Chủ nhật 29/12/2024 05:18

Bộ Tài chính đề nghị cho SCIC bán tiếp cổ phần giá “vượt trần”

Ngày 3/10, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ về việc bán vốn của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tại các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM.
Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo SCIC khẩn trương bán vốn Nhà nước tại một số doanh nghiệp lớn, trong đó có Vinamilk, theo hướng công khai, minh bạch, chống lợi ích nhóm, bảo đảm bán được giá cao nhất

Theo Bộ Tài chính, thời gian qua, cơ chế bán vốn của SCIC tại các doanh nghiệp được thực hiện theo Nghị định 151 (năm 2013).

Theo đó, với trường hợp bán cổ phần theo phương thức thỏa thuận ngoài Sở Giao dịch chứng khoán, Sàn UPCoM (thực hiện chuyển nhượng qua Trung tâm Lưu ký chứng khoán - VSD) nếu giá bán thỏa thuận ngoài biên độ (vượt trần), SCIC có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán, đề nghị chấp thuận chuyển nhượng và thực hiện thủ tục chuyển nhượng qua VSD theo quy định.

Về giá bán, giá bán cổ phần tại các doanh nghiệp đã niêm yết phải bằng hoặc cao hơn giá hạch toán trên sổ sách kế toán của SCIC, đồng thời không thấp hơn giá sàn giao dịch trên thị trường tại ngày bán hoặc ngày ký hợp đồng bán cổ phần.

Theo thống kê, từ năm 2014-2015, giá trị vốn đầu tư SCIC hạch toán trên sổ sách kế toán là 211.499 tỷ đồng, giá trị bán vốn thu về là 757.904 tỷ đồng, chêch lệch bán vốn là hơn 565.215 tỷ đồng, chênh lệch giữa giá trị thu về so với giá trị tính theo mức giá trần của mã chứng khoán tại ngày chuyển nhượng là 371.236 tỷ đồng.

Đáng chú ý, SCIC đã triển khai bán vốn thành công tại 12 doanh nghiệp niêm yết theo phương thức bán thỏa thuận ngoài hệ thống sở giao dịch chứng khoán, sàn UPCoM, với giá bán nằm ngoài biên độ giá giao dịch của mã chứng khoán tại ngày chuyển nhượng. Bộ Tài chính cho rằng, quy định cho phép SCIC thực hiện thoái vốn tại các doanh nghiệp đã niêm yết với giá bán ngoài biên độ (vượt trần) thông qua VSD là phù hợp với quy định của pháp luật về chứng khoán.

Bên cạnh đó, quy định xác định giá bán cổ phần tối thiểu bằng hoặc cao hơn giá vốn cổ phần hạch toán của SCIC tại quy chế bán vốn của SCIC được cho là không vi phạm nguyên tắc bảo toàn vốn của doanh nghiệp Nhà nước, giúp SCIC đẩy nhanh quá trình bán vốn tại các doanh nghiệp không cần nắm giữ.

Do đó, Bộ Tài chính đề nghị Chính phủ cho phép SCIC được tiếp tục áp dụng cơ chế bán vốn của SCIC tại các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM.

Theo VnEconomy
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tài chính

Tin cùng chuyên mục

D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

Dòng vốn 3.000 tỷ đồng kỳ vọng vực dậy DIC Corp

Đón 'sóng' thoái vốn nhà nước của VNSteel, nhà đầu tư trúng đậm

VNDirect: Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở mức hấp dẫn

Ban hành Thông tư hướng dẫn cơ chế, chính sách về giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán

Các quỹ ETF tại Việt Nam ghi nhận rút ròng hơn 1.341 tỷ đồng trong tháng 11/2024

Huy động được 323.006,5 tỷ đồng qua đấu thầu trái phiếu Chính phủ

'Hét' giá cao ngất ngưởng, phi vụ bán vốn Amata Biên Hòa của Sonadezi vắng khách

Lợi nhuận bứt phá của FPT Shop khiến giới phân tích tăng dự phóng thêm 50%

Công ty Du lịch Thành Thành Công ‘hút' 500 tỷ đồng trái phiếu

Cổ phiếu HVN 'cất cánh': Giá trị phản ánh sự chuyển mình của Vietnam Airlines

Cổ phiếu của Quốc Cường Gia Lai tăng trần sau tin bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại

Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024

Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

Cổ phiếu MZG của Công ty Cổ phần Miza chính thức lên sàn UPCoM HNX

Thị trường chứng khoán tuần tới: Nhà đầu tư đang chờ đợi tín hiệu hạ nhiệt của tỷ giá

Trái phiếu doanh nghiệp chậm trả giảm mạnh trong 10 tháng

Tháng 10, HNX đã huy động thành công 30.575 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

Tác động của bầu cử Tổng thống Mỹ đến thị trường chứng khoán Việt Nam ra sao?

Thị trường chứng khoán Việt Nam thêm cơ hội nâng hạng nhờ Thông tư 68