Thứ sáu 27/12/2024 05:19

Bộ Thông tin và Truyền thông nêu giải pháp xử lý vấn nạn cuộc gọi rác

Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để triển khai đồng bộ các giải pháp hạn chế tình trạng cuộc gọi rác.

Tại cuộc họp báo mới đây của Bộ Thông tin và Truyền thông, một trong những vấn đề được phóng viên nêu ra đó là quá trình xử lý sim rác hiện nay đã được thực hiện ra sao? Bởi, trên thực tế hiện nay nhiều người phản ánh vẫn nhận được các cuộc gọi của các số điện thoại lạ, thậm chí có hiện tên người gọi nhưng người nhận không hề quen biết.

Họp báo Bộ Thông tin và Truyền thông

Trả lời vấn đề này, đại diện Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, về cơ bản SIM điện thoại chỉ là một công cụ (tương tự như thư điện tử, thư tay…) được sử dụng để liên lạc, truyền thông tin và với sự phát triển của dịch vụ di động, bên cạnh các mặt tích cực thì cũng đã phát sinh các hành vi lợi dụng các ưu điểm của dịch vụ di động (sự phổ cập, dễ tiếp cận, giá thành rẻ…) để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật (gọi rác, tin nhắn rác,…), đây cũng là hiện tượng phổ biến trên thế giới.

Đơn cử trong quý II/2023, hệ thống của Hiya trên toàn cầu đã ghi nhận 6,5 tỷ cuộc gọi bị phản ánh là cuộc gọi không mong muốn (cuộc gọi rác/cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo) - tương ứng trung bình 70 triệu cuộc/ngày.

Trong thực tế, tin nhắn rác, cuộc gọi rác, bên cạnh việc bị phát tán từ các thuê bao không chính chủ mà Bộ đã và đang chỉ đạo các doanh nghiệp triển khai xử lý, thì còn có thể xuất từ chính các thuê bao chính chủ (điển hình là các trường hợp thuê bao cố định có dấu hiệu phát tán cuộc gọi rác đang có xu hướng gia tăng sau khi Bộ tăng cường công tác xử lý SIM thuê bao di động).

"Do vậy, tương tự như việc ngăn chặn rác, xử lý tội phạm trong không gian thực hiện nay, để ngăn chặn tối đa tình trạng phát tán cuộc gọi rác trên không gian mạng cần sự chủ động vào cuộc của cơ quan, tổ chức có liên quan và của chính người dân" - đại diện Cục Viễn thông cho hay.

Chẳng hạn như, các cơ quan, tổ chức (các trường học, ngân hàng, bệnh viện) cần chủ động triển khai các biện pháp, các kênh liên lạc chính thống, phổ biến tuyên truyền đến người sử dụng.

Các Bộ Công Thương, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có các biện pháp xử lý, ràng buộc trách nhiệm của các đơn vị cung ứng dịch vụ, sản phẩm khi thực hiện quảng cáo qua các kênh không được phép - bao gồm việc thuê/sử dụng cuộc gọi quảng cáo không được đăng ký theo quy định (tương tự như việc quảng bá sản phẩm trên các trang mạng/kênh youtube có hành vi vi phạm).

Về phía người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ thông tin cá nhân, tầm quan trọng của việc sử dụng SIM chính chủ (khi mà SIM điện thoại hiện đã gắn với rất nhiều hoạt động hàng ngày như Vneid, thanh toán số…); chủ động nâng cao ý thức cảnh giác khi nghe/thực hiện theo các yêu cầu từ số máy lạ (không có trong danh bạ); chủ động cài đặt, sử dụng các dịch vụ chặn lọc/cảnh báo cuộc gọi rác/cuộc gọi lạ do nhà mạng cung cấp (dịch vụ hộp thư thoại…).

“Trong thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để triển khai đồng bộ các giải pháp hạn chế tình trạng cuộc gọi rác” - đại diện Cục Viễn thông nhấn mạnh.

