Các Bộ trưởng Thương mại ASEAN thuyết phục Ấn Độ tăng tốc đàm phán RCEP
Ngày 9/7, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan, Bộ trưởng Thương mại Indonesia và Tổng thư ký ASEAN đã có cuộc họp với Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ - Piyush Gidel - tại New Delhi để thảo luận về các cách thức đẩy nhanh các cuộc đàm phán RCEP nhằm đạt được mục tiêu hoàn tất hiệp định vào cuối năm nay. RCEP hiện bao gồm 16 thành viên dự kiến sẽ được ký kết vào năm ngoái. Tuy nhiên, quá trình này đã bị trì hoãn vì một số lý do như Ấn Độ miễn cưỡng mở cửa thị trường đáng kể đối với Trung Quốc, sự bất đồng giữa các thành viên về dịch vụ và một số quốc gia có một số chính phủ mới như Malaysia.
Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ Piyush Goyal với Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Chutima Bunyapraphasara, Bộ trưởng Thương mại Indonesia Enggartiasto Lukita, Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi và Chủ tịch Ủy ban Đàm phán thương mại RCEP Iman Pambagyo ngày 9/7/2019 |
Gần đây, ngành sản xuất Ấn Độ bao gồm thép, hàng kỹ thuật công nghiệp và ô tô, trong các cuộc họp với Bộ Thương mại, đã yêu cầu Ấn Độ không nên áp thuế 0% đối với hơn 42% các mặt hàng được giao dịch với Trung Quốc vì hầu hết các nhà sản xuất trong nước sẽ không thể ứng phó được với sự cạnh tranh gia tăng. Tuy nhiên, New Delhi đã đề nghị loại bỏ thuế đối với 74% các mặt hàng từ Trung Quốc (và cả New Zealand và Australia) như một phần của thỏa thuận RCEP. Điều khiến mọi thứ trở nên bế tắc giữa Ấn Độ và Trung Quốc là yêu cầu của Bắc Kinh rằng New Delhi nên loại bỏ thuế đối với hơn 90% các mặt hàng từ nước này, vì họ sẵn sàng thực hiện trong trường hợp với ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc, và không sẵn sàng để chấp nhận một đề nghị thấp hơn.
Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ cho rằng, có thể sẽ có các cuộc thảo luận giữa các quan chức Ấn Độ và Trung Quốc trong nỗ lực phá vỡ sự bế tắc về tiếp cận thị trường trước vòng đàm phán RCEP lần thứ 27 tại Trung Quốc vào cuối tháng 7 và Hội nghị Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần thứ 8 tại Bắc Kinh vào đầu tháng 8. Trung Quốc đã gợi ý rằng các thành viên khác nên tiến hành một hiệp định thương mại lớn khác nếu Ấn Độ tiếp tục không thiện chí, bằng cách đề xuất một hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN+3 với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Bản thân New Delhi do dự về việc có từ chối hiệp định RCEP hay không, bởi vì, nếu được hoàn tất, đây sẽ là khối thương mại tự do lớn nhất thế giới chiếm 25% GDP toàn cầu và 30% thương mại thế giới, mang lại cho các thành viên cơ hội lớn để mở rộng thương mại và đầu tư trong khu vực.