Thứ sáu 22/11/2024 07:41

Các địa phương chủ động ứng phó với bão số 1, bão TALIM

Để chủ động ứng phó với bão số 1 (bão TALIM) các địa phương ven biển nơi bão đi qua đã sẵn sàng các điều kiện vật chất, lực lượng chủ động trong mọi tình huống.

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 1 (bão TALIM), các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá đã tổ chức quản lý chặt chẽ các phương tiện, tàu thuyền ra khơi; kiểm tra, hướng dẫn tàu thuyền tại nơi neo đậu. Tùy tuỳ theo diễn biến thực tế của cơn bão số 1 tại địa phương để chủ động tổ chức cấm biển (kể cả với tàu vận tải, tàu du lịch). Chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản trên biển, ven biển, khách du lịch lưu trú trong thời gian bão đổ bộ và trên các đảo…

Quảng Ninh sẵn sàng ứng phó bão số 1

Ngay từ khi có thông tin về cơn bão số 1 (bão TALIM), Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Ninh đã chuyển Công điện chỉ đạo của Trung ương xuống các địa phương, các ngành trong tỉnh để chủ động triển khai. Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh đã ban hành chỉ đạo ứng phó với bão và các ảnh hưởng của bão, trong đó tập trung vào các nội dung: Thông tin về diễn biến cơn bão cho đông đảo nhân dân biết để chủ động các biện pháp phòng, tránh bão và các hình thái thiên tai do ảnh hưởng của bão.

Các phương tiện tàu thuyền trên biển cần đảm bảo an toàn trước cơn bão số 1

Chỉ đạo các địa phương, Chi cục Thủy sản rà soát lại số lượng tàu thuyền đang đi biển trên địa bàn tỉnh (đặc biệt là tàu xa bờ), giữ liên lạc thường xuyên với các phương tiện để thông tin về hướng di chuyển của bão để chủ động đi ra khỏi vùng nguy hiểm. Tổ chức gia cố lồng bè nuôi trồng thủy sản, di dời người lao động trên các lồng bè.

Rà soát các khu vực có nguy cơ sạt lở, ngập lụt để triển khai phương án phòng chống, đảm bảo an toàn. Theo dõi mực nước các hồ chứa, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn hồ chứa trong tình huống mưa kéo dài.

Nắm lại tàu thuyền du lịch, vận chuyển khách và lượng khách ra các tuyến đảo, chủ động thông tin cho khách du lịch biết tình hình bão. Sẵn sàng tiến hành cấm biển khi có lệnh.

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện thực hiện hỗ trợ, cứu hộ cứu nạn khi có tình huống xảy ra. Các huyện, thị, thành phố đều thành lập các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo UBND đi kiểm tra, rà soát lại các vị trí xung yếu trên địa bàn.

Đến thời điểm này, các địa phương và lực lượng vũ trang của tỉnh đã chuẩn bị lực lượng gồm: 1.228 cán bộ chiến sỹ và lực lượng xung kích phòng chống thiên tai, 27 ô tô các loại, 12 tàu, 32 xuồng. Lực lượng hiệp đồng các đơn vị của Quân khu III, Bộ Quốc phòng với 1.435 cán bộ chiến sỹ, 41 ô tô, 8 tàu, 27 xuồng, 6 xe đặc chủng. Tất cả đều ứng trực tại các địa bàn được phân công, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

Đối với công tác kêu gọi tàu thuyền và đảm bảo an toàn khu nuôi trồng thủy sản: Hiện có 384 tàu du lịch đang hoạt động bình thường và sẽ về nơi neo đậu, tránh trú khi có yêu cầu. Trên biển hiện có 6.005 chiếc tàu cá các loại. Trong đó, 221/231 tàu xa bờ đã về nơi neo đậu, tránh trú; còn lại 10 tàu sẽ về nơi neo đậu trong tối nay. 5.774 chiếc tàu gần bờ hoạt động ven bờ theo phương thức “sáng đi, chiều về”; một số tàu đã neo đậu tại các bến cá, vụng kín gió; một số tàu đang hoạt động sẽ về neo đậu tại các khu tránh trú, vụng kín gió trên địa bàn tỉnh và khu bến cá Cát Bà, Đồ Sơn (Hải Phòng).

Tỉnh Thái Bình, đảm bảo các phương tiên hoạt động và neo đậu an toàn

Theo báo cáo của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thái Bình, trên địa bàn tỉnh có tổng số 1.008 phương tiện với 2.894 lao động đang làm ăn trên biển. Trong đó, có 14 phương tiện với 104 lao động đang hoạt động ngoài tỉnh; 52 phương tiện với 235 lao động hoạt động ven biển Thái Bình; 915 phương tiện với 2.444 lao động đã vào neo đậu tại các bến trong tỉnh; 27 phương tiện với 111 lao động đã vào neo đậu tại các bến ngoài tỉnh.

