Chủ nhật 22/12/2024 08:06

Bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước đối với hoạt động logistics trong thương mại biên giới

Khoá đào tạo giúp các cán bộ công chức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý nhà nước đối với hoạt động logistics trong thương mại biên giới.

Nằm trong Mục tiêu của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, từ ngày 28 - 30/8, tại TP. Cần Thơ, Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương tổ chức khóa "Bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước đối với hoạt động logistics trong thương mại biên giới cho đối tượng cán bộ công chức, tổ chức và các cá nhân có liên quan".

Toàn cảnh lớp học

Trong thời đại toàn cầu hóa và phát triển kinh tế, ngành logistics đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa và quản lý chuỗi cung ứng. Với sự phát triển của thương mại điện tử và nhu cầu vận chuyển tăng cao, ngành logistics ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn này, chương trình đào tạo logistics đã xuất hiện như một cánh cửa mở ra những cơ hội nghề nghiệp thịnh vượng cho những người muốn theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực này. Khóa đào tạo là một trong những hoạt động thực hiện mục tiêu của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.

Khóa đào tạo đã cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết cho học viên làm việc trong lĩnh vực logistics gồm các chuyên đề về quản lý chuỗi cung ứng, kế hoạch vận chuyển; lưu trữ và quản lý kho, phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro...

Các học viên cũng đã được đào tạo về các quy trình và công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực logistics, bao gồm việc sử dụng các phần mềm quản lý kho, hệ thống theo dõi vận chuyển và quản lý thông tin.

Thông qua khóa đào tạo giúp các cán bộ, công chức tại các Sở, Ban ngành, các tổ chức và cá nhân từ Trung ương đến địa phương nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý nhà nước đối với hoạt động logistics trong thương mại biên giới.

Bên cạnh đó hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước, bao gồm các chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics, pháp luật điều chỉnh ngành, bộ máy quản lý tương xứng với mức độ phát triển của dịch vụ logistics của Việt nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Chí Tâm
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Đà Nẵng: Hỗ trợ doanh nghiệp kỹ năng xúc tiến thương mại sang thị trường RCEP

2024: Năm thành công rực rỡ của hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc