10 nhóm giải pháp chính để tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025

Báo cáo trước Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã nêu 10 nhóm giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025.
Bứt phá kinh tế 2025: Việt Nam hướng tới tăng trưởng 8% Nhiều cơ hội để Việt Nam đạt tăng trưởng 8% năm 2025

Người dân đặt niềm tin, kỳ vọng vào tăng trưởng

Báo cáo tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025 diễn ra sáng 5/2, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết tình hình kinh tế, xã hội tháng đầu năm tiếp tục phục hồi mạnh mẽ; người dân đón Tết trong không khi thanh bình, vui tươi, đầm ấm, an toàn, tiết kiệm; nhiều chỉ tiêu, chỉ số quan trọng tăng trưởng tích cực, tốt hơn cùng kỳ tháng 1 và dịp Tết năm trước.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương phát biểu -
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương phát biểu và báo cáo 10 nhóm giải pháp trọng tâm để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cụ thể, tháng 1/2025, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 tăng 3,63% so với cùng kỳ; cung cầu, giá cả hàng hóa ổn định, không có hiện tượng tăng giá đột biến, lợi dụng khan hiếm hàng hóa giả tạo để thu lợi bất chính.

Hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, ổn định, thông suốt, phục vụ tốt nhu cầu trong dịp Tết. Thu ngân sách Nhà nước đạt 14% dự toán, tăng 3,5% so với cùng kỳ. Hàng hóa xuất nhập khẩu được thông suốt, kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 63,07 tỷ USD, xuất siêu 1,23 tỷ USD. Tổng vốn FDI đăng ký hơn 4,3 tỷ USD, tăng 48,6% so với cùng kỳ; vốn thực hiện trên 1,5 tỷ USD, tăng 2%. Các cân đối lớn, an ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm; bội chi, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia được kiểm soát tốt, thấp hơn giới hạn cho phép.

Đồng thời, hoạt động sản xuất, kinh doanh tăng trưởng tích cực. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng tích cực, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng dịp Tết và xuất khẩu. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 1 tăng 0,6% so với cùng kỳ do có số ngày làm việc ít hơn năm trước. Khu vực dịch vụ tăng khá; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1 tăng 9,5% so với cùng kỳ.

"Các hoạt động kinh tế, xã hội, tiêu dùng sôi động hơn, phản ánh niềm tin, kỳ vọng vào sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế", Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.

Cùng với đó, các công tác khác đều được tập trung triển khai, như: Chăm lo, chuẩn bị Tết cho nhân dân; hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; xử lý tồn đọng, vướng mắc; đẩy mạnh các dự án hạ tầng trọng điểm; thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Các lĩnh vực gồm đối ngoại và hội nhập quốc tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, an sinh xã hội, du lịch, thể thao, thông tin truyền thông tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh. Tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội ổn định; an toàn giao thông trong dịp Tết được bảo đảm, số vụ tai nạn, người tử vong, bị thương giảm 38-40% so với cùng kỳ Tết năm trước; sẵn sàng lực lượng phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn kịp thời, hiệu quả.

10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm

Tuy nhiên, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cũng nhận định nền kinh tế vẫn còn nhiều thách thức, nhất là trước yêu cầu tăng trưởng cao trong năm 2025 và ứng phó với biến động bên ngoài. Khối lượng công việc trong quý I và cả năm là rất lớn; các cấp, ngành, địa phương cần nỗ lực, quyết tâm cao nhất, chủ động, sáng tạo để triển khai hiệu quả công việc ngay từ đầu năm.

10 nhóm giải pháp chính để tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ 10 nhóm giải pháp trọng tâm để tăng trưởng 8% năm 2025 - Ảnh minh họa

Nhấn mạnh mục tiêu phấn đấu hoàn thành thắng lợi mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt 8% trở lên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu một số nhóm nhiệm vụ, giải pháp chính.

Thứ nhất, bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án luật, nghị quyết, nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 và tổ chức thực hiện hiệu quả ngay sau khi được ban hành.