Tất cả số phương tiện trên đều liên lạc được với gia đình, không có phương tiện hoạt động ở vùng nguy hiểm. Cùng với đó, toàn tỉnh hiện có 1.159 chòi ngao với 1.193 lao động canh coi trên các bãi ngao; 1.150 đầm với 1.600 lao động nuôi trồng thủy, hải sản ven sông, ven biển tập trung ở các huyện Thái Thụy, Tiền Hải, Hưng Hà. Toàn tỉnh có 692 lồng, bè trên sông, trong đó huyện Hưng Hà chiếm nhiều nhất với 287 lồng, huyện Quỳnh Phụ có 220 lồng…

Bên cạnh đó, tỉnh Thái Bình còn cường công tác kiểm tra công trình đê điều, đặc biệt là các công trình trọng điểm đê, kè, cống xung yếu, nếu phát hiện thấy công trình không bảo đảm an toàn phải chủ động huy động lực lượng, phương tiện, vật tư để xử lý, củng cố ngay.

Các đơn vị quản lý hệ thống thủy nông cử cán bộ thường trực 24/24h theo dõi mực nước, chủ động tiêu nước đệm trong hệ thống qua các cống dưới đê; kiểm tra hoạt động các trạm bơm để sẵn sàng kích hoạt tiêu nước cho lúa mới cấy, hoa màu và các khu vực trũng, thấp.

Thanh Hóa thực hiện các biện pháp ứng phó với cơn bão số 1

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, tiếp tục tổ chức kiểm đếm tàu thuyền, bằng mọi biện pháp kêu gọi chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu thuyền đang hoạt động di chuyển thoát ra khỏi vùng nguy hiểm hoặc vào nơi neo đậu tránh trú. Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên) được xác định từ vĩ tuyến 16,5 đến 21,5 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 114,5 (vùng nguy hiểm được điều chỉnh trong các bản tin dự báo).

Tổ chức quản lý chặt chẽ các phương tiện, tàu thuyền ra khơi; kiểm tra, hướng dẫn tàu thuyền tại nơi neo đậu. Chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản trên biển, ven biển, khách du lịch lưu trú trong thời gian bão đổ bộ và trên các đảo.

Đối với vùng đồng bằng và ven biển, các địa phương chủ động sơ tán dân tại các khu vực trũng thấp có nguy cơ cao ngập sâu do mưa lớn, nước biển dâng.

Chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho các tuyến đê biển, đê cửa sông, nhất là các vị trí xung yếu hoặc đang thi công; tổ chức cắt tỉa cành cây; chằng chống, gia cố nhà ở, biển hiệu, các công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, kho tàng, các công trình cột tháp cao, hệ thống lưới điện. Rà soát, sẵn sàng tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp, khu vực trũng thấp, khu đô thị và khu công nghiệp.

Đối với khu vực miền núi, các địa phương chủ động sơ tán dân tại các khu vực có nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “bốn tại chỗ” để chủ động, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống. Chỉ đạo rà soát, kiểm tra công tác đảm bảo an toàn đối với các hầm mỏ, khu khai thác khoáng sản. Kiểm tra, rà soát, chủ động biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống. Chuẩn bị sẵn sàng triển khai lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết khi có mưa, lũ xảy ra.

Được biết lúc 9 giờ ngày 17/7, vị trí tâm bão số 1 (bão TALIM) khoảng 20.2 độ Vĩ Bắc; 112.8 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất: Cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 15km/h.

Tiệp Phạm
Bài viết cùng chủ đề: cơn bão số 1

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam đứng đầu các quốc gia ASEAN về số sinh viên theo học tại Hoa Kỳ

Đoàn công tác Bộ Công Thương dâng hương tri ân các anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Quảng Trị

Cục Phòng vệ thương mại khánh thành ‘Lớp học hạnh phúc’ tại Điện Biên

Tích hợp VNeID lên iHanoi - Điểm nhấn mới trong triển khai Đề án 06/CP

Bộ Giao thông vận tải đề xuất sửa quy định danh mục hàng hóa có khả năng gây mất an toàn

Hải quân Việt Nam – Thái Lan tuần tra chung lần thứ 50

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Vì sao đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng?

Quân khu 9 thực hành diễn tập bắn đạn thật

Khoảng 30 nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống

Khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Nạn đánh bắt chim trời diễn ra tràn lan ở Hà Tĩnh

Hà Nội: Khẩn cấp chống sạt lở mái đê hữu Đáy ở Quốc Oai

Bắc Giang: Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu về đảm bảo an toàn thực phẩm

Thừa Thiên Huế: Xe chở rác tông lan can cầu treo, hai người mất tích

Truyền thông góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thuốc lá: Kẻ thù không đội trời chung của làn da

Nhân sự 20/11: Bộ Chính trị bổ nhiệm nhân sự; Bộ Công an bổ nhiệm hai lãnh đạo tại tỉnh Bình Dương

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/11/2024: Có mưa rào và dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 21/11/2024: Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi cục bộ có mưa to