Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chánh án TAND tối cao nói gì về việc thu hồi tài sản tham nhũng?

Theo đại biểu Quốc hội, việc thu hồi tài sản tham nhũng vẫn còn ít, chưa đạt kỳ vọng theo mong muốn của Quốc hội và của người dân.
Tổng Thanh tra Chính phủ: Ưu tiên xử lý kinh tế để thu hồi tài sản tham nhũng Kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm Chủ tịch Quốc hội: Ngành tòa án, kiểm sát góp phần tích cực vào phòng chống tham nhũng

Thu được 40% số tài sản đã tham nhũng

Chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình tại phiên họp thứ 21 ngày 20/3, đại biểu Phạm Văn Hòa - đoàn đại biểu Quốc hội Đồng Tháp nêu, trong những vụ án tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng cho Nhà nước đã có tiến bộ.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chánh án TAND tối cao nói gì về việc thu hồi tài sản tham nhũng?
Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trả lời chất vấn

Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc thu hồi tài sản vẫn còn ít, chưa đạt kỳ vọng theo mong muốn của Quốc hội và của người dân. Vậy sắp tới Chánh án phối hợp với các cơ quan có liên quan ra sao để thu hồi tài sản tham nhũng được nhiều hơn và đạt được theo kỳ vọng của người dân.

Cũng chất vấn về vấn đề này, đại biểu Bùi Mạnh Khoa - đoàn Thanh Hoá cho rằng, thu hồi tài sản trong các vụ án về kinh tế, tham nhũng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, qua theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng, hiện nay một số vụ việc người phải thi hành án có nhiều tài sản và đã được kê biên để đảm bảo thi hành án, nhưng việc thu hồi tài sản vẫn chậm. Nguyên nhân do vướng mắc trong xử lý tài sản chung, tài sản riêng.

“Đây được coi là một điểm nghẽn” - đại biểu đoàn Thanh Hóa nói, đồng thời đề nghị Chánh án cho biết, quan điểm và hướng xử lý của ngành tòa án về vấn đề này. Bên cạnh đó, đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng chia sẻ quan điểm và hướng xử lý của Chính phủ, Bộ Tư pháp về vấn đề trên.

Trả lời chất vấn, ông Nguyễn Hòa Bình - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cho biết, trên thế giới cũng như nước ta, việc thu hồi tài sản tham nhũng khó được triệt để. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, các cơ quan thi hành tố tụng đã phối hợp rất tốt, cho nên đã thu được 40% số tài sản tham nhũng. Đây là một con số đáng ghi nhận, biểu dương của các cơ quan thi hành tố tụng.

Vấn đề đặt ra hiện nay, đó là làm cách nào để thu hồi được nhiều hơn nữa. Theo ông Nguyễn Hòa Bình, pháp luật quy định, chỉ thu hồi được những tài sản tham nhũng nếu như quá trình tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng, công an, viện kiểm sát, tòa án chứng minh được tài sản đó có nguồn gốc từ tội phạm tham nhũng, mới thu hồi được.

“Do đó, muốn thu hồi được, việc chứng minh của cơ quan điều tra phải rất chất lượng, khẳng định được tài sản này có được từ nguồn tham nhũng, từ tội phạm, từ vi phạm pháp luật. Còn trường hợp không chứng minh được tài sản tham nhũng này sẽ rất khó- Chánh án Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh.

Vì vậy, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng phải nâng cao chất lượng điều tra, truy tố, xét xử và kịp thời phong tỏa những tài sản có dấu hiệu tham nhũng.

Theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, đối với thế giới, tội tham nhũng là tội đặc thù, do đó, bên cạnh nghĩa vụ chứng minh nguồn gốc tham nhũng của tài sản, họ còn có một cơ chế khác là cơ chế tăng nghĩa vụ giải trình của những nghi can là tham nhũng, nghĩa là phải chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của tài sản. Nếu chúng ta làm được điều này, tỷ lệ thu hồi tài sản trong tương lai sẽ rất cao.

Về tài sản tham nhũng không thu hồi được do vướng tài sản chung, tài sản riêng, Chánh án Nguyễn Hòa Bình thông tin thêm, trên thực tế có những vụ án mua nhà là tài sản hình thành trong hôn nhân, có của vợ, của con, của những người thân trong gia đình, cho nên khi đối tượng tham nhũng, không thể thu được nhà của họ. Đây là quy định của luật, chúng ta buộc phải tuân thủ.

Tuy nhiên, với các đối tượng tham nhũng, nếu chúng ta có được cơ chế để thu tài sản như nhiều nước đã áp dụng, tức là cơ chế phi hình sự - nghĩa là phải giải trình về tài sản đó đã được hình thành như thế nào...

Trong trường hợp không giải trình được, tính hợp lý của tài sản này sẽ không được pháp luật công nhận và vi phạm đó sẽ bị tịch thu. “Việc này phụ thuộc vào luật lệ và giải pháp căn cơ chỉ có thay đổi luật” - Chánh án Nguyễn Hòa Bình nêu rõ.

Cần “nhiều mắt” để giám sát tài sản tham nhũng

Trả lời “tiếp sức” cho Chánh án Nguyễn Hoà Bình về thu hồi tài sản tham nhũng trong các vụ việc về tham nhũng kinh tế, ông Lê Thành Long - Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhấn mạnh, đây là một trong những trọng tâm, nhiệm vụ chính trị quan trọng chúng tôi đặt ra trong ngành tư pháp nói chung và hệ thống thi hành án dân sự nói riêng. Trong thời gian qua, nhờ tổng hợp nhiều giải pháp, kết quả đạt được khá tích cực.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chánh án TAND tối cao nói gì về việc thu hồi tài sản tham nhũng?
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu tại phiên chất vấn

Lấy ví dụ trong 5 tháng qua (báo cáo thi hành án dân sự được thống kê bắt đầu từ 1/10/2022), đã thu được trên 17 nghìn tỷ đồng và nếu xét về số lượng tuyệt đối đã tăng gần 12 nghìn tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022. Số liệu này rất đáng khích lệ.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được và cố gắng của toàn hệ thống, còn khá nhiều vấn đề đặt ra. Nguyên nhân khách quan là do những khó khăn trong bản thân của các vụ án này. “Ví dụ, số lượng tài sản trong hầu hết các vụ án lớn nằm rải rác ở các địa phương khác nhau trên phạm vi cả nước - Bộ trưởng Bộ Tư pháp dẫn chứng.

Bên cạnh đó, nguồn gốc, tính pháp lý của nhiều tài sản được kê biên, đưa ra xử lý phức tạp và mất nhiều thời gian để làm rõ. Đặc biệt tài sản chung, ví dụ tài sản vợ chồng, tài sản của hộ gia đình... và của các chủ sở hữu khác nhau ở trong quá trình sản xuất, kinh doanh...

Về giải pháp trong thời gian tới, Bộ trưởng Lê Thành Long cho hay, sẽ tiếp tục bám sát và thực hiện tốt hơn nữa Chỉ thị số 04 của Ban Bí thư về tăng cường thu hồi tài sản trong các vụ án về tham nhũng, kinh tế. Đồng thời, bám sát các ý kiến kết luận của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, trong đó có cơ chế phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan điều phối ở bên Đảng, Ban Nội chính Trung ương, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao...

Đặc biệt, tập trung vào các vụ án lớn đang được dư luận xã hội quan tâm và sẽ thường xuyên báo cáo Chính phủ hoặc đề ra các giải pháp thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp để thực hiện tốt hơn nữa công tác này.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng đề nghị các cơ quan dân cử, Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội và các cơ quan thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định theo pháp luật tăng cường quá trình giám sát để có "nhiều mắt" tập trung vào đây, như vậy, việc tẩu tán và giấu các tài sản trong vụ án tham nhũng kinh tế sẽ giảm đi.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đại biểu Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, có kịch bản ứng phó; có giải pháp quản lý thị trường vàng.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ là bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân, là chiến thắng của lòng yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam.
Bộ Công an khuyến cáo người dân tải ứng dụng VNeID trên điện thoại thông minh để sử dụng thuận lợi

Bộ Công an khuyến cáo người dân tải ứng dụng VNeID trên điện thoại thông minh để sử dụng thuận lợi

Báo cáo tại phiên họp lần thứ tư của Tổ công tác về cải cách thủ tục hành chính, Bộ Công an khuyến cáo người dân nên tải ứng dụng VNeID để sử dụng.
Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, đại lý mua bán vàng.
Phát triển thị trường và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết

Phát triển thị trường và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết

Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính của các lĩnh vực; phát triển thị trường các-bon và cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết.

Tin cùng chuyên mục

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Quốc hội đã miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động Quốc hội

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động Quốc hội

UBTVQH phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn và sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.
Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khoá XV xem xét công tác nhân sự

Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khoá XV xem xét công tác nhân sự

Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5/2024 để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường một số dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường một số dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân làm việc trên công trường một số dự án cao tốc trọng điểm, ngày 29/4.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và cắt băng khánh thành dự án tại điểm cầu ở huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận thuộc dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo.
Thủ tướng xuống đồng động viên người dân vùng nắng hạn Ninh Thuận

Thủ tướng xuống đồng động viên người dân vùng nắng hạn Ninh Thuận

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, thăm hỏi, động viên người dân Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phát triển kinh tế theo hướng xanh, số, tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phát triển kinh tế theo hướng xanh, số, tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng Ninh Thuận sẽ hiện thực hóa thành công Quy hoạch vừa được phê duyệt, vượt lên mạnh mẽ, phát triển nhanh, bền vững.
Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận

Sáng 28/4, tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận năm 2024.
Phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

Phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

Dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên có chiều dài tuyến khoảng 65km, sẽ góp phần nâng cao khả năng khai thác tuyến cao tốc Bắc-Nam.
Triển vọng tăng trưởng kinh tế nhìn từ chỉ số PMI

Triển vọng tăng trưởng kinh tế nhìn từ chỉ số PMI

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam vẫn chỉ xoay quanh mốc 50 điểm, đây là dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế chưa thể khởi sắc.
Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

70 năm đã trôi qua, nhưng Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng,an ninh
Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2024), nhiều địa phương tổ chức nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa.
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

BCH Trung ương Đảng đã đồng ý cho Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, việc phê duyệt Quy hoạch ngành quốc gia là bước phát triển quan trọng của ngành năng lượng và khoáng sản.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu đã tới đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt.
Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Lập trường của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là hết sức nhất quán và đã được khẳng định rõ trong những năm qua.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động