Thứ bảy 23/11/2024 18:08
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khoá XV.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Kinh tế đạt kết quả tốt nhưng còn nhiều tồn tại, bất cập cần giải quyết

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, rất nhiều vấn đề mà các đại biểu Quốc hội đã nêu là những tồn tại, hạn chế, bất cập mà chưa giải quyết dứt điểm được.

Không thỏa mãn, chủ quan trước những tác động trực tiếp đến kinh tế vĩ mô

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, chiều 28/10, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước; Phương án phân bổ ngân sách Trung ương và Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu

Giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, năm 2022 là một năm chúng ta đã trải qua hết sức đặc biệt. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm 2022 được xây dựng trong bối cảnh nhiều vấn đề thế giới và trong nước chưa lường hết được. Bối cảnh tình hình năm nay có đặc trưng rất đặc biệt đó là thay đổi rất nhanh, phức tạp, khó lường và vượt xa các dự báo.

Nhiều vấn đề chúng ta thấy là chưa có tiền lệ, đặc biệt với lạm phát, lãi suất đang tăng rất cao, dẫn đến bất ổn kinh tế, khả năng suy thoái kinh tế ngày càng rõ rệt, từ đó, dẫn đến khủng hoảng và những bất ổn về chính trị xã hội ở một số quốc gia.

Ngoài ra ở trong nước, chúng ta cũng đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề bất cập như 3 điểm nghẽn về thể chế, hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực, sức cạnh tranh, năng suất lao động, năng lực cũng như khả năng phục hồi của các doanh nghiệp đang còn nhiều bất cập, hạn chế, tuy đã có cải thiện nhưng chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.

Mặc dù vậy, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, hầu hết các đại biểu đều thống nhất là kết quả phát triển kinh tế - xã hội đã đạt được rất đáng phấn khởi và đáng ghi nhận mà nguyên nhân trước hết, đó là phải nói đến sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và đến sự giám sát, ủng hộ, đồng hành từ sớm, từ xa, trách nhiệm, hiệu quả của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sự kịp thời, chính xác, linh hoạt và quyết liệt trong điều hành của chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần được tập trung giải quyết như: Chất lượng tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động, các chính sách quyền tài khóa tiền tệ, quản lý, điều hành xăng, dầu, thiếu thuốc, vật tư trang thiết bị y tế, nghỉ việc, chuyển việc của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, thực hiện giải ngân vốn đầu tư công đang còn chậm, nhất là 3 chương trình mục tiêu quốc gia cũng như chương trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, là sự liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước, hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; công tác quy hoạch hạ tầng giao thông, công trình hạ tầng, ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển văn hóa, khoa học công nghệ... "Rất nhiều vấn đề mà các đại biểu đã nêu là những tồn tại, hạn chế, bất cập mà chúng ta chưa giải quyết dứt điểm được" - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói.

Theo đó, cùng với giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong ngắn hạn là những vấn đề trong trung và dài hạn như: Tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế, hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, những vướng mắc liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng cũng cần được quan tâm giải quyết để huy động mọi nguồn lực, vốn đầu tư trong xã hội, nhất là các doanh nghiệp cho đầu tư phát triển. Đây là nguồn lực rất lớn và là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong năm 2023 và trong thời gian sắp tới.

"Cũng như nhiều đại biểu đã nêu khó khăn, thách thức trong thời gian tới là rất lớn với nhiều yếu tố bất định hơn, phức tạp hơn, tác động nhanh hơn, mạnh hơn, toàn diện hơn nên chúng ta tuyệt đối không được thỏa mãn, chủ quan, lơ là, đặc biệt nhất là những yếu tố tác động trực tiếp đến kinh tế vĩ mô, lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn" - Bộ trưởng lưu ý.

Áp lực gia tăng về lãi suất, tỷ giá sẽ tác động tới chi phí, hạn chế, khả năng tiếp cận vốn cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trước bối cảnh đó thì khó đoán định, nhiều đại biểu cũng đã đề xuất, đóng góp rất nhiều các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới như làm thế nào để tiếp tục giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, bảo đảm được các cân đối lớn của nền kinh tế, hạn chế những rủi ro, phát triển bền vững các thị trường vốn, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, thu hút có chọn lọc FDI, thúc đẩy liên kết với doanh nghiệp trong nước, ứng phó với thay đổi chính sách mới như thế nào đối với cả thuế tối thiểu toàn cầu.

Đồng thời, hỗ trợ thoái vốn, cổ phần hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đẩy nhanh thực hiện các công trình hạ tầng chiến lược, hạ tầng quan trọng, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, v.v. và triển khai các đề xuất về phát triển văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng người nghèo, người yếu thế.

Các ý kiến, kiến nghị về các giải pháp của các đại biểu Quốc hội đã phần nào được thể hiện trong báo cáo của Chính phủ và trong các giải trình, báo cáo thêm của các Bộ trưởng, trưởng ngành từ hôm qua đến nay. "Về phần mình Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan để tiếp tục theo dõi chặt chẽ, nghiên cứu, kịp thời đề xuất các giải pháp trong thời gian tới như nhiều đại biểu đã nêu" - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Giải ngân đầu tư công: Vấn đề then chốt thúc đẩy tăng trưởng

Báo cáo làm rõ thêm một số vấn đề mà các đại biểu quan tâm, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu, các đại biểu nói rất nhiều về vấn đề giải ngân đầu tư công, đây luôn luôn là một nội dung quan trọng, then chốt để thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi, phát triển kinh tế, được các đại biểu và cử tri cả nước hết sức quan tâm.

Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành rất nhiều nghị quyết, công điện văn bản để đôn đốc, chỉ đạo, triển khai. Cụ thể, đã tổ chức 3 hội nghị trực tuyến, 6 tổ công tác để chúng ta thực hiện và kết quả hiện nay như trong báo cáo đã nêu. Tuy có thấp hơn khoảng gần 1 điểm phần trăm nhưng về giá trị tuyệt đối thì chúng ta đã thực hiện cao hơn 40.000 tỷ đồng, tức là tăng 16%.

Về nguyên nhân, ngoài các nguyên nhân chủ quan và khách quan như đã nhiều lần báo cáo với Quốc hội và cũng như lần này, năm 2022 có 3 đặc thù riêng. Đó là năm đầu chúng ta thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn nên chúng ta phải mất rất nhiều thời gian để thực hiện các thủ tục đối với những dự án khởi công mới. Thứ hai, giá xăng, dầu nguyên vật liệu tăng cao. Thứ ba, vốn và bổ sung của chúng ta năm nay lớn hơn so với năm 2021. Đó là 3 áp lực chúng tôi xin báo cáo.

Về giải pháp trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất, thứ nhất, hiện nay 76,5% vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý. Do vậy, vấn đề là tổ chức thực hiện ở địa phương quyết định là quan trọng.

"Như nhiều lần tôi đã báo cáo với Quốc hội, trong cùng một thể chế, trong cùng một điều kiện, trong cùng mặt bằng như nhau nhưng có rất nhiều địa phương với cách làm hay, mô hình tốt đã triển khai giải ngân rất cao, rất tốt. Nhưng cũng có rất nhiều bộ, ngành và địa phương giải ngân rất thấp, như vậy phần lớn là do công tác tổ chức thực hiện" - Bộ trưởng chia sẻ.

Còn những vấn đề về thể chế, Bộ trưởng cho rằng, hiện nay chúng ta đang từng bước để hoàn thiện, nhất là trong Luật Đất đai lần này, Luật Đấu thầu và các luật khác chúng ta sẽ hoàn thiện dần dần.

Ở đây chúng tôi đề nghị với các đại biểu Quốc hội nâng cao vai trò của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Quốc hội trong việc giám sát địa phương mình, từ khâu lựa chọn dự án, chuẩn bị đầu tư đến giải phóng mặt bằng, đến tổ chức thi công... trong vấn đề giải ngân đầu tư công của địa phương mình. Chúng tôi rất mong các đại biểu Quốc hội đồng hành giúp công tác giải ngân, đầu tư tại các địa phương.

Hiện nay có nhiều đại biểu cũng đề nghị tách giải phóng mặt bằng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đây là một vấn đề lớn, để lại cũng nhiều hệ lụy, cũng có mặt tốt nhưng nếu chúng ta không quản lý chặt chẽ thì cũng là một vấn đề nên cần phải thận trọng và phải nghiên cứu thật kỹ.

Trước mắt, chúng tôi đề nghị cho nghiên cứu sửa ngay trong Luật Đất đai sắp tới theo hướng cho thực hiện một số hành động trước, như kiểm đếm, đo đạc, khảo sát khi chúng ta đã có quy hoạch và chúng ta đã có chủ trương đầu tư, chúng ta sẽ được thực hiện việc đó trước khi chúng ta thông báo thu hồi đất thì chúng ta sẽ tiết kiệm, giảm ngay được 6 - 8 tháng. Vấn đề này chúng tôi sẽ trình Quốc hội trong sửa Luật Đất đai lần này, rất mong được Quốc hội ủng hộ.

Về chương trình phục hồi là một chương trình rất lớn, lần đầu tiên chúng ta thực hiện ở một quy mô như vậy, đòi hỏi phải tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí và trục lợi, nên cần phải ban hành nhiều chính sách để quản lý.

"Vừa qua chúng ta đã mất rất nhiều công để ban hành các chính sách này. Hiện nay tất cả các công việc đã cơ bản hoàn thành, cả ban hành các chính sách phân bổ vốn và thực hiện các thủ tục đối với các dự án. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ cùng với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy nhanh vấn đề này" - Bộ trưởng thông tin.

Quỳnh Nga - Lan Anh

Tin cùng chuyên mục

Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Tổng Bí thư hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam

Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đóng góp trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu

Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Sẽ quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư

Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Phát triển nông thôn Malaysia

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sắp thăm, làm việc tại Đan Mạch và Phần Lan

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long thị sát một số dự án trọng điểm tại tỉnh Quảng Trị

Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải được bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Xung lực mới nâng tầm quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam - Bulgaria

Bộ Công Thương tiên phong cắt giảm, đơn giản thủ tục kinh doanh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và phát biểu tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Bế mạc Hội nghị ngành Công Thương 15 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên lần thứ X

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Cần đẩy nhanh đầu tư các dự án năng lượng tái tạo

Đề xuất lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia