Thứ sáu 15/11/2024 20:23

Các doanh nghiệp cần tăng cường an ninh mạng khi làm việc từ xa

Báo cáo “Tương lai làm việc từ xa an toàn” mới được công bố gần đây cho biết, đại dịch Covid-19 xảy ra khiến 56% doanh nghiệp có ít nhất một nửa lao động làm việc từ xa so với con số 19% trước đại dịch. Ở Việt Nam, con số này là 51%.

Báo cáo “Tương lai làm việc từ xa an toàn” do Tập đoàn công nghệ Cisco thực hiện với gần 3200 tổ chức tại 21 thị trường trên khắp thế giới nhằm tìm hiểu cách thức các tổ chức, doanh nghiệp đã chuẩn bị như thế nào trong việc duy trì vận hành khi buộc phải cho một phần hay toàn bộ cán bộ, nhân viên làm việc từ xa do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Các công ty tham gia khảo sát là các công ty vừa và nhỏ (từ 1 đến 249 nhân viên), doanh nghiệp có từ 250 đến dưới 1.000 nhân viên, cũng như các doanh nghiệp lớn trên 1.000 nhân viên. Tác giả của nghiên cứu cũng tiến hành khảo sát đối với các lãnh đạo công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp thuộc 30 ngành nghề.

Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy, 19% số doanh nghiệp tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có khoảng một nửa lực lượng lao động làm việc từ xa, con số tại Việt Nam là 20%. Khi đại dịch nổ ra, đã có 56% số doanh nghiệp tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và 51% số doanh nghiệp Việt Nam có hơn một nửa lực lượng lao động làm việc từ xa. Dự đoán sau đại dịch, vẫn sẽ có khoảng 34% số doanh nghiệp tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và tại Việt Nam có hơn một nửa lực lượng lao động làm việc từ xa.

Báo cáo cũng cho thấy các doanh nghiệp trên toàn cầu và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chưa chuẩn bị kỹ cho quá trình chuyển đổi đột ngột sang làm việc từ xa. Khi đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát vào đầu năm 2020, 54% các doanh nghiệp tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã chuẩn bị “một phần” trong khi 7% chưa hề có sự chuẩn bị cho việc hỗ trợ làm việc từ xa. Tại Việt Nam, con số tương ứng là 30% và 3%.

Trong tình thế buộc phải chuyển đổi sang làm việc từ xa, các doanh nghiệp đã gặp nhiều đe dọa, cảnh báo an ninh mạng do các tác nhân độc hại đang tìm cách lợi dụng các lỗ hổng bảo mật khi nhân viên truy cập vào hệ thống mạng doanh nghiệp và các ứng dụng đám mây từ xa. 69% các doanh nghiệp châu Á – Thái Bình Dương đã nhận thức được các mỗi đe dọa và tăng mức độ bảo mật thêm 25%. Tại Việt Nam, 91% doanh nghiệp nhận thức các mỗi đe dọa và đã tăng mức độ bảo mật lên trên 25%.

Đồng thời, nhân viên có thể kết nối với các nguồn lực doanh nghiệp thông qua nhiều thiết bị cá nhân hơn mà không được quản lý đã tạo ra điểm mù cho các bộ phận bảo mật. Hơn một nửa số người tham gia khảo sát tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cho rằng máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn tại văn phòng (58%) và thiết bị cá nhân (57%) là các điểm cuối cần được bảo vệ trong môi trường làm việc từ xa. Các số liệu tại Việt Nam cho thấy 65% doanh nghiệp cho rằng thiết bị cá nhân đặt ra thách thức cần bảo vệ trong môi trường làm việc từ xa, tiếp theo là thông tin khách hàng (61%), máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn tại văn phòng (60%) và các ứng dụng đám mây (59%).

70% doanh nghiệp Châu Á – Thái Bình Dương và 78% doanh nghiệp Việt Nam tin rằng dịch COVID-19 sẽ dẫn đến sự gia tăng đầu tư vào an ninh mạng trong tương lai. Kết quả này cho thấy ngành bảo mật có cơ hội thay đổi cơ bản nhằm đáp ứng nhu cầu tại thời điểm này và tăng tính linh hoạt nhằm biến bảo mật thành yếu tố hỗ trợ thúc đẩy thay vì cản trở cộng tác cho lực lượng lao động bị phân tán.

Bài viết cùng chủ đề: An toàn thông tin

Tin cùng chuyên mục

Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động

Nhiều nhân viên của các tổ chức thiếu kiến thức cơ bản về an ninh mạng

Tập đoàn Viettel nói về giá và chất lượng mạng 5G sau 9 ngày thử nghiệm

Câu chuyện chuyển đổi số ở tỉnh nghèo Hà Giang

Để mục tiêu kinh tế số đóng góp 30% vào GDP không còn là thách thức

Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số Việt Nam

Thị trường IT Việt Nam cần 500.000 lao động công nghệ từ nay đến năm 2025

Quảng Nam: Các tổ công nghệ số cộng đồng thi tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số

Cảnh báo: Các cú pháp nhận ưu đãi từ Viettel là thông tin thất thiệt

Thế giới thiếu hụt khoảng 4 triệu chuyên gia an ninh mạng

3 mục đích xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số

Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông: Hiệu quả cao nhờ chuyển đổi số

Ngành sản xuất là lĩnh vực bị mã độc tấn công nhiều nhất tại Việt Nam

AI tạo sinh mang lại cơ hội và thách thức gì cho doanh nghiệp?

Ứng dụng Rakuten Viber ra mắt tính năng mới, thêm trải nghiệm cho người dùng

Analog Devices và Flagship Pioneering “bắt tay” đẩy nhanh tốc độ phát triển thế giới sinh học

Sắp diễn ra hội nghị trí tuệ nhân tạo GenAI Summit 2024

Người dùng thích ứng ra sao sau 1 tháng thực hiện xác thực sinh trắc học?

Nở rộ dịch vụ ''lấy lại tiền bị lừa'' trên mạng xã hội, Cục An toàn thông tin khuyến cáo gì?

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Người đứng đầu đóng vai trò quan trọng