Tại buổi họp báo, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông cũng khẳng định đang quyết liệt xử lý tình trạng SIM không đúng thông tin thuê bao, SIM không chính chủ.

Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cung cấp nhiều thông tin, số liệu mới về việc chặn lọc SIM rác, SIM không chính chủ. Tiến hành đối soát với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ đã xử lý và lọc ra 19,6 triệu thuê bao có thông tin không trùng khớp. Sau khi thông báo, đã có 7,15 triệu thuê bao tiến hành chuẩn hóa lại thông tin.

Đến nay, các doanh nghiệp viễn thông đã loại bỏ 12,5 triệu SIM không chính chủ trên hệ thống. Đây là các SIM mà chủ thuê bao không tiến hành cập nhật, chuẩn hóa lại thông tin dù đã quá hạn.

Số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông còn cho thấy, hàng tháng có 1,5 triệu thuê bao mới xuất hiện trên thị trường. Cơ bản các thuê bao mới đều đã được đối soát với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Trong đó, 3 nhà mạng lớn là Viettel, VNPT, MobiFone chiếm 85% thuê bao phát triển mới. Các nhà mạng này đã kết nối trực tiếp tới cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Khi đăng ký thuê bao mới, các thuê bao của 3 nhà mạng này sẽ được đối soát online, nếu khớp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thuê bao mới được chấp nhận.

Các nhà mạng còn lại như Vietnamobile, Wintel, Itel... hiện chiếm 15% tổng lượng thuê bao mới ra thị trường hàng tháng. Những nhà mạng này chưa kết nối được với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Định kỳ hàng tháng, các nhà mạng sẽ phải gửi số liệu về thuê bao mới đến Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong trường hợp sau quá trình đối soát, nếu thuê bao mới không đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thuê bao sẽ bị xóa khỏi hệ thống.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tin cùng chuyên mục

Chương trình bình chọn Xe của năm 2025 chính thức 'mở cổng'

Giám sát chương trình triệu hồi gần 4.150 xe Ford Explorer lỗi ốp trụ

Hơn 200 trường học trên cả nước áp dụng hệ thống lớp học thông minh Nexta

Honda Việt Nam triệu hồi 31 ‘xế phượt’ Africa Twin CRF1100

Ba 'ông lớn' trong làng ô tô Nhật Bản: Nissan, Honda, và Mitsubishi Motors để ngỏ khả năng 'về chung nhà'

Embraer tham dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Đại hội Honda Biker Rally 2025: Sự kiện quy tụ hơn 1.000 bikers trên khắp cả nước

Công bố 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2024

Tập đoàn ô tô đầu tư 168 triệu USD tại Việt Nam vượt mốc doanh số 3 triệu xe toàn cầu

Doanh nghiệp ‘bắt tay’ nâng cao hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực công nghệ dữ liệu

Đấu tranh quyết liệt ngăn chặn tin giả, thông tin xấu độc trên mạng xã hội

Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội: Giải quyết các vấn đề thực tiễn qua nghiên cứu khoa học

30 chiếc Suzuki Jimny tham gia cuộc đua địa hình từ TP. Hồ Chí Minh đến Đồng Nai

Các xu hướng đe dọa mạng mới cần theo dõi trong năm 2025 và sau đó

HPT D-DAY 2024: Chia sẻ công nghệ tiên tiến và chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đang bước sang giai đoạn mở rộng quy mô, chiều sâu

Triển lãm Quốc phòng: Bắt gặp mẫu siêu xe điện Jaguar I-Pace thuộc sở hữu của Đại sứ quán Anh

Lý do tỷ phú Phạm Nhật Vượng dừng VinFast VF 8 với dịch vụ taxi Xanh SM Luxury

Hai hãng ô tô Honda và Nissan sắp về chung một nhà?

Ký kết hợp tác chiến lược, thúc đẩy tăng trưởng ngành logistics Việt Nam