Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH lý giải về lao động bỏ trốn ở nước ngoài

Theo chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, ngày 5/6, Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ ba đối với Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung. Có 68 đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn Bộ trưởng.
Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH lý giải về lao động bỏ trốn ở nước ngoài
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Thực trạng thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay, vấn đề giải quyết việc làm trong nước và đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng; các giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề; dạy nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và theo nhu cầu xã hội; công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em; giải pháp khắc phục tình trạng bạo hành và xâm hại trẻ em là những vấn đề mà Bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội.

Vẫn còn tình trạng lao động bỏ trốn

Đăng đàn chất vấn Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) chất vấn về thực trạng người Việt Nam đi xuất khẩu lao động có tỷ lệ bỏ trốn ra ngoài cao. Bộ trưởng có giải pháp gì cho vấn đề này? Còn đại biểu Huỳnh Cao Nhất (đoàn Bình Định) thì cho rằng, thời gian làm việc quá dài trong khi mức lương thấp không đủ trang trải cuộc sống ở nước sở tại khiến người lao động bỏ trốn ra ngoài làm việc.

Trả lời các đại biểu, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, việc đưa người lao động Việt Nam đi lao động và làm việc ở nước ngoài là một chủ trương của Đảng và Nhà nước. Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu có khoảng 1 triệu thanh niên và người lao động được đi lao động, học tập ở nước ngoài. Số liệu thống kê hiện có khoảng 500.000 lao động xuất khẩu ra nước ngoài, trong đó năm 2017 có 134.000 người... tạo ra lợi ích rất lớn với giá trị khoảng 3 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, công tác xuất khẩu lao động còn những bất cập như tỷ lệ lao động bỏ trốn, kết thúc hợp đồng không về nước, ở lại lao động bất hợp pháp vẫn xảy ra ở một số thị trường. Trong đó, Hàn Quốc là thị trường lao động có tỷ lệ bỏ trốn sau khi kết thúc hợp đồng cao nhất, với tỷ lệ khoảng 55%. Vì lý do này Hàn Quốc đã không ký biên bản ghi nhớ nhận lao động xuất khẩu từ Việt Nam trong 4 năm. Sau 3 năm kiên trì khắc phục, tỷ lệ này tại thị trường Hàn Quốc giảm còn 35% và phía Hàn Quốc đã đề nghị ký lại biên bản ghi nhớ xuất khẩu lao động. "Với trách nhiệm quản lý của Bộ, chúng tôi sẽ tăng cường rà soát, kiểm tra để giảm hơn tình trạng này", ông Đào Ngọc Dung hứa.

Với doanh nghiệp xuất khẩu lao động, Bộ trưởng thừa nhận có thực tế "loạn thu phí, cò mồi, trốn trách nhiệm từ phía doanh nghiệp xuất khẩu lao động" và cam kết sẽ chấn chỉnh trong thời gian tới. Bộ trưởng cũng cho biết thêm, qua thanh tra 51 doanh nghiệp đã phát hiện sai phạm, xử phạt hành chính hơn 3 tỷ đồng, thu hồi giấy phép hoạt động, 5 doanh nghiệp, đình chỉ tạm thời 25 đơn vị. Trong số này có doanh nghiệp đã hoạt động 20 năm cũng bị đình chỉ, thu giấy phép.

Đối với lao động qua biên giới, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, hiện có khoảng 139.000 lao động thường xuyên qua biên giới làm việc nhưng Việt Nam đang thiếu khuôn khổ pháp lý về vấn đề này. Để bảo vệ người lao động, Việt Nam đã và đang đàm phán với một số quốc gia có chung đường biên giới. Hiện Bộ đang hướng dẫn 7 tỉnh phía Bắc ký biên bản với các địa phương phía bạn về bảo vệ người lao động.

Cần chăm lo cho lao động ở doanh nghiệp FDI

Một vấn đề khác được các đại biểu quan tâm đó là giải pháp bảo vệ quyền lợi cho người lao động khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trước xu hướng thất nghiệp sau 35 tuổi tại khu vực này gia tăng, nhất là lao động nữ.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, doanh nghiệp FDI thời gian qua có vai trò quan trọng, đóng góp lớn về kinh tế, cũng như tạo việc làm cho khoảng 2,68 triệu người với thu nhập bình quân là 5,5 triệu đồng/người/tháng. Các doanh nghiệp FDI lớn đều quan tâm tới phúc lợi lao động, xảy ra sự cố chỉ ở doanh nghiệp nhỏ.

Về ý kiến doanh nghiệp FDI sa thải lao động ở tuổi 30 - 35, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định "không có chuyện này”. Tuy nhiên, ông cũng nói sẽ tiếp thu và sẽ có giải pháp chăm lo hơn nữa cho người lao động.

Bộ trưởng cho biết thêm, ngay sau khi có thông tin Bộ đã phối hợp với Ủy ban Về các vấn đề xã hội Quốc hội, đi khảo sát và đi kiểm tra thực tiễn ở một số doanh nghiệp của ba tỉnh, Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh và thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có 11% lượng lao động ở độ tuổi này mất việc, trong đó có cả số xin nghỉ việc một lần…

Đình Dũng - Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Quốc hội: Đề xuất rút bảo hiểm xã hội 50% thay vì một lần

Đại biểu Quốc hội: Đề xuất rút bảo hiểm xã hội 50% thay vì một lần

Đại biểu Quốc hội lo ngại

Đại biểu Quốc hội lo ngại ''nghèo hóa'' khi về hưu

Đề xuất chi trả một lần cho người lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm

Đề xuất chi trả một lần cho người lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm

Ban Bí thư quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng cấp tỉnh

Ban Bí thư quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng cấp tỉnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đặc biệt quan tâm đến nhà ở cho người lao động

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đặc biệt quan tâm đến nhà ở cho người lao động

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nâng cao năng suất lao động là nhiệm vụ cấp bách, mang tính chiến lược

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nâng cao năng suất lao động là nhiệm vụ cấp bách, mang tính chiến lược

Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ được xây dựng ở đâu?

Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ được xây dựng ở đâu?

Quy hoạch hai bờ sông Hồng sẽ là "biểu tượng phát triển mới" của Thủ đô

Quy hoạch hai bờ sông Hồng sẽ là "biểu tượng phát triển mới" của Thủ đô

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kết nối các tuyến cao tốc để tới Tây Nguyên nhanh nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kết nối các tuyến cao tốc để tới Tây Nguyên nhanh nhất

Thủ tướng biểu dương tinh thần trách nhiệm của Bộ Công Thương trong bảo đảm cung ứng điện dịp cao điểm

Thủ tướng biểu dương tinh thần trách nhiệm của Bộ Công Thương trong bảo đảm cung ứng điện dịp cao điểm

Thủ tướng biểu dương Bộ Công Thương bảo đảm tiến độ Dự án 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Thủ tướng biểu dương Bộ Công Thương bảo đảm tiến độ Dự án 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Bộ Chính trị lưu ý vị trí đặt sân bay thứ hai ở Hà Nội

Bộ Chính trị lưu ý vị trí đặt sân bay thứ hai ở Hà Nội

Các nước hỗ trợ thẳng tiền mặt cho dân, chúng ta lại tiếp cận qua chính sách

Các nước hỗ trợ thẳng tiền mặt cho dân, chúng ta lại tiếp cận qua chính sách

Bộ Chính trị Kết luận về Quy hoạch Hà Nội tầm nhìn đến năm 2050

Bộ Chính trị Kết luận về Quy hoạch Hà Nội tầm nhìn đến năm 2050

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lý giải việc gói hỗ trợ lãi suất 2% giải ngân thấp

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lý giải việc gói hỗ trợ lãi suất 2% giải ngân thấp

ĐBQH nhất trí cao điều chỉnh chủ trương đầu tư CTMTQG vùng dân tộc thiểu số và miền núi

ĐBQH nhất trí cao điều chỉnh chủ trương đầu tư CTMTQG vùng dân tộc thiểu số và miền núi

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai: Ban hành chính sách phải khả thi và đặt mình dưới góc độ người dân, doanh nghiệp

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai: Ban hành chính sách phải khả thi và đặt mình dưới góc độ người dân, doanh nghiệp

Phó Thủ tướng: Phải dành nhiều cơ chế đặc thù, nguồn lực cho vùng lõi nghèo của cả nước

Phó Thủ tướng: Phải dành nhiều cơ chế đặc thù, nguồn lực cho vùng lõi nghèo của cả nước

Đại biểu đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 43

Đại biểu đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 43

Chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm đạt tỷ lệ giải ngân thấp

Chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm đạt tỷ lệ giải ngân thấp

Xem thêm