Thứ hai, tổ chức thực hiện khẩn trương, quyết liệt, bảo đảm tiến độ sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, không để ảnh hưởng đến người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong ngắn hạn.

Thứ ba, khẩn trương ban hành các nghị định, văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các Luật, Nghị quyết đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (Luật Đầu tư công (sửa đổi), các Luật sửa đổi 4 luật về đầu tư, 7 luật về tài chính, ngân sách Nhà nước...).

Thứ tư, tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, toàn diện các giải pháp, chính sách để thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất kinh doanh, các động lực tăng trưởng truyền thống về đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu.

Thứ năm, tập trung ưu tiên nguồn lực cho công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật, xác định thể chế là "đột phá của đột phá" cho phát triển.

Thứ sáu, thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, phát triển lực lượng sản xuất mới, tiên tiến; đẩy mạnh liên kết vùng, phát huy hiệu quả hoạt động của các Hội đồng điều phối vùng.

Thứ bảy, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế. Theo dõi sát tình hình, làm tốt công tác dự báo, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, hài hòa các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, chủ động phương án ứng phó từ sớm, từ xa với các tình huống có thể phát sinh.

Thứ tám, chú trọng làm tốt công tác an sinh xã hội, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường... Tiếp tục đẩy mạnh triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, hỗ trợ nhà ở cho người có công. Ứng phó kịp thời, hiệu quả với thiên tai, bão lũ, hỗ trợ người dân sớm khắc phục hậu quả thiên tai.

Thứ chín, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường hội nhập quốc tế, ngoại giao kinh tế.

Thứ mười, tăng cường kỷ luật, kỷ cương; kiên quyết khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm; hoàn thiện quy định về bảo vệ cán bộ, dám nghĩ, dám làm.

Ngay từ bây giờ phải xác định mục tiêu đột phá cho giai đoạn mới

Để cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược của Ðảng về kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc, Bộ trưởng Kế hoạch và Ðầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trong 20 năm tới, Việt Nam phải tăng trưởng cao, phấn đấu ở mức 10% trở lên. Ngay từ bây giờ, từng ngành, lĩnh vực, địa phương phải xác định mục tiêu đột phá cho giai đoạn tới; chủ động, linh hoạt hóa giải khó khăn, thách thức, khai thác tối đa thời cơ, cơ hội cho phát triển. Hai cực tăng trưởng Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng động lực quan trọng như Ðồng bằng sông Hồng, Ðông Nam Bộ cũng phải tăng trưởng hai con số để khẳng định vai trò đầu tàu dẫn dắt của cả nước.

10 nhóm giải pháp chính để tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng ngay từ bây giờ, từng ngành, lĩnh vực, địa phương phải xác định mục tiêu đột phá cho giai đoạn tới - Ảnh minh họa

Trong khi đó, để hoàn thành thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025, trước đó, tại tọa đàm “Kinh tế vĩ mô Việt Nam nhìn lại 2024 và triển vọng 2025”, TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng cần quyết tâm thực hiện một cách nhanh, gọn và hiệu quả hai chủ trương rất lớn của Đảng và Nhà nước là đột phá về thể chế và cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy.

Phải thực sự đột phá, từ khâu làm luật cho đến khâu thực thi và giám sát luật. Đặc biệt, phải từng bước tháo gỡ khó khăn đang diễn ra càng nhanh càng tốt, để qua đó huy động và giải phóng nguồn lực hiệu quả hơn. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy rằng là khi chúng ta cải cách tốt về thể chế thì tăng trưởng kinh tế sẽ rất tích cực. Vì vậy, tôi cho rằng chúng ta cũng cần phải khai thác tốt hơn nguồn lực tăng trưởng mới này” – ông Lực nhấn mạnh.

Theo TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), chưa bao giờ Việt Nam có không gian cải cách thuận lợi như bây giờ. Tổng Bí thư đã chỉ rõ những điểm nghẽn và đốc thúc việc khơi thông những điểm nghẽn này. Tư duy đó cần được thẩm thấu vào hệ thống.

Ông Cung cũng nhấn mạnh rằng Chính phủ cần tiên phong đưa tư duy đột phá trong xây dựng pháp luật, cải cách thể chế nào vào thực tế. Theo ông, thời gian tới cần tập trung bỏ bớt các quy định pháp luật đang là rào cản đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Cùng với đó, ông khuyến nghị cần phân cấp, phân quyền triệt để hơn cho địa phương, để địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm. Việc phân cấp, phân quyền này đi cùng với việc mở không gian của pháp luật ở trung ương sẽ phát huy được tính năng động, sáng tạo của địa phương, các địa phương sẽ cạnh tranh nhau trong phát triển.

Thái Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Họp báo thường kỳ Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Ngoại giao thông tin đàm phán thương mại Việt - Mỹ đang được tích cực triển khai

Bộ Ngoại giao thông tin đàm phán thương mại Việt - Mỹ đang được tích cực triển khai

Ngày 15/5, tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã cập nhật về tình hình đàm phán thương mại Việt Nam - Mỹ.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu quan điểm của Việt Nam về hệ thống thương mại đa phương hiện nay

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu quan điểm của Việt Nam về hệ thống thương mại đa phương hiện nay

Tại Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC 2025, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của APEC trong hệ thống thương mại đa phương toàn cầu.
Đại biểu Quốc hội kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp lên 5 năm

Đại biểu Quốc hội kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp lên 5 năm

Đại biểu Quốc hội kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ hộ kinh doanh kê khai thuế minh bạch và thể chế hóa chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
Chính phủ giao các bộ đánh giá kỹ đề xuất của VinSpeed

Chính phủ giao các bộ đánh giá kỹ đề xuất của VinSpeed

Chính phủ giao các bộ đánh giá kỹ lưỡng nội dung đề xuất của VinSpeed về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Bộ Xây dựng tổng hợp và báo cáo Chính phủ trước 22/5.
Kiến nghị bổ sung cơ chế thu hút nhân lực ngành năng lượng nguyên tử

Kiến nghị bổ sung cơ chế thu hút nhân lực ngành năng lượng nguyên tử

Đại biểu Quốc hội góp ý dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử sửa đổi, nhấn mạnh hoàn thiện chính sách nhân lực, bảo đảm minh bạch trong quản lý sự cố bức xạ.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung cơ chế đặc biệt xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Đại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung cơ chế đặc biệt xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Đại biểu Quốc hội kiến nghị bổ sung cơ chế đặc biệt cho các địa phương xây dựng nhà máy điện hạt nhân, chính sách đãi ngộ và nguyên tắc trách nhiệm toàn diện.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp song phương với Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo - Iweala

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp song phương với Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo - Iweala

Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC 2025 ngày 15/5, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc họp song phương với Tổng giám đốc WTO theo đề xuất của WTO
Thủ tướng: Cần phân cấp, phân quyền hơn nữa cho địa phương

Thủ tướng: Cần phân cấp, phân quyền hơn nữa cho địa phương

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ cần rà soát, phân cấp, phân quyền hơn nữa cho địa phương.
Đến 30/5, phải nộp kết quả lấy ý kiến về Hiến pháp năm 2013

Đến 30/5, phải nộp kết quả lấy ý kiến về Hiến pháp năm 2013

Theo Bộ Tư pháp, chậm nhất đến 30/5/2025, các cơ quan, bộ, ngành, địa phương phải gửi báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến về Hiến pháp năm 2013 về Bộ Tư pháp.
Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số: 7 nội dung thi đua

Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số: 7 nội dung thi đua

Kế hoạch triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” gồm 7 nội dung và 2 giai đoạn triển khai, thực hiện.
Ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lễ ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) diễn ra chiều ngày 14/5.
Đại tá Lương Đình Chung giữ chức Chính ủy Quân khu 5

Đại tá Lương Đình Chung giữ chức Chính ủy Quân khu 5

Sáng 14/5, Bộ tư lệnh Quân khu 5 tổ chức hội nghị bàn giao chức trách, nhiệm vụ Chính ủy Quân khu 5 cho Đại tá Lương Đình Chung.
Chính quyền địa phương hai cấp: Dấu mốc cải cách thể chế lịch sử

Chính quyền địa phương hai cấp: Dấu mốc cải cách thể chế lịch sử

Cải cách mô hình chính quyền từ ba cấp xuống hai cấp là dấu mốc lịch sử, chuyển đổi từ hành chính sang quản trị phục vụ, nâng cao hiệu quả vì dân.
Nghiên cứu sắp xếp lại tổ dân phố trước ngày 31/5

Nghiên cứu sắp xếp lại tổ dân phố trước ngày 31/5

Chính phủ giao Bộ Nội vụ nghiên cứu lộ trình sắp xếp, tổ chức lại thôn, tổ dân phố theo hướng tinh gọn, phục vụ trực tiếp người dân.
Thủ tướng: Mở đợt đấu tranh cao điểm chống hàng giả, gian lận thương mại

Thủ tướng: Mở đợt đấu tranh cao điểm chống hàng giả, gian lận thương mại

Thủ tướng chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh chống hàng giả, gian lận thương mại,… trong thời gian từ ngày 15/5-15/6.
Sửa Hiến pháp năm 2013: Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên cơ chế chất vấn

Sửa Hiến pháp năm 2013: Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên cơ chế chất vấn

Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên quyền chất vấn của Hội đồng nhân dân với Viện trưởng, Chánh án, coi đây là công cụ giám sát thiết yếu, minh bạch.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Hoàn thiện chính sách chống buôn lậu, gian lận thương mại

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Hoàn thiện chính sách chống buôn lậu, gian lận thương mại

Tại cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ với các bộ, ngành... về chống buôn lậu, gian lận thương mại, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã đề xuất nhiều giải pháp.
Sửa Hiến pháp cần thể chế rõ mô hình chính quyền hai cấp

Sửa Hiến pháp cần thể chế rõ mô hình chính quyền hai cấp

Đại biểu Quốc hội góp ý sửa Hiến pháp năm 2013, kiến nghị thể chế rõ chính quyền hai cấp, phân cấp phải gắn với nguồn lực, không làm giảm hiệu quả quản lý.
Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn, đẩy lùi, chấm dứt buôn lậu hàng giả

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn, đẩy lùi, chấm dứt buôn lậu hàng giả

Buôn lậu, hàng giả là vấn đề lớn, Thủ tướng yêu cầu phải ngăn chặn, đẩy lùi, chấm dứt, kiểm điểm nghiêm khắc, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm tổ chức, cá nhân.
Thảo luận về sửa Hiến pháp: Bảo đảm tính thống nhất, không bỏ sót quyền hạn địa phương

Thảo luận về sửa Hiến pháp: Bảo đảm tính thống nhất, không bỏ sót quyền hạn địa phương

Đại biểu Quốc hội kiến nghị sửa Hiến pháp cần bảo đảm thống nhất pháp luật, giữ nguyên quyền chất vấn, khắc phục bất cập khi tổ chức chính quyền mô hình mới.
Thủ tướng: Xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam

Thủ tướng: Xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam

Thủ tướng lưu ý tiếp tục xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam; quốc tế hóa bản sắc, giá trị văn hóa Việt Nam và dân tộc hóa tinh hoa văn hóa thế giới.
Những hiện vật vô giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Những hiện vật vô giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Những hiện vật quý giá gắn liền với cuộc đời cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (quận Ba Đình, Hà Nội).
Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Đại biểu Quốc hội kiến nghị hoàn thiện hành lang pháp lý để bảo vệ nhà nghiên cứu, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trước rủi ro pháp lý.
Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam

Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam

Sáng 13/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với đại diện cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng

Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng người dân phải có sinh kế, cuộc sống ổn định từ chính sách nuôi, trồng, phát triển, thu hoạch cây dược liệu.
Mobile VerionPhiên bản di động