Thứ ba 26/11/2024 07:45

Các hồ Thuỷ điện EVN đã xả 5,14 tỷ m3 nước cho vụ Đông Xuân 2020-2021

Thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, vụ Đông Xuân 2020-2021 có 3 đợt xả nước, các hồ thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang và Thác Bà thuộc EVN đã xả tổng cộng 5,14 tỷ m3, cung cấp đủ nước phục vụ gieo cấy cho các tỉnh Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ.

Theo nội dung báo cáo của Tổng cục Thuỷ lợi về tổng kết công tác lấy nước phục vụ gieo cấy lúa Vụ Đông Xuân 2020-2021 khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ, EVN đã tổ chức vận hành các nhà máy thủy điện tối đa khả năng cho phép để tạo điều kiện thuận lợi cho các công trình thủy lợi vận hành lấy nước, đồng thời bảo đảm cung cấp điện cho các trạm bơm hoạt động. Thông tin điều hành xả nước của Tập đoàn được gửi thường xuyên hàng ngày đến Tổng cục Thủy lợi và các cơ quan liên quan để phối hợp thực hiện.

Trên thực tế trong các đợt xả nước vừa qua, để bảo đảm bổ sung nước cho hạ du theo kế hoạch, EVN đã tăng cường phát điện trước các đợt lấy nước 2-3 ngày để dâng mực nước hạ du sông Hồng theo đúng quy định. Theo dõi cho thấy dòng chảy trong các đợt lấy nước được duy trì cơ bản bảo đảm như yêu cầu, tạo điều kiện cho các công trình thủy lợi vận hành lấy nước. Tính chung cả 3 đợt xả nước, các hồ thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang và Thác Bà thuộc EVN đã xả tổng cộng 5,14 tỷ m3, cung cấp đủ nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân 2020 - 2021 cho các tỉnh Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ. So với kế hoạch ban đầu, tổng lượng nước xả tiết kiệm được khoảng 0,5 - 0,7 tỷ m3. Tổng lượng nước xả năm nay dù đã giảm so với kế hoạch, tuy nhiên vẫn cao hơn 2,46 tỷ m3 so với năm 2020 (năm có mưa lớn vào Tết Nguyên Đán); cao hơn 0,72 tỷ m3 so với năm 2019.

Các hồ Thuỷ điện EVN đã xả 5,14 tỷ cho vụ Đông Xuân 2020-2021

Tổng cục Thuỷ lợi cho biết khó khăn trong công tác lấy nước đổ ải do tình trạng hạ thấp lòng dẫn sông Hồng tiếp tục diễn biến phức tạp, làm nguồn nước không thuận lợi, ảnh hưởng đến hiệu suất lấy nước của các công trình thuỷ lợi. Trong toàn bộ các ngày xả nước của đợt 2, mặc dù các nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Thác Bà, Tuyên Quang đã vận hành hết công suất phát điện nhưng thời gian mực nước của Trạm thuỷ văn Hà Nội cao hơn 2m chỉ đạt gần 22%. Một số công trình thuỷ lợi chưa được sửa chữa, nâng cấp không đủ khả năng hoạt động, một số trạm bơm dã chiến chưa đảm bảo chủ động hoạt động không phụ thuộc vào dòng chảy bổ sung từ các hồ thuỷ điện. Ngoài ra, do tập quán canh tác của một số địa phương dẫn đến nhu cầu nước và thời điểm lấy nước khác nhau dẫn đến kéo dài thời gian lấy nước.

Để đảm bảo yêu cầu cấp nước đổ ải Vụ Đông Xuân trong những năm tới khi điều kiện nguồn nước ngày càng khó khăn, Tổng cục Thuỷ lợi cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên & Môi trường và một số cơ quan khác nhiều nội dung giải pháp cấp bách cần thiết. Đối với Tập đoàn EVN, trên tinh thần phát huy những kết quả và kinh nghiệm có được, những năm tới EVN sẽ tiếp tục chủ động tính toán, xác định lưu lượng xả, tổng lượng xả các hồ chứa thuỷ điện phù hợp với yêu cầu lấy nước, đồng thời tiết kiệm nguồn nước và nâng cao hiệu quả phát điện.

Nguyên Vũ

Tin cùng chuyên mục

Công ty Điện lực Bạc Liêu tập trung đầu tư vào hạ tầng lưới điện

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?