Chủ nhật 24/11/2024 02:19

Bộ Nội vụ đề xuất 7 trường hợp miễn nhiệm công chức lãnh đạo

Bộ Nội vụ đã rà soát, chỉnh lý và thể chế hóa một số quy định của Bộ Chính trị mới ban hành; bảo đảm thống nhất với quy định của Đảng về từ chức, miễn nhiệm.

Bộ Nội vụ cho biết mới trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 138/2020/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Nghị định số 06/2023/NĐ-CP về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Dự thảo nghị định đã được đưa ra lấy ý kiến của các thành viên Chính phủ và tất cả 23 ý kiến đều thống nhất thông qua.

Trong đó, Bộ Nội vụ đã rà soát, chỉnh lý và thể chế hóa một số quy định của Bộ Chính trị mới ban hành; bảo đảm thống nhất với quy định của Đảng về từ chức, miễn nhiệm.

Bộ Nội vụ thống nhất với quy định của Đảng về từ chức, miễn nhiệm. Ảnh: Chinhphu.vn

Dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Điều 66 Nghị định 138 về ''Miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý''. Việc xem xét miễn nhiệm được thực hiện trong 7 trường hợp. Một là bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách nhưng uy tín giảm sút không thể tiếp tục đảm nhiệm chức vụ. Hai là bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo 2 lần trở lên trong cùng thời hạn bổ nhiệm.

Ba là có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định (đối tượng, quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền). Bốn là có 2 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

Năm là bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ''tự diễn biến'', ''tự chuyển hóa''; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác. Sáu là bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm. Bảy là công chức lãnh đạo, quản lý là người đứng đầu để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng.

Đồng thời, xem xét miễn nhiệm với các trường hợp khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Điều 65 Nghị định 138 về ''Từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý''. Việc xem xét từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được thực hiện trong các trường hợp: Tự nguyện thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ sức khỏe, uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng; có trên 50% nhưng không quá 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định (đối tượng, quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền).

Cùng với đó, công chức lãnh đạo, quản lý là người đứng đầu lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực thì tùy tính chất, mức độ sai phạm, cấp có thẩm quyền xem xét cho từ chức. Công chức lãnh đạo quản lý là người đứng đầu để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng cũng thuộc trường hợp xem xét từ chức. Dự thảo nghị định quy định thêm trường hợp bị xem xét từ chức ''vì các lý do chính đáng khác''.

Dự thảo nghị định cũng quy định không xem xét cho từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý nếu thuộc một trong 2 trường hợp. Một là đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; nếu từ chức ngay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của Đảng và Nhà nước. Hai là đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra hoặc đang bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.

Dự thảo nghị định về quy trình xem xét cho từ chức nêu rõ đầu tiên công chức lãnh đạo, quản lý có đơn từ chức. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn từ chức, cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức đang công tác có trách nhiệm trao đổi với công chức và báo cáo cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất của cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định việc cho công chức từ chức; trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày làm việc.

Công chức không có đơn từ chức nhưng thuộc một trong các trường hợp bị xem xét từ chức thì cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc bố trí công tác khác phù hợp.

Công chức từ chức chưa được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức đang công tác hoặc cấp có thẩm quyền đồng ý thì vẫn phải tiếp tục thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi từ chức, nếu có nguyện vọng công tác thì cấp có thẩm quyền căn cứ vào năng lực, đạo đức, kinh nghiệm để xem xét bố trí công tác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trần Đình
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Nội vụ

Tin cùng chuyên mục

Ngành Thanh tra: Phát huy truyền thống, không ngừng phát triển

Nhân sự 22/11: Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thay nhân sự chủ chốt; Bình Phước có tân nữ Bí thư Tỉnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/11/2024: Có gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 23/11/2024: Bắc Bộ nhiệt độ hạ thấp, Nam Bộ ngày nắng

Mức hỗ trợ người có công xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở

Viettel tuyển thẳng 101 tài năng công nghệ từ hơn 3.000 hồ sơ ứng tuyển

Chạy thử nghiệm 3 làn thu phí không dừng tại sân bay Nội Bài

Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức diễn tập cứu hộ, cứu nạn

Liên đoàn Lao động 5 tỉnh đồng bằng sông Hồng bổ sung hơn 2.400 thỏa ước lao động tập thể

Hội thảo khoa học quốc gia ‘Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh'

Tăng 650.000 ghế, hàng không Việt Nam vẫn lo thiếu chỗ dịp Tết

Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ rơi máy bay tại Bình Định

Doanh nghiệp 'bắt tay' với trường đại học đào tạo phát triển nhân tài số

Trao giải cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' năm 2024

Cẩn trọng với tình trạng kháng kháng sinh

Chiến thắng Bình Giã góp phần làm phá sản chiến lược ‘chiến tranh đặc biệt’

Từ năm 2024, bổ sung thêm 2 nhóm giải mới vào Giải Báo chí quốc gia

Phát động giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

Nhân sự ngày 21/11: Công bố lí do kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/11/2024: Biển Đông có gió Đông Bắc hoạt động mạnh