Đại biểu Quốc hội: Đề xuất rút bảo hiểm xã hội 50% thay vì một lần

Để tránh trục lợi bảo hiểm xã hội, đại biểu Quốc hội đề nghị tích hợp 2 phương án được Chính phủ trình Quốc hội chi trả bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Đóng bảo hiểm xã hội 10 năm được hưởng lương hưu bao nhiêu? Đề xuất lấy ý kiến về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần Vì sao số người rút bảo hiểm xã hội một lần chủ yếu là nữ?

Sáng ngày 27/5, tiếp tục Chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Trước đó, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Đại biểu Quốc hội: Đề xuất rút bảo hiểm xã hội 50% thay vì một lần
Sáng 27/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi (Ảnh:quochoi.vn)

Theo đó, Chính phủ trình Quốc hội hai phương án chi trả bảo hiểm xã hội cho người lao động gồm:

Phương án 1: Nhóm 1, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước khi Luật có hiệu lực (dự kiến 01/7/2025), sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm và có đề nghị thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần như quy định hiện hành (Nghị quyết số 93/2015/QH13). Nhóm 2, người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày Luật có hiệu lực trở đi thì không được áp dụng quy định điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần như quy định tại Nghị quyết số 93/2015/QH13.

Phương án 2: Người lao động được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Cần đánh giá tác động của phương án

Góp ý liên quan đến nội dung trên, đại biểu Trần Thị Hoa Ry - đoàn Bạc Liêu cơ bản nhất trí với Báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc tiếp thu, chỉnh sửa Luật Bảo hiểm xã hội.

Đối với điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần, đại biểu Trần Thị Hoa Ry cho đây là vấn đề khó, phức tạp và được nhiều đại biểu Quốc hội cũng như người lao động quan tâm. Theo đại biểu Trần Thị Hoa Ry, phương án 1 là phương án tối ưu nhất, tuy nhiên phương án 1 lại tạo ra lát cắt, chia thành 02 nhóm tham gia bảo hiểm xã hội trước và sau ngày Luật này có hiệu lực.

Mặc dù cho rằng đây là phương án tối ưu song đại biểu Trần Thị Hoa Ry nhận thấy vẫn cần bổ sung các đánh giá tác động cho kỹ hơn, toàn diện hơn, đặc biệt là ý kiến của người lao động về vấn đề này trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể và ngừng hoạt động tăng mạnh, tình trạng sa thải, cắt giảm lao động diễn ra tại nhiều địa phương.

Đại biểu Quốc hội: Đề xuất rút bảo hiểm xã hội 50% thay vì một lần
Đại biểu Trần Thị Hoa Ry góp ý tại hội trường (Ảnh:quochoi.vn)

Bên cạnh đó, trong tháng 4 vừa qua, việc rút bảo hiểm xã hội một lần đã tăng 39% trong quý I năm 2024. Theo đại biểu Trần Thị Hoa Ry, đây là mức tăng cao nhất trong nhiều năm qua, nếu không có giải pháp hiệu quả, khả thi thì chắc chắn trong thời gian tới, việc rút bảo hiểm xã hội một lần sẽ tăng thêm. Do đó, việc cho rằng phương án 1 không làm ảnh hưởng tới 18 triệu lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội là chưa chính xác.

Đối với phương án 2, cần tiếp tục hoàn thiện, vì không nên quy định sau 12 tháng mới nghiên cứu, xem xét việc rút bảo hiểm xã hội một lần của người lao động. Bởi việc rút bảo hiểm xã hội một lần đáp ứng nhu cầu cấp bách của người lao động khi mất việc làm, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Đại biểu Trần Thị Hoa Ry đề xuất giảm thời gian xem xét xuống từ 03 đến 06 tháng để đảm bảo người lao động duy trì cuộc sống trong điều kiện khó khăn.

Liên quan đến việc người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Đại biểu Trần Thị Hoa Ry cho rằng quy định này là chưa rõ ràng và đề nghị đối với vấn đề này nên kết hợp giữa phương án 1 và phương án 2, người lao động có quyền rút bảo hiểm một lần đối với khoản đóng trực tiếp (8%) theo thời gian thực đóng. Phương án trên đảm bảo nguyên tắc có đóng có hưởng. Người lao động chỉ trực tiếp đóng 8%, còn 14% là do người sử dụng lao động đóng. Phần 14% được xem là nguồn đóng để cho người lao động nhằm đảm bảo chế độ hưu trí và người lao động chỉ được hưởng khoản này khi đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp hưu trí.

Đại biểu Quốc hội: Đề xuất rút bảo hiểm xã hội 50% thay vì một lần
Đại biểu Phan Thái Bình tranh luận tại hội trường (Ảnh:quochoi.vn)

Phát biểu tranh luận về vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần, đại biểu Phan Thái Bình - đoàn Quảng Nam nêu rõ, 2 phương án Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề xuất đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai phương án này là thời điểm tham gia đóng bảo hiểm xã hội của người lao động là trước hoặc sau khi luật có hiệu lực. Nếu đóng bảo hiểm trước ngày 01/7/2025 thì được hưởng bảo hiểm xã hội rút một lần, sau ngày này thì không được hưởng.

Đại biểu nhấn mạnh, nhu cầu rút bảo hiểm xã hội một lần là nhu cầu cấp thiết, hợp pháp và hợp lý của người lao động, không phụ thuộc vào thời điểm đóng bảo hiểm xã hội trước hay sau khi luật này có hiệu lực.

Do đó, để phát huy tối đa ưu điểm cũng như hạn chế tối đa những hạn chế của hai phương án, đại biểu đề xuất tích hợp hai phương án trên theo đề nghị của đại biểu Trần Thị Hoa Ry. Từ đó, giải quyết được vấn đề trước mắt theo yêu cầu của người lao động. Về lâu dài sẽ giải quyết được vấn đề đảm bảo an sinh xã hội.

Đề xuất rút bảo hiểm xã hội 50% thay vì một lần

Cũng đồng quan điểm với các ý kiến trên, trao đổi với phóng viên bên lề hành lang Quốc hội đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga – đoàn Hải Dương phân tích, ở nhiều nước trên thế giới không có quy định rút bảo hiểm xã hội một lần, chúng ta đang mở rộng mạng lưới an sinh xã hội nếu cứ cho rút một lần thì cứ mở rộng được một người, một người rút thì sẽ rất khó.

Đại biểu Quốc hội: Đề xuất rút bảo hiểm xã hội 50% thay vì một lần
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga trả lời phóng viên bên lề hành lang Quốc hội (Ảnh: Thu Hường)

"Ở Việt Nam chúng ta chưa làm được điều đó, vì thu nhập của người lao động còn đang thấp, với bối cảnh kinh tế hiện nay, nhiều trường hợp người lao động có thời điểm không có nguồn thu nhập, nguồn tiền nào để sinh sống, tiền bảo hiểm xã hội là tiền để dành, đến bước cuối cùng họ rút bảo hiểm xã hội là cực chẳng đã, nếu quy định cứng sẽ gây khó cho người lao động"- đại biểu Nga chia sẻ.

Theo đại biểu Nga, nếu cho rút như bây giờ sẽ dẫn đến trục lợi chính sách, vì người lao động đóng tiền bảo hiểm xã hội chỉ phải nộp 7%, 18% còn lại là do người sử dụng lao động đóng, nhưng khi được rút, người lao động rút cả 25%.

'Có những người chưa đến mức cấp bách phải rút tiền bảo hiểm xã hội một lần, nhưng thấy có lợi, đặc biệt hiện nay chúng ta quy định số năm tham gia bảo hiểm bắt buộc ngắn (dự thảo quy định 15 năm), ví dụ có người tham gia bảo hiểm xã hội sớm họ đủ 15 năm họ rút, sau đó họ lại tham gia tiếp để đủ 15 năm. Như vậy, chúng ta sẽ bị trục lợi chính sách và không thể phát triển được hệ thống an sinh, theo đó sẽ phải quy định như thế nào?'- đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương nhấn mạnh.

Theo đại biểu Nga, 2 phương án đưa ra trong dự thảo luật, phương án nào cũng có ưu, nhược điểm, đề nghị kết hợp 2 phương án.

Theo đó, đối với người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội rồi không có nhu cầu rút bảo hiểm xã hội một lần, trước khi luật này có hiệu lực thì được rút bình thường.

"Nhưng khi Luật này có hiệu lực thì cần quy định khống chế người lao động được rút không quá 50% số thời gian đã đóng"- đại biểu Nga đề nghị.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cũng lưu ý về 2 phương án, dự thảo luật mới chỉ đưa ra được rút không quá 50% số thời gian đóng nhưng số phần trăm đóng đó khác nhau cơ bản về tiền. Ví dụ, anh A khi mới tham gia bảo hiểm lương thấp thì đóng ít, đến giai đoạn 10 năm sau anh A tham gia bảo hiểm số tiền đóng nhiều hơn. Luật quy định 50% số thời gian là số thời gian nào? Giai đoạn đầu, giai đoạn giữa hay giai đoạn cuối?

"Tôi đề xuất quy định cho giai đoạn đầu, người lao động mới tham gia số tiền đóng chưa nhiều thì để cho người lao động rút phần đó, 50% sau chúng ta vẫn bảo lưu để giữ cho người lao động vẫn còn được tham gia hệ thống an sinh xã hội, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động"- đại biểu Nga đề nghị.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm xã hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ tịch nước Tô Lâm: Tổng thống Nga Putin thăm Việt Nam là dấu mốc quan trọng

Chủ tịch nước Tô Lâm: Tổng thống Nga Putin thăm Việt Nam là dấu mốc quan trọng

Chủ tịch nước Tô Lâm nhận định chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt-Nga.
Bộ trưởng Bộ Tài chính nói gì về áp dụng thuế giá trị gia tăng đối với phân bón?

Bộ trưởng Bộ Tài chính nói gì về áp dụng thuế giá trị gia tăng đối với phân bón?

Tại phiên họp tổ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã giải trình một số vấn đề liên quan về áp dụng thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với phân bón.
Nhiều kỳ vọng từ chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin tới Việt Nam

Nhiều kỳ vọng từ chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin tới Việt Nam

Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 19-20/6.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Đề xuất độ tuổi hành nghề của công chứng viên đến 70 tuổi

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Đề xuất độ tuổi hành nghề của công chứng viên đến 70 tuổi

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) quy định độ tuổi hành nghề của công chứng viên là đến 70 tuổi.
Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số

ĐBQH nhất trí với sự cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tin cùng chuyên mục

Lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định Luật Kinh doanh bất động sản

Lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định Luật Kinh doanh bất động sản

Bộ Xây dựng được giao tiếp tục làm việc với các bộ, ngành, chuyên gia để chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo Nghị định quy định Luật Kinh doanh bất động sản.
Đề xuất không thu thuế với quà tặng nhập khẩu: Cần có chính sách phù hợp

Đề xuất không thu thuế với quà tặng nhập khẩu: Cần có chính sách phù hợp

Chủ nhiệm Uỷ ban TCNS của Quốc hội đề nghị cần có chính sách phù hợp và bao quát các nguồn thu đối với quà tặng, quà biếu nhập khẩu giá trị nhỏ.
Thủ tướng: Kỷ luật 4 nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh

Thủ tướng: Kỷ luật 4 nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thi hành kỷ luật đối với 4 nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.
Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân ở Định Công (Hà Nội) và Bắc Giang

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân ở Định Công (Hà Nội) và Bắc Giang

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 17/6/2024 về vụ cháy nhà dân tại Định Công, Hà Nội và Đa Mai, Bắc Giang.
Đại biểu lo chi phí đầu tư và thời gian thi công dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Đại biểu lo chi phí đầu tư và thời gian thi công dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Sáng 17/6, tiếp tục Kỳ họp thứ 2, Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Bắc- Nam phía Tây đoạn qua Gia Nghĩa – Chơn Thành.
Đề xuất bù từ ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các dự án bị ảnh hưởng khi làm cao tốc Bắc-Nam

Đề xuất bù từ ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các dự án bị ảnh hưởng khi làm cao tốc Bắc-Nam

Đó là thông tin từ Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải tại phiên thảo luận sáng 17/6 ở hội trường về chủ trương đầu tư dự án cao tốc Gia Nghĩa- Chơn Thành.
Sáng 17/6, bắt đầu đợt 2 Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, xem xét nhiều nội dung quan trọng

Sáng 17/6, bắt đầu đợt 2 Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, xem xét nhiều nội dung quan trọng

Ngày 17/6/2024, tại Nhà Quốc hội, Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa XV bước vào làm việc đợt 2. Dự kiến đợt 2 sẽ kéo dài từ ngày 17/6 đến ngày 28/6.
Thủ tướng: Chuyển đổi số là công cụ quan trọng để hỗ trợ thực thi công lý

Thủ tướng: Chuyển đổi số là công cụ quan trọng để hỗ trợ thực thi công lý

Chiều 16/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp bộ, ngành của ngành tòa án nhân dân.
Quy trình giải quyết tố cáo với đảng viên là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý

Quy trình giải quyết tố cáo với đảng viên là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý

Theo Quyết định của Bộ Chính trị, Quy trình giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng trực thuộc Trung ương và đảng viên là cán bộ thuộc diện quản lý có 3 bước.
Thư mừng kỷ niệm 30 năm ngày ký hiệp ước về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Liên bang Nga

Thư mừng kỷ niệm 30 năm ngày ký hiệp ước về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Liên bang Nga

Ngày 16/6, Việt Nam- Liên Bang Nga ký hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị hai nước.
Thủ tướng: Kỳ vọng "mỗi bộ, ngành có một Viettel, mỗi tỉnh, thành có một Becamex"

Thủ tướng: Kỳ vọng "mỗi bộ, ngành có một Viettel, mỗi tỉnh, thành có một Becamex"

Các bộ, ngành quan tâm, đồng hành cùng doanh nghiệp một cách thực chất để "mỗi bộ, ngành có một Viettel, mỗi tỉnh, thành có một Becamex".
Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước

Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước

Chiều 15/6, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước.
Điều động bổ nhiệm nhân sự chủ chốt Bộ Công Thương và nhiều tỉnh, thành

Điều động bổ nhiệm nhân sự chủ chốt Bộ Công Thương và nhiều tỉnh, thành

Trong tuần qua, Bộ Công Thương và nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã triển khai nhiều quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt.
Thủ tướng: Phát triển nhà ở xã hội, tăng sử dụng cầu cạn với các cao tốc

Thủ tướng: Phát triển nhà ở xã hội, tăng sử dụng cầu cạn với các cao tốc

Đẩy mạnh đầu tư công, xây dựng kết cấu hạ tầng chiến lược, phát triển nhà ở xã hội, sử dụng cầu cạn bê tông cốt thép, hoàn thiện cơ chế chính sách,...
Cảnh cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Hải quan

Cảnh cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Hải quan

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tổng cục Hải quan và một số cán bộ liên quan.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất vật liệu xây dựng

Thủ tướng chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất vật liệu xây dựng

Sáng 15/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng.
Hội đồng thẩm định thông qua Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia

Hội đồng thẩm định thông qua Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia

Hội đồng Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã nhất trí thông qua dự thảo Quy hoạch để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Việt Nam lần đầu tiên ứng cử vị trí thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật Biển

Việt Nam lần đầu tiên ứng cử vị trí thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật Biển

PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao ứng cử vào vị trí thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật Biển nhiệm kỳ 2026-2035.
Bộ Quốc phòng: Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Quốc phòng: Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Quốc phòng là cơ quan được giao tổ chức lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt người hiến máu tình nguyện tiêu biểu toàn quốc

Chủ tịch Quốc hội gặp mặt người hiến máu tình nguyện tiêu biểu toàn quốc

Nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Quốc tế người hiến máu, chiều 14/6, Chủ tịch Quốc hội đã gặp mặt người hiến máu tình nguyện tiêu biểu toàn quốc năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động