đã ghi nhận hàng chục đợt tăng lãi suất tiền gửi của các ngân hàng tư nhân. Thậm chí, có ngân hàng tăng lãi suất 3 - 4 lần chỉ trong một tháng.

Kỳ vọng nợ xấu giảm nhẹ, tín dụng tăng 3,7% trong quý III/2024

Vụ Dự báo, Thống kê cũng cho biết, các tổ chức tín dụng kỳ vọng, dư nợ tín dụng toàn hệ thống sẽ tăng bình quân 3,7% trong quý III/2024 và tăng 14,1% trong năm 2024, điều chỉnh tăng 0,47% so với mức dự báo 13,6% tại kỳ điều tra trước. Đây cũng là dự báo có tính khả thi và thậm chí có phần thận trọng khi tín dụng đã bắt đầu khởi sắc trở lại từ nửa cuối tháng 5, dự kiến đã tăng nhanh từ tháng 6 trở đi. Tuy vậy, vẫn có khoảng cách so với mục tiêu cao Ngân hàng Nhà nước đặt ra là 15% - chưa gồm khả năng nới chỉ tiêu tăng trưởng.

Các tổ chức tín dụng cho biết, tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng tiếp tục có biểu hiện “tăng nhẹ” trong quý II/2024, chưa đạt được kỳ vọng “giảm nhẹ” như kết quả tại thời điểm quý I/2024. Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng kỳ vọng tỷ lệ nợ xấu có thể giảm trong quý III/2024.

Trong năm 2024, 86,2% tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng trưởng dương so với năm 2023

Ghi nhận tại cuối quý I/2024, số dư nợ xấu của 28 ngân hàng thương mại đã công bố báo cáo tài chính tăng thêm 14,4% so với đầu năm, trái ngược với xu hướng giảm từng ghi nhận vào quý IV/2024. Tỷ lệ nợ xấu trung bình cả hệ thống ngân hàng thương mại là 2,18%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với cuối năm 2023.

Với Thông tư 02 đã được Ngân hàng Nhà nước chính thức gia hạn đến hết 2024, cùng kỳ vọng tăng trưởng tín dụng tích cực hơn, tỷ lệ nợ xấu kỳ vọng giảm trong quý III/2024 cũng được đánh giá khả quan.

Theo kết quả điều tra, tình hình kinh doanh tổng thể và lợi nhuận trước thuế của hệ thống ngân hàng trong quý II/2024 có cải thiện nhưng chưa thực sự rõ nét so với quý I/2024 và chưa đạt được như kỳ vọng của tổ chức tín dụng tại kỳ điều tra trước. 70 - 75,5% tổ chức tín dụng kỳ vọng tình hình kinh doanh sẽ khả quan hơn trong quý III/2024 và cả năm 2024.

Trong năm 2024, 86,2% tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng trưởng dương so với năm 2023, bên cạnh đó, vẫn có 11% tổ chức tín dụng lo ngại lợi nhuận tăng trưởng âm trong năm 2024 (cao hơn tỷ lệ 10,1% tổ chức tín dụng kỳ vọng tại kỳ điều tra trước) và 2,8% ước tính lợi nhuận không thay đổi.

Trong quý II/2024, các tổ chức tín dụng đánh giá các nhân tố nội tại tiếp tục có cải thiện so với quý trước, và dự kiến tiếp tục cải thiện trong cả năm 2024. Trong đó, nhân tố “Chính sách lãi suất, tín dụng, tỷ giá của đơn vị” cùng với “Chính sách và dịch vụ chăm sóc khách hàng của đơn vị” tiếp tục được đa số các tổ chức tín dụng đánh giá là 2 nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tích cực tới tình hình kinh doanh của đơn vị trong quý II và dự kiến cho cả năm 2024.

Tuy nhiên, vẫn có 5,6% tổ chức tín dụng lo ngại tổng thể các nhân tố nội tại làm “suy giảm” tình hình kinh doanh của đơn vị trong năm 2024, chủ yếu là do nhân tố “Năng lực tài chính của đơn vị” cùng với “Khả năng sáng tạo, cải tiến sản phẩm của đơn vị”. Các tổ chức tín dụng đánh giá “Cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của đơn vị” là nhân tố khách quan, quan trọng nhất giúp “cải thiện” tình hình kinh doanh của tổ chức tín dụng trong quý II/2024, tuy nhiên, dự kiến cho cả năm 2024, “Chính sách tín dụng, lãi suất và tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước” được kỳ vọng là nhân tố khách quan quan trọng nhất giúp “cải thiện” tình hình kinh doanh của tổ chức tín dụng, tiếp theo là “Điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng” và “Cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của đơn vị”. Trong khi đó, “Sự cạnh tranh từ các tổ chức tín dụng khác” tiếp tục được đánh giá là nhân tố quan trọng nhất tác động tiêu cực làm “suy giảm” tình hình kinh doanh của tổ chức tín dụng trong quý II/2024 và dự kiến cả năm 2024.

Theo nhận định của các tổ chức tín dụng, tình hình lao động, việc làm của ngành tài chính ngân hàng diễn biến tích cực trong Quý II/2024 và được kỳ vọng tiếp tục khả quan trong Quý III/2024 và cả năm 2024.

Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: Tăng lãi suất

Tin cùng chuyên mục

Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Bac A Bank ra mắt giao diện mới của ứng dụng ngân hàng điện tử

Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần ‘cả hai cùng thắng’

Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu trong năm 2025

Dòng vốn 3.000 tỷ đồng kỳ vọng vực dậy DIC Corp

Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cơ hội để Việt Nam hút vốn ngoại

Nam A Bank lọt top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024

Nhận diện thách thức, tìm cơ hội cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025

Đón 'sóng' thoái vốn nhà nước của VNSteel, nhà đầu tư trúng đậm

Thêm tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Đề xuất rút ngắn quy trình niêm yết chứng khoán xuống 30 ngày