Thứ sáu 22/11/2024 20:38

Các gói tín dụng ưu đãi phát huy hiệu quả

Ngân hàng Nhà nước thông tin, hàng chục ngàn tỷ đồng vốn vay ưu đãi lãi suất đã được giải ngân theo nhu cầu và kiến nghị cấp bách của người dân, doanh nghiệp.

Hơn 25.000 tỷ đồng vốn vay ưu đãi đến với người dân, doanh nghiệp

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các gói tín dụng ưu đãi như gói 15.000 tỷ đồng (cho vay các doanh nghiệp lĩnh vực lâm sản, thủy sản với lãi suất thấp hơn 2% so với lãi suất vay thông thường) và gói tín dụng 20.000 tỷ đồng (cho vay tiêu dùng đối với công nhân, người lao động với lãi suất 15 - 25%/năm) thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực.

Cụ thể, tính đến hết năm 2023, mặc dù vẫn còn thời gian 6 tháng để các ngân hàng thương mại giải ngân cho vay gói tín dụng 15.000 tỷ đồng theo Văn bản số 5631/NHNN-TD của Ngân hàng Nhà nước, tuy nhiên 12 tổ chức tín dụng gồm: Agribank, BIDV, VietinBank, Vietcombank, LPBank, Sacombank, MB, ACB, NamABank, OCB, Eximbank và SHB đã giải ngân xong 100% hạn mức của chương trình tín dụng ưu đãi này.

Trong khi đó, các công ty tài chính lớn như FE Credit, HD Saison cũng đã giải ngân được khoảng 10.056 tỷ đồng đối với gói tín dụng 20.000 tỷ đồng cho vay công nhân theo thỏa thuận hợp tác giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và hai tổ chức tín dụng này, đạt 50% tổng hạn mức của chương trình.

Những thông tin trên cho thấy, trong năm qua đã có hàng chục ngàn tỷ đồng vốn vay ưu đãi lãi suất được các tổ chức tín dụng giải ngân cho vay theo nhu cầu và kiến nghị cấp bách của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Gói tín dụng ưu đãi 15.000 tỷ đồng cho vay các doanh nghiệp lĩnh vực lâm sản, thủy sản với lãi suất thấp hơn 2% so với lãi suất vay thông thường đã giải ngân xong 100% hạn mức

Trở lại thời điểm cuối quý II/2023, trước những khó khăn lớn về tài chính và thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng thuộc lĩnh vực lâm sản, thủy sản đã liên tục kiến nghị Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ về tài chính, tín dụng để các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi đơn hàng xuất khẩu. Thủ tướng Chính phủ thời điểm đó đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, đề xuất gói tín dụng 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho doanh nghiệp ngành sản xuất, chế biến lâm sản và thủy sản.

Thực hiện theo những chỉ đạo này, ngay giữa tháng 7/2023, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Văn bản số 5631/NHNN-TD chỉ đạo và hướng dẫn các ngân hàng thương mại triển khai Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản. Thời gian triển khai đến hết ngày 30/6/2024. Gần như ngay lập tức, hàng chục ngân hàng thương mại đã hưởng ứng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Nhiều ngân hàng cam kết sẽ dành ra từ 3.000 - 5.000 tỷ đồng để triển khai cho vay chương trình này. Vì thế, quy mô gói tín dụng được nâng lên mức 15.000 tỷ đồng, cao hơn so với đề xuất của các doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng.

Thực tế, trong suốt năm 2023, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại nhiều địa phương có thế mạnh phát triển các lĩnh vực lâm sản, thủy sản như Bình Định, Bình Thuận, Đồng Tháp, Cà Mau… đã chỉ đạo hệ thống tổ chức tín dụng trên địa bàn giữ nguyên hạn mức tín dụng và tăng tốc kết nối để giải ngân cho vay đối với các doanh nghiệp. Dư nợ cho vay chương trình này đến cuối 2023 tại nhiều tỉnh, thành đã đạt từ 400 - 500 tỷ đồng chỉ sau 4 đến 5 tháng triển khai. Tính chung cả nước đã có khoảng 6.000 doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn này với lãi suất từ 4 - 6%/năm.

Hơn 25.000 tỷ đồng vốn vay ưu đãi đến với người dân, doanh nghiệp

Tiếp tục triển khai nhiều chương trình ưu đãi mới

Các tháng đầu năm 2024, bên cạnh gói tín dụng 20.000 tỷ đồng cho vay đối với công nhân, hàng loạt ngân hàng cũng thúc đẩy giải ngân các gói vay tài trợ vốn tiêu dùng của hai công ty tài chính. Các ngân hàng còn đưa ra nhiều chương trình ưu đãi, chẳng hạn HDBank có gói tín dụng 5.000 tỷ đồng, áp dụng ưu đãi lãi suất 0% trong tháng đầu và từ 6,7%/năm trong các tháng tiếp theo. Gói vay tiêu dùng của LPBank áp dụng hạn mức vay tối đa 2 tỷ đồng/khách hàng, lãi suất từ 6,5%/năm. Gói vay 10.000 tỷ đồng cho vay tiêu dùng của Agribank áp dụng giảm từ 2,5% lãi suất so với các khoản vay thông thường cùng kỳ hạn, kéo dài đến hết tháng 6/2024…

Đáng chú ý, mới đây, 17 thương hiệu ngân hàng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã đăng ký tham gia gói tín dụng ưu đãi trong chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp năm 2024 với tổng số tiền gần 510.000 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh cho biết, tổng số tiền gói tín dụng ưu đãi của chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trong năm 2024 đạt mức cao nhất từ trước đến nay (quy mô gói tín dụng tăng 12,49% so với năm 2023).

“Năm nay, ngoài 4 ngân hàng thương mại Big 4 (Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank) và các ngân hàng thương mại tư nhân như ACB, Sacombank, Nam A Bank, OCB, BVBank… còn có các ngân hàng nước ngoài như Standard Chatered, Sinhanbank… cũng tham gia. Điều này tạo sự khác biệt và trách nhiệm của các tổ chức tín dụng trên địa bàn trong việc thực thi chính sách và đồng hành cùng doanh nghiệp thành phố”, ông Nguyễn Đức Lệnh cho hay.

Tiêu chí đăng ký gói tín dụng ưu đãi tham gia chương trình bao gồm: giảm lãi suất cho doanh nghiệp; cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp giữ nguyên nhóm nợ; cho vay 5 nhóm ngành, lĩnh vực ưu tiên; tăng hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp; cho vay lãi suất thấp… Theo đó, gói tín dụng này thực hiện cho vay mới với lãi suất ưu đãi (cho vay ngắn hạn bằng VND khoảng 4%/năm và lãi suất cho vay trung - dài hạn khoảng 9%/năm, sẽ điều chỉnh hợp lý theo diễn biến thị trường, song đảm bảo nguyên tắc hỗ trợ) và thực hiện giảm lãi suất các khoản vay cũ, đặc biệt là các khoản vay trung - dài hạn thời gian trước có lãi suất cao. Ngoài ra, chương trình còn thực hiện gia hạn nợ mà không chuyển nhóm nợ đối với các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện.

Theo Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, việc giải ngân gói tín dụng này được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp trong quá trình mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo định hướng của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước và của Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh.

Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Nhà băng 'tung' ưu đãi, ‘trợ lực’ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp cuối năm

Manulife được vinh danh vì những đóng góp tiêu biểu cho cộng đồng năm 2024

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Quý 3/2024, tập đoàn Manulife toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng

Tập đoàn FPT bắt tay Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số nhằm nâng tầm trải nghiệm Khách hàng

Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn