Bộ Chính trị Kết luận về Quy hoạch Hà Nội tầm nhìn đến năm 2050

Bộ Chính trị vừa có Kết luận về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung đến 2045, tầm nhìn đến 2065
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng, thực hiện quy hoạch Thủ đô Hà Nội: Khu dân cư Bắc Cầu sẽ từng bước thực hiện di dời Điều chỉnh Quy hoạch Thủ đô Hà Nội: Cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng

Kết luận số 80-KL/TW của Bộ Chính trị dựa trên việc xem xét tờ trình, báo cáo của Thành ủy Hà Nội về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và ý kiến của các cơ quan liên quan.

Bộ Chính trị Kết luận về Quy hoạch Hà Nội tầm nhìn đến năm 2050
Bộ Chính trị Kết luận về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến năm 2050 với nhiều nội dung quan trọng. (Ảnh: Trần Quang Hiếu)

Hà Nội luôn ở vị thế trung tâm đầu não chính trị - hành chính Quốc gia

Kết luận của Bộ Chính trị nêu rõ, trong những năm qua, Thủ đô Hà Nội luôn khẳng định vị thế trung tâm đầu não chính trị - hành chính Quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, hội nhập quốc tế.

Thủ đô Hà Nội có bề dày lịch sử, văn hóa với số lượng di sản, di tích lớn nhất cả nước, hệ thống danh lam thắng cảnh phong phú và đặc sắc, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng và cả nước.

Bộ Chính trị cơ bản thống nhất với các quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn và nội dung chủ yếu của các quy hoạch. Đồng thời, lưu ý nhấn mạnh một số nội dung sau:

Thứ nhất: Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 phải bảo đảm tính kế thừa và phát triển, có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược; bám sát, cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các chủ trương, nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư có liên quan; thống nhất, đồng bộ, không chồng chéo, mâu thuẫn với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành Quốc gia.

Quy hoạch Thủ đô cần có “tầm nhìn mới - tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội", tạo ra "cơ hội mới - giá trị mới" trong phát triển Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" cả trước mắt và lâu dài.

Kiên định quan điểm "con người là trung tâm của sự phát triển", "văn hoá và con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, là động lực, nguồn lực quan trọng nhất để phát triển Thủ đô".

Xác định giáo dục, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài là trụ cột mang tính nền tảng, nội dung cốt lõi trong chiến lược xây dựng và phát triển Thủ đô. Đồng thời, chú trọng đẩy mạnh xây dựng thể chế đồng bộ, quản trị hiện đại theo tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thứ hai: Tiếp tục rà soát, xác định rõ chức năng, vị trí, vai trò của Thăng Long - Hà Nội trong suốt hơn 1.000 năm lịch sử và các tiềm năng, lợi thế, đặc thù riêng của Hà Nội để khai thác, phát huy tối đa cho phát triển Thủ đô.

Đánh giá cụ thể các hạn chế, bất cập để thấy rõ nguyên nhân gốc rễ của điểm nghẽn, nút thắt, từ đó có tư duy đổi mới, giải pháp đột phá, chiến lược gắn với lộ trình ưu tiên thực hiện. Giải pháp thực hiện các quy hoạch cần gắn với hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả với các cơ chế, chính sách ưu tiên, vượt trội để phát triển Thủ đô, gắn với Luật Thủ đô (sửa đổi).

Nghiên cứu dự báo, tính toán kỹ lưỡng vấn đề dân số, phù hợp với tốc độ đô thị hoá và phát triển của Thủ đô trong từng giai đoạn.

Tăng cường phân cấp, phân quyền, cơ chế thí điểm phù hợp, hiệu quả cho Thủ đô, trọng tâm là các lĩnh vực đầu tư, tài chính, thu hút nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, cơ chế hợp tác công tư, quy hoạch, đất đai, phát triển văn hoá, quản lý phát triển đô thị, quản lý trật tự xây dựng, giao thông, vệ sinh, môi trường, chống biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, dân cư, tổ chức bộ máy, cán bộ, biên chế nhằm tạo sự chủ động sáng tạo, tăng tính tự chủ, tự lực, tự cường, tự chịu trách nhiệm, cơ chế kiểm soát quyền lực trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Thủ đô Hà Nội.

Tập trung xây dựng kế hoạch và chương trình phát triển đô thị theo mô thức đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh, vùng đô thị... để triển khai thực hiện hai quy hoạch của Thủ đô có hiệu quả, trong đó thể hiện rõ các nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án lớn cần ưu tiên, có trọng tâm, trọng điểm, gắn với phân kỳ thời gian, nguồn lực thực hiện, đồng thời khẳng định vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch và kỷ cương quy hoạch; nghiên cứu xây dựng Cung triển lãm Quy hoạch của Thủ đô để công khai các quy hoạch, cung cấp thông tin quy hoạch, tiếp nhận các phản ánh, góp ý, giám sát thực hiện quy hoạch của cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng xây dựng, thực hiện các quy hoạch và là sản phẩm du lịch...

Thứ ba: Sắp xếp, phân bố không gian phát triển kinh tế - xã hội theo cấu trúc tâm - tuyến các hành lang, vành đai kinh tế và các trục phát triển, gắn với việc huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, liên kết vùng, kết nối văn hoá và kết nối không gian số, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Tăng cường kết nối vùng, nhất là kết nối về giao thông, logistics để phát huy thế mạnh hệ thống giao thông đường thuỷ, đường bộ, hàng không, đường sắt của Thủ đô Hà Nội, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa Hà Nội với các địa phương trong vùng và cả nước.

Thống nhất về sự cần thiết bổ sung chức năng lưỡng dụng cho các sân bay quân sự Gia Lâm, Hoà Lạc; đồng thời, nghiên cứu thành lập sân bay thứ hai. Tuy nhiên, cần nghiên cứu tính toán kỹ lưỡng về sự phù hợp, các tác động đến kinh tế - xã hội của Thủ đô và các địa phương lân cận để xác định địa điểm đặt sân bay thứ hai, bảo đảm hiệu quả, phù hợp với thực tiễn phát triển của Thủ đô và khu vực đồng bằng sông Hồng.

Cần ưu tiên triển khai sớm việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị; riêng việc đề xuất tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đi xuyên tâm qua khu trung tâm thành phố Hà Nội, qua ga Hà Nội theo đề xuất của Ban cán sự đảng Chính phủ, đề nghị tiếp tục nghiên cứu cẩn trọng, đánh giá tính khả thi, hiệu quả cũng như sự phù hợp, đồng bộ với Quy hoạch mạng lưới đường sắt.

Thứ tư: Tiếp tục rà soát các phương án quy hoạch để phát huy tiềm năng, lợi thế đặc thù, lấy kinh tế, phát triển không gian đô thị là động lực chủ yếu, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Gắn việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường với không gian đô thị, kết hợp với các ngành, lĩnh vực đang là thế mạnh, có xu hướng phát triển tốt như thương mại điện tử, bán lẻ qua hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, du lịch, dịch vụ giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ văn hoá, vui chơi giải trí và các dịch vụ đô thị chất lượng cao. Trong đó, tại khu vực nội đô lịch sử, quan tâm cải tạo, chỉnh trang đô thị trên nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa bảo tồn và phát triển, khai thác tối đa giá trị đất đai, giá trị các di tích văn hoá - lịch sử (với sự nâng tầm bằng công nghệ số), các trụ sở cũ, các khu phố cổ, các công trình kiến trúc Pháp để lại nhằm phát triển mạnh các hoạt động du lịch, dịch vụ, thương mại; tiếp tục gia tăng diện tích kinh doanh thương mại, dịch vụ bằng việc khai thác đồng bộ, hiệu quả các không gian trên cao, mặt đất và không gian ngầm.

Nghiên cứu, phát triển các mô hình kinh tế đêm đặc thù đối với từng khu vực, xây dựng thành phố Hà Nội trở thành điểm đến an toàn, sôi động, hấp dẫn, đặc sắc có thương hiệu về kinh tế đêm, đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách, có năng lực cạnh tranh cao hơn so với các điểm đến khác trong nước và quốc tế. Chú trọng hơn nữa việc khai thác lợi thế sông, hồ của Hà Nội, nhất là là tiềm năng Hồ Tây, sông Hồng, sông Đuống, sông Tô Lịch. Xác định khu vực dự trữ phát triển cho thế hệ tương lai.

Cần nghiên cứu để trục sông Hồng trở thành trung tâm phát triển của Thủ đô

Thứ năm: Sắp xếp, phân bố không gian hợp lý để tập trung phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ưu tiên bảo tồn, khai thác, phát huy hiệu quả một số không gian văn hóa phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa như không gian Hoàng Thành Thăng Long kết nối Ba Đình; không gian phố cổ kết nối cầu Long Biên; không gian quần thể di tích Cổ Loa; không gian làng cổ Đường Lâm; không gian một số làng nghề truyền thống. Xây dựng mới một số công trình văn hóa hiện đại, đặc sắc, đặc thù mang tính biểu tượng thời kỳ mới của Thủ đô.

Bộ Chính trị Kết luận về Quy hoạch Hà Nội tầm nhìn đến năm 2050
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. (Ảnh: Trần Quang Hiếu)

Đặc biệt, cần chú trọng nghiên cứu phương án phát triển trục sông Hồng để sông Hồng thực sự là trung tâm phát triển của Thủ đô với sự phân bố hài hòa các không gian sinh thái, không gian văn hoá, lịch sử, không gian xanh, không gian đô thị hiện đại hai bên bờ sông Hồng, góp phần tạo diện mạo mới của Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại, với mục tiêu không gian phát triển sông Hồng sẽ là "biểu tượng phát triển mới" của Thủ đô.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, bổ sung vào các quy hoạch và quyết định quy hoạch định hướng để sử dụng hiệu quả quỹ đất hai bên bờ sông Hồng, sông Đuống cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chơ phát triển du lịch, dịch vụ.

Thứ sáu: Xác định vấn đề bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường các sông, hồ, không khí..., quy hoạch các khu xử lý rác thải, chất thải rắn bảo đảm khoa học, an toàn, hiệu quả là yêu cầu cấp bách, cần tập trung, ưu tiên thực hiện.

Đẩy mạnh khâu đột phá về kết cấu hạ tầng, trong đó ưu tiên quy hoạch, xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị, phấn đấu trước năm 2035 hoàn thành xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị và các đường vành đai, các nút giao thông cửa ngõ, hệ thống cầu qua sông Hồng để mở rộng không gian phát triển, tăng cường khả năng kết nối, giảm ùn tắc giao thông; quan tâm hệ thống giao thông kết nối vùng và quốc tế, bao gồm cả đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, hàng không.

Phát triển hệ thống giao thông công cộng tích hợp giữa các loại hình xe đạp, xe buýt, đường sắt đô thị gắn với lộ trình, cơ chế, chính sách đột phá đối với chuyển đổi giao thông xanh. Đồng thời, giải quyết căn bản vấn đề về nước sạch, xử lý nước thải, xử lý dứt điểm vấn đề úng, ngập.

Có lộ trình và cơ chế, chính sách để thực hiện hiệu quả việc di dời các cơ sở sản xuất, y tế không phù hợp quy hoạch; chuyển các trường đại học, trụ sở các cơ quan, trụ sở các doanh nghiệp lớn ra ngoài khu vực nội đô; có phương án mở rộng không gian phát triển sang phía Bắc sông Hồng; đồng thời tiến hành cải tạo, tái thiết đô thị để nâng cao chất lượng, điều kiện sống, an toàn cho người dân.

Chuyển đổi công năng trụ sở một số bộ, ngành, doanh nghiệp lớn để ưu tiên xây dựng các bảo tàng, đặc biệt là Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam tại Trung tâm chính trị Ba Đình; các không gian văn , sáng tạo, không gian công cộng, công viên cây xanh...

Xây dựng mô hình quận xanh, sinh thái thành hình mẫu tiêu biểu của cả nước; tăng cường thêm các hành lang xanh, nêm xanh, thảm xanh để tăng diện tích đất xanh, không chỉ ở khu vực ngoại thành mà cả trong khu vực nội thành, đặc biệt xanh hoá ở khu vực nội đô lịch sử. Phát triển hạ tầng số, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, coi đây là tiền đề quan trọng để Hà Nội bứt phá trong thời kỳ tới.

Thứ bảy: Tiếp tục rà soát, hoàn thiện giải pháp tổ chức thực hiện các quy hoạch, nhất là giải pháp khai thác, huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển như mở rộng không gian phát triển thông qua xây dựng vành đai 4, vành đai 5 và các trục phát triển để khai thác hiệu quả quỹ đất; khai thác hiệu quả hơn nữa không gian trên cao và không gian ngầm; đẩy mạnh chuyển đổi số, số hoá các quy hoạch, xây dựng cơ sở dữ liệu lớn, hình thành nguồn tài nguyên số.

Nhấn mạnh rõ hơn các nhiệm vụ, giải pháp phát triển hài hòa đô thị và nông thôn hướng tới không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân cả khu vực đô thị và nông thôn. Kế thừa định hướng quy hoạch phát triển đô thị theo mô hình chùm đô thị với đô thị trung tâm và các thành phố trong Thủ đô, các đô thị vệ tinh, các thị trấn sinh thái; phát triển đô thị theo mô hình TOD, xanh, thông minh, hiện đại, bản sắc, tạo động lực phát triển, hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị phía Bắc và cả nước.

Xây dựng mô hình đô thị thành phố đặc trưng trong Thủ đô với các điều kiện đặc thù về mô hình quản trị, thể chế để trở thành khu vực động lực phát triển mới; cải tạo, chỉnh trang, tái thiết khu vực nội đô theo hướng xanh, văn minh, hiện đại. Xây dựng các khu vực nông thôn với các tiêu chí tiệm cận với tiêu chí của đô thị; xây dựng các làng nghề thành không gian văn hóa phục vụ phát triển du lịch sinh thái, du lịch làng nghề; phát triển mô hình du lịch nông thôn, du lịch nông nghiệp.

Về việc tổ chức thực hiện, Bộ Chính trị giao cho Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội phối hợp với Ban cán sự Đảng Chính phủ, Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo tiếp thu tối đa ý kiến của Bộ Chính trị và các cơ quan liên quan, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ các quy hoạch, trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho ý kiến và phê duyệt theo quy định.

Giao cho Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự Đảng Chính phủ căn cứ Kết luận này, lãnh đạo việc tổ chức hoàn thiện để thực hiện việc cho ý kiến, trình phê duyệt các quy hoạch bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả.

Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương; các tỉnh ủy, thành ủy trong cả nước, nhất là trong vùng Thủ đô, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tích cực phối hợp với Thành ủy Hà Nội cụ thể hóa và tổ chức thực hiện tốt Kết luận này, bảo đảm phù hợp với tình hình, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của mỗi địa phương, của toàn vùng và cả nước.

Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, nếu có những khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội, các Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng, Đảng ủy trực thuộc Trung ương báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định.

Đoàn Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng: Kỷ luật 4 nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh

Thủ tướng: Kỷ luật 4 nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thi hành kỷ luật đối với 4 nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.
Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân ở Định Công (Hà Nội) và Bắc Giang

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân ở Định Công (Hà Nội) và Bắc Giang

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 17/6/2024 về vụ cháy nhà dân tại Định Công, Hà Nội và Đa Mai, Bắc Giang.
Sáng 17/6, bắt đầu đợt 2 Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, xem xét nhiều nội dung quan trọng

Sáng 17/6, bắt đầu đợt 2 Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, xem xét nhiều nội dung quan trọng

Ngày 17/6/2024, tại Nhà Quốc hội, Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa XV bước vào làm việc đợt 2. Dự kiến đợt 2 sẽ kéo dài từ ngày 17/6 đến ngày 28/6.
Thủ tướng: Chuyển đổi số là công cụ quan trọng để hỗ trợ thực thi công lý

Thủ tướng: Chuyển đổi số là công cụ quan trọng để hỗ trợ thực thi công lý

Chiều 16/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp bộ, ngành của ngành tòa án nhân dân.
Quy trình giải quyết tố cáo với đảng viên là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý

Quy trình giải quyết tố cáo với đảng viên là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý

Theo Quyết định của Bộ Chính trị, Quy trình giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng trực thuộc Trung ương và đảng viên là cán bộ thuộc diện quản lý có 3 bước.

Tin cùng chuyên mục

Thư mừng kỷ niệm 30 năm ngày ký hiệp ước về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Liên bang Nga

Thư mừng kỷ niệm 30 năm ngày ký hiệp ước về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Liên bang Nga

Ngày 16/6, Việt Nam- Liên Bang Nga ký hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị hai nước.
Thủ tướng: Kỳ vọng "mỗi bộ, ngành có một Viettel, mỗi tỉnh, thành có một Becamex"

Thủ tướng: Kỳ vọng "mỗi bộ, ngành có một Viettel, mỗi tỉnh, thành có một Becamex"

Các bộ, ngành quan tâm, đồng hành cùng doanh nghiệp một cách thực chất để "mỗi bộ, ngành có một Viettel, mỗi tỉnh, thành có một Becamex".
Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước

Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước

Chiều 15/6, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước.
Điều động bổ nhiệm nhân sự chủ chốt Bộ Công Thương và nhiều tỉnh, thành

Điều động bổ nhiệm nhân sự chủ chốt Bộ Công Thương và nhiều tỉnh, thành

Trong tuần qua, Bộ Công Thương và nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã triển khai nhiều quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt.
Thủ tướng: Phát triển nhà ở xã hội, tăng sử dụng cầu cạn với các cao tốc

Thủ tướng: Phát triển nhà ở xã hội, tăng sử dụng cầu cạn với các cao tốc

Đẩy mạnh đầu tư công, xây dựng kết cấu hạ tầng chiến lược, phát triển nhà ở xã hội, sử dụng cầu cạn bê tông cốt thép, hoàn thiện cơ chế chính sách,...
Thủ tướng chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất vật liệu xây dựng

Thủ tướng chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất vật liệu xây dựng

Sáng 15/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng.
Hội đồng thẩm định thông qua Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia

Hội đồng thẩm định thông qua Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia

Hội đồng Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã nhất trí thông qua dự thảo Quy hoạch để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Việt Nam lần đầu tiên ứng cử vị trí thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật Biển

Việt Nam lần đầu tiên ứng cử vị trí thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật Biển

PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao ứng cử vào vị trí thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật Biển nhiệm kỳ 2026-2035.
Bộ Quốc phòng: Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Quốc phòng: Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Quốc phòng là cơ quan được giao tổ chức lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt người hiến máu tình nguyện tiêu biểu toàn quốc

Chủ tịch Quốc hội gặp mặt người hiến máu tình nguyện tiêu biểu toàn quốc

Nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Quốc tế người hiến máu, chiều 14/6, Chủ tịch Quốc hội đã gặp mặt người hiến máu tình nguyện tiêu biểu toàn quốc năm 2024.
Thủ tướng yêu cầu phát động phong trào thi đua 500 ngày để hoàn thành 3.000 km cao tốc

Thủ tướng yêu cầu phát động phong trào thi đua 500 ngày để hoàn thành 3.000 km cao tốc

Cả nước có 2.001 km đường bộ cao tốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phát động phong trào thi đua 500 ngày hoàn thành 3.000 km cao tốc trước ngày 31/12/2025.
Đoàn khảo sát Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng làm việc với một số đơn vị

Đoàn khảo sát Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng làm việc với một số đơn vị

Ngày 14/6, Đoàn khảo sát Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng làm việc với tỉnh Quảng Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chủ tịch nước Tô Lâm làm việc với hệ thống Tòa án nhân dân

Chủ tịch nước Tô Lâm làm việc với hệ thống Tòa án nhân dân

Sáng 14/6, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Tô Lâm đã làm việc với Tòa án nhân dân Tối cao và kết nối trực tuyến hệ thống Tòa án nhân dân toàn quốc.
Bà Rịa - Vũng Tàu ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, nâng cao cuộc sống người dân

Bà Rịa - Vũng Tàu ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, nâng cao cuộc sống người dân

Đây là phát biểu và cũng là mong muốn của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đối với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời gian tới.
Bộ Quốc phòng: Tổ chức hội thảo về tình đoàn kết Việt Nam – Lào – Campuchia

Bộ Quốc phòng: Tổ chức hội thảo về tình đoàn kết Việt Nam – Lào – Campuchia

Bộ Quốc phòng tổ chức Hội thảo khoa học cấp Quốc gia về “Tình đoàn kết ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia” do Đại tướng Phan Văn Giang làm chủ nhiệm đề tài.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân viếng Đền thờ nữ Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân viếng Đền thờ nữ Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu

Sáng 14/6, Phó Chủ nước Võ Thị Ánh Xuân đã đến đặt vòng hoa, dâng hương viếng Tượng đài và Đền thờ nữ Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Ban Tổ chức trung ương phải xứng đáng là “then chốt của then chốt”

Ban Tổ chức trung ương phải xứng đáng là “then chốt của then chốt”

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường mong rằng, Ban Tổ chức trung ương không ngừng nâng cao chất lượng công tác tham mưu chiến lược.
Thủ tướng: Thi đua hoàn thành 3.000 km đường cao tốc trước ngày 31/12/2025

Thủ tướng: Thi đua hoàn thành 3.000 km đường cao tốc trước ngày 31/12/2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết sẽ phát động phong trào thi đua hoàn thành mục tiêu 3.000 km đường cao tốc trước ngày 31/12/2025.
Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Mỹ tại Việt Nam

Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Mỹ tại Việt Nam

Chiều 13/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc E. Knapper.
Thủ tướng Chính phủ phân công nhiệm vụ các Phó Thủ tướng

Thủ tướng Chính phủ phân công nhiệm vụ các Phó Thủ tướng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 506/QĐ-TTg ngày 13/6/2024 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động