Thứ hai 25/11/2024 10:34

Cả nước đã có trên 24 triệu công tơ điện tử đọc từ xa

Thực hiện kế hoạch phát triển công tơ điện tử đo xa giai đoạn 2021 – 2025, đến nay EVN đã lắp đặt trên 24 triệu công tơ điện tử.

Ông Nguyễn Xuân Nam – Phó Tổng Giám đốc EVN cho biết, thực hiện chủ trương hiện đại hóa trong sản xuất kinh doanh và hệ thống đo đếm, từ năm 2015 EVN đã đầu tư, lắp đặt và đưa vào vận hành công tơ điện tử và hệ thống thu thập dữ liệu công tơ từ xa (công tơ điện tử đọc từ xa), thay thế dần các công tơ cơ khí phải thực hiện thủ công đọc ghi chỉ số trực tiếp tại công tơ.

Theo thống kê đến ngày 31/5/2023, toàn EVNđã có 80,26% công tơ điện tử đọc từ xa trên tổng số hơn 30,5 triệu công tơ đang bán điện cho khách hàng. Trong đó, tại địa bàn Hà Nội do Tổng công ty Điện lực Hà Nội quản lý và địa bàn 13 tỉnh, thành phố miền Trung từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và 4 tỉnh Tây nguyên do Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) quản lý đã đạt 100%; Địa bàn TP. Hồ Chí Minh do Tổng công ty Điện lực (EVNHCMC) quản lý đạt 99,98%; Địa bàn 27 tỉnh/thành phố phía bắc từ Hà Tĩnh trở ra do Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) quản lý đạt 72,39%; Địa bàn 21 tỉnh/thành phố phía nam từ Ninh Thuận đổ vào và tỉnh Lâm Đồng do Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) quản lý đạt 67,95%.

Lắp đặt công tơ điện tử cho khách hàng

Theo ông Nguyễn Xuân Nam, việc áp dụng công tơ điện tử đọc từ xa đã giúp giảm nhân công ghi chỉ số công tơ của toàn EVN, nâng cao năng suất lao động. Hiện nay toàn EVN chỉ còn 2.242 nhân viên vận hành hệ thống đọc công tơ từ xa, chiếm 2,32% số lượng cán bộ công nhân viên của EVN. Các nhân viên này còn kiêm nhiệm các công việc khác như: phúc tra chỉ số công tơ, kiểm tra, thay công tơ định kỳ, đôn đốc nợ, đo công suất, chụp ảnh nhiệt, sử lý sự cố, chăm sóc khách hàng, v.v…

Đồng thời, với việc khi triển khai công tơ điện tử, dữ liệu tiêu thụ điện được các đơn vị thu thập từ xa theo tần suất hàng ngày và đưa lên các ứng dụng CSKH/Website chăm sóc khách hàng giúp khách hàng dễ dàng tra cứu, giám sát việc sử dụng điện và thay đổi hành vi tiêu thụ điện, việc này giúp minh bạch hóa hoạt động mua bán điện.

Đặc biệt, việc sử dụng công tơ điện tử đọc từ xa đã góp phần giảm thắc mắc về chỉ số, hóa đơn tiền điện; thực hiện chủ trương công khai, minh bạch trong ngành điện. Thống kê cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2023, số lượng thắc mắc về chỉ số hóa đơn tiền điện là 14.546 yêu cầu, chiếm 0,19% tổng số các yêu cầu của khách hàng (là 7.842.237 yêu cầu), chỉ bằng 54,8% số lượng thắc mắc về chỉ số, hóa đơn tiền điện cùng kỳ năm 2019 (là 26.529 yêu cầu, năm 2019 là năm bắt đầu phân loại đánh giá chất lượng dịch vụ khách hàng).

Trong thời gian tới, EVN sẽ tiếp tục triển khai việc lắp đặt công tơ điện tử đọc từ xa theo kế hoạch đề ra (Văn bản 2876/QĐ-BCĐ ngày 10/11/2020 của Bộ Công Thương v/v phê duyệt kế hoạch phát triển công tơ điện tử đo xa giai đoạn 2021 – 2025 của các Tổng công ty điện lực thuộc EVN); phấn đấu đến hết năm 2025 toàn EVN sẽ đạt 100% công tơ điện tử đọc từ xa.

Vũ Sơn
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử